Kết nối kỹ thuật số: Biết chữ trong thế kỷ 21

12:40 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Chín, 2006
Trước thế kỷ 21, "biết chữ" được định nghĩa là khả năng biết đọc biết viết của một người. Nhưng bây giờ, trong thế kỷ 21 của chúng ta - xã hội đang tiến nhanh như vũ bão, bị bao bọc bởi truyền thông, được tự động hoá rất nhiều - thì đòi hỏi phải có một kiểu biết chữ mới, một kiểu biết chữ được định nghĩa rộng rãi hơn nhiều so với khả năng đọc và viết thông thường.

Hiểu biết về kỹ thuật số và hình ảnh là làn sóng tiếp theo của sự chuyên môn hoá giao tiếp. Phần lớn mọi người sẽ có những công nghệ ngay đầu ngón tay của họ để không chỉ giao tiếp mà còn sáng tạo, thao tác, thiết kế và hiện thực hoá.

Trẻ em học những kỹ năng này như một phần cuộc sống của chúng, như học ngôn ngữ mà chúng vẫn học nhưng không nhận ra rằng mình đang học. Còn người lớn nào không lớn lên cùng công nghệ thì vẫn tiếp tục thích nghi dần dần. Người lớn tiếp cận khái niệm "biết chữ" mới giống như khi họ học một thứ tiếng nước ngoài, vừa phức tạp, vừa đầy dấu hỏi.

Khái niệm "biết chữ" mới và giáo dục

Cảnh tượng phổ biến hiện nay là một lớp học với toàn sinh viên hiểu biết về kỹ thuật số, lại do các giảng viên lúng túng về công nghệ và suy nghĩ theo khuôn phép giảng dạy. Mặc dù người ta có đủ tiền để mua thiết bị mới, để xây dựng các lớp học được nối mạng, đặt hàng các phần mềm hiện đại, thì cũng rất ít cơ quan giáo dục nào đã phát triển được những kế hoạch tổng thể về công nghệ để cụ thể hoá các mục tiêu học hành bằng công nghệ, đảm bảo sự hội nhập thành công về công nghệ, thúc đẩy sự hiểu biết về kỹ thuật số và hình ảnh của sinh viên.

... Sinh viên chúng ta là công dân của không gian ảo. Họ hiểu rất rõ về kỹ thuật số. Ngày nay, những kỹ năng công nghệ truyền thông mới sẽ làm cho bảng viết phấn và màn hình chiếu với bút không còn chiếm ưu thế nữa...

Thách thức lớn nhất là vượt qua sự lôi cuốn nhất thời của công nghệ để giảng dạy một cách thực sự. Sử dụng cùng những kỹ năng đã dùng từ nhiều thế kỷ qua - phân tích, tổng hợp, đánh giá - chúng ta phải nhìn vào sự hiểu biết số như một lĩnh vực khác...

Sự hiểu biết kỹ thuật số và thị giác

Để kết nối thành công các con số ở bất kỳ cấp nào trong không gian ảo, chúng ta phải hiểu biết cả về kỹ thuật số và hình ảnh. Theo một báo cáo gần đây của Liên minh Quốc gia về kinh doanh của Uỷ ban Lực lượng lao động Mỹ, sức khoẻ hiện thời và trong tương lai của nền kinh tế Mỹ trong thế kỷ 21 phụ thuộc vào việc người Mỹ biết rộng, hiểu sâu như thế nào về sự biết chữ ở một cung bậc mới - "sự biết chữ của thế kỷ 21".

Mặc dù đã tồn tại nhiều định nghĩa về "sự biết chữ của thế kỷ 21", nghiên cứu của chúng tôi tập trung trước hết vào sự hiểu biết kỹ thuật số và hình ảnh - những thuật ngữ thường tương tác, chồng lấn hoặc chia sẻ nghĩa chung. Sự hiểu biết kỹ thuật số thể hiện khả năng của một người có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả trong một môi trường số, với "số" có nghĩa là những thông tin được thể hiện dưới dạng số và trước hết cho máy tính sử dụng.

Sự "biết chữ" này bao gồm cả khả năng đọc và cắt nghĩa văn bản, âm thanh, hình ảnh, để tái tạo những dữ liệu và hình ảnh thông qua các thao tác số, để đánh giá và áp dụng những kiến thức mới thu nhận được từ những môi trường số.

Môi trường hiểu biết mới

Năng lực bắt đầu bằng việc hiểu biết. Mỗi phương tiện đại diện cho một môi trường duy nhất, đại diện cho cách nhìn thế giới chúng ta từ các góc khác nhau. Nhà xã hội học Marshall McLuhan tạo ra thuật ngữ "phương tiện là thông điệp" (the medium is the message). Thuật ngữ này dường như mang tính tiên đoán trong thực tại công nghệ cao mà chúng ta đang sống.

Ý tưởng cho rằng thế giới mà chúng ta tạo nên hôm nay ngược lại lại tạo nên chúng ta, là một ý tưởng bất biến. Báo chí, truyền hình, máy tính - tất cả là phát minh của con người - giúp tạo nên lòng tin, tầm nhìn và thậm chí cả năng lực của chúng ta. Và từ mỗi phương tiện, chúng ta lại tạo ra thực tế mới.

... Thật mỉa mai là trong khi nhiều người coi việc có nhiều thực tại là mối đe doạ với chúng ta, với con cái chúng ta, thậm chí với nền dân chủ, thì truyền thông mới chỉ đơn giản là một cách nhìn khác về thế giới của chúng ta, về việc tương tác giữa điều này và điều khác, về việc mở chính ta ra để học hỏi những khả năng khác mà trước đây ta chưa bao giờ nhận thức được.

Cuối cùng, sẽ là tốt hơn nhiều nếu có những kỹ năng và khả năng để nắm vững và phân biệt ngay trong một ngôn ngữ phổ biến, so với việc bị gạt ra ngoài và không thể hiểu biết.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • Học cách làm việc

    26/05/2015Hải VănNước Mỹ mỗi năm bị mất khoảng 588 tỉ USD tương đương 5% GDP do tình trạng người lao động Mỹ không tập trung hoàn thành dứt điểm từng công việc một mà cứ đang làm dở việc A lại ngừng lại để suy nghĩ về việc B hay xử lý một việc C chen ngang...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Nghệ thuật giao tiếp

    22/08/2006Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực giao tiếp là điều hiển nhiên. Họ nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không có khiếu đó. Thực ra giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. Thực hành sẽ cải thiện nó...
  • Đường tới thành công

    19/05/2006Về cơ bản, thành công chính là tổng hợp những sự lựa chọn thông minh về nếp sống. Hãy thử thay đổi mình với những thói quen dưới đây để kiểm nghiệm khả năng thành công của bạn...
  • Quản trị thời gian

    25/03/2006ThS. Vũ Quang VịnhThời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian. Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi...
  • 8 cách hay để bắt đầu một ngày làm việc

    06/03/2006Mỗi ngày làm việc đều bắt đầu khác nhau, bạn cần có sự khởi đầu tốt cho mỗi ngày làm việc đó để đạt hiệu quả, tuy nhiên bạn lại không biết nên làm gì trước tiên và bắt đầu nó như thế nào?
  • Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

    04/02/2006Nguyễn Ngọc LinhChỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Để trình bày ngắn gọn, súc tích

    22/10/2005V.AnhTrình bày là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp và kinh doanh hiện đại. Bài viết này giới thiệu một số điểm cần chú ý để trình bày ngắn gọn, xúc tích
  • Để "quản lý" thời gian

    23/09/2005Thời gian có khi trôi vùn vụt mà bạn chưa kịp làm xong điều muốn làm? Có khi lại trôi qua thật nhàn rỗi? Bạn đã biết cách quản lý thời gian?
  • Cùng sáng tạo cuộc đời

    23/09/2005Bích DậuCùng sống: nơi gặp gỡ để nói thật, nghe thật chuyện vui buồn trong cuộc sống. Cùng làm việc: cùng thực hiện những chương trình - các lớp học huấn luyện kỹ năng sống...
  • Lợi mỗi ngày được một giờ

    02/08/2005Số giờ cho mình hưởng mỗi ngày đã nhất định là 24, không thể kéo dài ra hay mua thêm được; muốn có một chút thời gian rảnh rỗi, thì ngoài giải pháp giản dị hoá lối sống chỉ còn có cách khéo tổ chức để làm cho mau xong - mà vẫn có kết quả, vẫn hoàn thành những việc không thể không làm.
  • Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả

    06/07/2005Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Nhưng luôn luôn chúng ta cảm thấy thời gian đó chưa đủ và ta như những kẻ mắc tội đánh cắp thời gian của gia đình và cá nhân. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát?
  • Giành lấy một việc làm phù hợp

    04/07/2005Ngọc AnhCuốn sách "Giành lấy một việc làm phù hợp" đã từng được bầu chọn là một trong hai mươi lăm cuốn sách trên thế giới giúp cho người đọc xác định được nhiệm vụ của mình trong cuộc đời. Còn hơn là việc có được một việc làm, đó còn phải là một việc làm để thay đổi cuộc đời của bạn...
  • Bí quyết biến mục tiêu trở thành hiện thực

    07/07/2005Thành công thường đến khi mục tiêu trở thành một cam kết bên trong mỗi con người. Những nhà nghiên cứu khẳng định rằng không có quan trọng hơn việc viết mục tiêu của bạn ra giấy. Viết ra những mục tiêu đặc biệt và thường xuyên xem xét lại là cách giúp bạn giải phóng được năng lượng, sự sáng tạo và hướng bạn đạt tới mục tiêu đó...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • xem toàn bộ