Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh (2)

Đặng Thai Mai dịch
10:39 CH @ Thứ Bảy - 05 Tháng Ba, 2016

Xem lại:Phần đầu...

Nay đã từng ngửng đầu trông lên, cúi đầu nhìn xuống, trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa nghìn muôn khó khăn, thì thấy chỉ có sáu đường:

Mt là dùng văn t nước nhà. - Văn tự trong thiên hạ bắt đầu từ ba nhà Khư Lư, Thư Tụng và Thương Hiệt 1). Những văn tự mà các nước đồng văn với ta vẫn dùng lối viết từ trên xuống dưới. Văn tự đặt ra là cốt để ghi tiếng nói. Cho nên trong Ân bàn 2), Chu cáo 3)đều là văn bạch thoại; mười lăm thiên Quc phong đều là những tiếng địa phương người Trung Quốc cũng đã nói rồi. Các nước trên địa cầu, nước nào chẳng vậy. Như nước Xiêm, nước Lào, họ còn có thứ văn tự của họ là lối “hài thanh, hữu hành” 4). Nước Nhật gần đây cũng đặt ra thứ chữ riêng của họ. Còn nước ta thì vẫn chưa có. Ấy là một điều rất kỳ! Thiết nghĩ nước ta đời xưa hẳn là cũng có văn tự, chẳng qua lâu ngày thất truyền đi đó thôi.

Gần đây mục sư người Bồ Đào Nha chế ra chữ quốc ngữ, lấy 26 chữ cái châu Âu phối hợp với 6 âm, 11 vần, đánh vần theo lối hài thanh mà đọc ra tiếng ta, rất là giản dị, nhanh chóng. Tưởng nên một loạt học theo. Phàm người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên, để cho trong thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con cũng đều biết chữ: và người ta có thể dùng quốc ngữ để ghi việc đời xưa, chép việc đời nay và thư từ thì có thể chuốt lời và đạt ý. Đó thực là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy.


Học trò xếp hàng trước khi vào lớp

Hai là hiu đính sách v. - Nước ta từ xưa tới giờ, các nhà viết văn kể cũng khá nhiều, như Khâm đnh Vit s cương mc, như Thc lc, Lit truyn, Nht thng chí, Lch triu chí, Vân đài loi ng, Công h kiến văn, Đa dư chí, Gia Đnh chí, Ngh An phong th thoi, Đ Bàn thành ký, Hưng Hóa thp lc châu ký, Phú Man tp lc, v.v.… đều đủ để cung cấp tài liệu về sơn xuyên, phong tục, văn vật, điển chương và để cho người sau mượn đó làm gương nữa. Vậy mà người mình, một khi đi học là đọc ngay sách Tàu, bỏ sách nước ta không nhìn đến! “Tịch Đàm vong tổ” 5), thật đáng thương thay!

Nghĩ lại, sách Tàu chép chuyện Tàu, đã không quan hệ gì với ta cho lắm, rồi đến những thứ mà các tiên nho đời Tống, đời Minh vẫn gọi là vây cánh cho kinh điển thánh hiềm đại loại như các tập Tiu thuyết, Tn nghi, Đính nghi, Sng tâm, Mông dn, Kinh án, cho đến Thí thiếpSách lược đầy rẫy những lời bàn luận của các nhà đại gia, thì cũng chẳng khác gì bọn múa giáo trong buồng, lục đục bác bẻ lẫn nhau, bịa ra câu hỏi, rồi lại bịa đặt lời đáp, chỉ tổ làm rỗi tai mắt người ta và nhọc nhằn cho kẻ học phải ghi nhớ mà thôi.

Xin thử nghĩ: “Xuân vương chính nguyt” chỉ là một lời chép trong kinh Xuân Thu, thế mà người thì bảo là theo tháng giêng lịch nhà Hạ, kẻ thì cho là theo tháng giêng lịch nhà Chu, châu mỏ vào mà cãi và rút cục hàng trăm, hàng nghìn năm nay, bàn luận vẫn không ngã ngũ ra sao cả! Cột đồng Mã Viện chỉ là một vết tích của người xưa, thế mà hoặc cho là ở châu Khâm, hoặc là cho là ở châu Liêm, hoặc cho là ở phía nam nước Lâm Ấp, phung phí có đến hàng mấy vạn chữ mà chung quy vẫn không tìm ra mối manh gì, rồi phải đặt ra lời đoán, phỏng chừng: có lẽ lâu năm đã sụp đổ xuống biển. Ôi! Giả thử có gọi thánh hiền từ âm phủ về được để chỉ rõ cho ta, cũng chẳng có ích gì, huống hồ chỉ uổng công tìm tòi mà chẳng được nào! Kinh, sử còn thế, đủ biết sách khác thì thế nào!

Người đời mấy khi sống được trăm năm, thế mà dốc hết tinh thần hữu dụng đem giam vào đống sách đầy xe, ngất nóc! Đời người còn có những nghĩa vụ phải làm, thế mà nửa phần cái tài trí vô cùng lại bị hao mòn vào chồng giấy loại mọt đục, mối ăn! Vậy thì sách vở hả lẽ không nên đem ra hiệu đính lại sao? Tưởng nên đặt ra một tòa soạn sách: pho nào nên đọc, pho nào không nên, đặt thành cái chương trình học để theo từng cấp mà học cho hết. Tựu trung như Hiếu kinh, Trung kinh, Tiu hc toàn chú, Tc phi am và nhữmg lời hay nết tốt của các hiền triết Đông, Tây xưa, phàm những điều có bổ ích cho nhân tâm thế đạo, đều nên trích lấy đại yếu, viết thành một tập, rồi lại dịch ra quốc ngữ để làm độc bản cho lớp sơ học. Kinh truyện thì chỉ chọn lấy chính văn 6). Sử thì chỉ chép lấy thế thứ hưng vong, những lý do các việc lớn thành hay bại và khuôn phép chế tác, sáng lập. Đại khải lấy Nam sử làm phần chính, rồi dịch nghĩa ra. Lại thêm vào đấy những bản đồ về làng nước, đường sá, dinh điền để bổ sung vào. Sử Tàu thì chỉ đọc qua cho biết đại lược. Sử Tây thì có các tập Ngũđi châu đa đ, Vn quc cương giám, Cn chính s yếu, Tây hc kho, v.v... Cần phải bỏ bớt những chỗ rườm rà để cho người học dễ hiểu là được rồi.

Ba là sa đi phép thi. Nghĩa lý kinh điển rất là tình thâm, thế mà muốn mượn văn chương nông cạn để dò xem thực học thì có đúng lý không? Bách gia rộng rãi mông mênh, không biết đâu là cùng, thế mà muốn do sự ghi nhớ của một người để xét nghiệm chân tài, phỏng có hợp tình không? Vậy nên sách vở đều có hiệu đính rồi, mà phép thì còn chưa sửa đổi, thì cũng chưa phải là tận thiện đâu.

Này nhé: nào là kinh nghĩa, là phú, là thơ, là chiếu, là biu, là lun, là văn sách, đều là phép thi của ta cả đấy. Nhưng không biết những lối phá, tha, khi, thúc, thanh, lut, bin ngu, có gì ích cho thực dụng không? Lại không biết trong bọn các cụ đồ giả, các thầy thạo văn cử nghiệp, có ai là người biết được đến năm châu là những châu gì, thế kỷ ngày nay là thế kỷ thứ mấy? Thế rồi trong lối văn thì, cắm liên thượng phạm hạ, cấm lạc vận, thất niêm, cấm viết sai, viết sót chữ trong đầu đề, cấm thiệp tích ở trên hay bốn bề xung quanh dẫu giáp phùng 7) hoặc dấu nhật trung 8) đã đóng, cấm những chỗ đồ 9), di 10), câu 11), cải 12), không được sai suyễn. Mực thước đến thể kể cũng đã hết chỗ nói. Nhưng chẳng qua chỉ làm cho người ta bó buộc cái tính tự do, suy sút tinh thần hàng hải, để chăm vào cái học vẫn rất vô dụng mà thôi! Chúng tôi đọc tờ Thếgii nht cược13) có bài “Khoa cử quái” 14) nói “khoa c nc đc, khoa c thi nát”, tưởng không phải là lời quá khích.

Than ôi! cái trưởng “thất tự” 15), cái “vì mại tính” 16), nếu có vì nhân từ đó mà ra nữa kể cũng là một cái may thôi. Giờ đây, đầu chưa thể theo lối Thái Tây mà đặt ra khoa chuyên môn, thì trong khi căn cứ vào văn chương để kén người, có thể tạm dùng lunvăn sách cũng còn có lý đôi chút. Ngay như nước Tàu, từ khoa Canh Tý đến nay cũng đã bỏ lối bát c mà thi sách, lunrồi. Có lẽ ta cũng nên chỉ dùng hai lối văn ấy để mà khảo sát học sinh. Lấy kinh, truyn và ba s (sử Nam, sử Tàu, sử Thái Tây), đặt đề mà hỏi, cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó, mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ, để cho cái mà học sinh học và thi không trái ngược với công việc thực tế họ phải làm, như thế thì cũng đã là tàm tạm đúng vậy.

Bn là c võ nhân tài. - Trong bài tựa Cường hc hi17) có nói: “Dục khai dân trí, tiên khai thân trí”, nghĩa là muốn mở dân trí, trước phải mở trí phái thân sĩ. Đó là một lời nói rất phải, khám phá được tận gốc. Vì tầng dân chúng thì bắt chước bọn nhà nho, hậu sinh thì trông gương bậc tiền bối, tai mắt vẫn có quan hệ với nhau. Bây giờ sách vở đã hiện đính, phép thi đã sửa đổi, thì chỉ có thể chờ đợi ở số vài trăm nghìn vạn người, tức là các viên thừa biện, hành tẩu, hậu bổ, huấn đạo, giáo thụ, các ông tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài và các cậu tôn sinh, ấm sinh, học sinh; nếu các người đó còn chưa phát huy được những điều mới nghe, mở rộng được tri thức mới, để cho cả một loạt đầu mới, thì chẳng hóa ra cựu giới và tân giới hai đàng sẽ xung đột cùng nhau sao? Nhà Giám tiếng là chỗ bồi dưỡng nhân tài, nhưng những điều dạy dỗ và học tập đều là văn chương của thời đại, có quan hệ gì với thực tế đâu. Trường Quốc học lập nên đã có 8, 9 năm nay, không phải không đào tạo ra được những tay giao thiệp giỏi, nhưng cũng chưa hề nghe thấy có ai hỏi han đến họ. Có học mà không dùng được thì ai theo đuổi làm gì? Vậy tưởng nên sức cho các viên học quan xét xem người nào đã tốt nghiệp rồi thì bổ vào làm việc trong bộ, trong viện, hễ có tờ thông tư thì bảo họ dịch ra, hễ có cuộc thương nghị thì đem họ đi theo, để người đi học không lo rằng một người Tề dạy bảo, mà bao nhiêu người Sở lại la ó 18) ; và người đã thành tài thì không ngại rằng tài nước Sở dùng sang nước Tần. Còn những ai không học được chữ Tây thì lập một Sĩ học viện để thâu nạp lấy họ, rồi đem các sách Công pháp, Tây sử, Luật lệ, Hội điển, Địa đồ, Toán học, v.v... chứa đầy vào trong viện ấy, đặt rõ chương trình, kỳ hạn, bắt họ phải giảng giải, bồi bổ lẫn cho nhau. Hằng năm sát hạch, ai trúng thì được bổ dụng vào chỗ khuyết. Như vậy thì chẳng đến vài năm, người trong cựu giới sẽ quay sang tân giới cả.

(Còn nữa)

Chú giải:

1) Về vấn đề nguồn gốc chữ viết, tác giả bài này đã lầm lẫn. Trong Tam Tạng ký nói: "Ngày xưa có ba người đã tìm ra cách viết chữ đầu tiên: người thứ nhất là Phạn đặt ra lối viết từ trái qua phải; người thứ hai là Khư Lư hay Khư Lâu, đặt ra lối chữ viết từ phải qua trái; người nhỏ tuổi hơn hết là Thương Hiệt, đặt ra lối viết từ trên xuống dưới... Phạn và Khư Lư người ở Thiến Trúc (Ấn Độ). Thương Hiệt làm quan đời Hoàng Đế, người Trung Hoa...". Còn Thư Tụng không phải là một trong ba người đặt ra chữ, mà chỉ là một sử quan thời Hoàng Đế, cũng như Thương Hiệt, và đã cùng với Thương Hiệt đặt ra lối chữ viết của Trung Quốc.
2)Thiên Bàn canh trong Kinh Thư. Văn đời nhà Ân
3) Các thiên Cáo như Thiểu cáo, Đại cáo, Thiệu cáo... trong Kinh Thư, sách đời nhà Chu. Bàn cũng như Cáo đều là viết theo lối bạch thoại ngày xưa
4) Chữ đọc theo lối đánh vần và viết theo lối từ trái sang phải
5) Tịch Đàm vong tổ: Sách Tả truyện chép: Tịch Đàm làm tôi nhà Tấn, khi vào yết kiến vua nhà Chu, vua hỏi về điển lễ cũ của nhà Tấn. Tịch Đàm không trả lời được, vua bảo rằng Tịch Đàm kể điển lễ cũ mà quên cả tổ tiên.
6) Chính văn: những lời chính thánh hiền nói ra, chép theo nguyên văn. Ngày xưa gọi là bài cái. Các bài bản của các nhà nho sau đó gọi là bài hai, bài ba.
7, 8) Phép thi ngày xưa, muốn ngăn ngừa việc gian lận, quyển thi của thí sinh, nơi hai tờ giấy giáp vào nhau bao giờ cũng có dấu son của quan trường; dấu này là giấu giáp phùng. Lúc đúng trưa, thí sinh lại phải xin đóng một dấu vào giữa đoạn văn bài mình đang viết gọi là dấu nhật trung rồi mới về lều viết tiếp.
9) Đồ: xóa
10) Di: viết sót
11)Câu: chữ dưới móc lên trên
12) Cải: đổi, viết lại chữ khác
13) Chuỗi cười thế giới
14) Giống tà ma khoa cử
15) Trường thất tự: nguyên văn là "thất tự chi trường" (người vào trường thi có phần giống bảy thứ): lúc mới ra đi, tay xách cái giỏ như người ăn mày; lúc được xướng tên vào trường, bị quan và lính mắng như một tên tù; lúc vào trong lều thi, xo ro như con ong bị lạnh; lúc ra khỏi trường choáng váng như con chim mới ra khỏi lồng; lúc đang chờ tin, đứng ngồi không yên, như con khỉ bị trói; lúc nghe thi không đậu, tinh thần sờ sững như người chết, giống con ruồi bị chết độc; sau ít lâu dần dần nguôi giận, lại ngứa nghề muốn sính tài, như con chim bị vỡ tổ, lo tha cành cây để làm lại. (Xuất xứ ở chuyện Vương Tử Yên, sách Liêu trai chí dị, Bồ Tùng Linh, đời Thanh)
16) Vi mại tính: nguyên văn là "mại tính chi vi". Trường thi ngày xưa chia làm nhiều vi. Mỗi vi tập hợp một số học sinh vào ngồi cả ngày để làm bài. Mấy chữ này chế giễu cái "vi" là nơi để bán tên họ mình, nghĩa là cách thi cử gian lận.
17)Cường học hội: một hội học do nhóm Khang Hữu Vi tổ chức ở Bắc Kinh dưới thời Quang Tự, cuối thế kỷ trước, để tuyên truyền cho tư tưởng duy tân hồi đó
18) Nhắc lại một câu của Mạnh Tử đại ý nói rằng: khi học tiếng nước ngoài mà chung quanh mình người ta chỉ nói tiếng nước mình thì học cũng vô ích
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Hãy nhìn xem thảm trạng của Cao Ly mất nước! *

    07/06/2018Khuyết danhBảo rằng người giống da vàng chúng ta không thể trỗi dậy ư? - Chúng tôi muốn cùng các người xem nước Nhật Bản! Bảo rằng người giống da vàng chúng ta không thể mất được ư? - Chúng tôi muốn cùng các người xem nước Cao Ly (Triều Tiên)...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh (1)

    05/03/2016Khuyết DanhVăn Minh Tân Học Sách (Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh) ngay từ tên gọi đã tự cho mình vai trò của một tuyên ngôn, một cương lĩnh nhằm xây dựng một nền giáo dục và một nền học thuật mới, chìa khóa của tiến bộ quốc gia và dân tộc...
  • Cáo hủ lậu văn

    02/02/2016Đông Kinh Nghĩa Thục, Ngô Vi Lâm dịchCáo hủ lậu văn là bài thơ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm mục đích đả kích lối học cũ và tư tưởng lạc hậu của các nhà Nho bảo thủ, một trở ngại cho phong trào Duy Tân hồi bấy giờ...
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục

    16/06/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Văn học sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Chữ Nôm xuất hiện là một biến cố quan trọng. Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng... Như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ