Album Led Zeppelin II

05:57 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Mười Một, 2003

22/10/1969 - Atlantic Records

Đây là album có thể nói là tuyệt vời thứ hai của Led, sau album Led IV. Tất cả các bài hát trong album đều đáng nghe cả. Album gồm 9 ca khúc, tất cả đều do các thành viên của Led sáng tác mặc dù chịu ảnh hưởng phần ca từ của Willie Dixon rất nhiều. Từ album này trở đi, Led bắt đầu nhận được những đánh giá tích cực hơn của giới phê bình. Nếu so với album Led I thì Led II có tính "về nguồn" hơn vì nó thiên về thể loại folk rock của Anh hơn là nhạc blues của Mỹ. Tuy nhiên, hơi hướng chủ đạo của album vẫn là psychedelic, loại nhạc cực thịnh thời bấy giờ

Tracks list:

  1. Whole lotta love: Ca khúc kinh điển của mọi thời đại đây. Ai chưa nghe thì tìm nghe cho được đi, kẻo mai này hối hận. Tiếng guitar của Jimmy Page hiếu chiến một cách tàn nhẫn, cộng hưởng với giọng hát bùng phát như núi lửa của Jimmy Page làm cho bài hát trở nên sinh động lạ lùng. Đặc biệt giữa bài, Jimmy Page sử dụng hộp cộng hưởng theremin để tạo cho bài hát âm sắc psychedelic độc đáo. Nhờ bài hát này lúc trước phát trên chương trình "Giai điệu bốn phương" mà tớ bắt đầu nghe Led và ghiền Led. Đến bây giờ tớ vẫ xem đây là ca khúc rock hay nhất mà tớ đã từng nghe. Bài này dược xếp hạng 38/100 trong "top 100 guitars solo of all time".
  2. What is and what should never be: Đây cũng là một bài mà tớ rất thích trong album Led II. Lời bài hát dựa trên cốt truyện "The Hobbits" của nhà văn Tolkien. Giọng hát của Robert Plant trong phần điệp khúc man dại như lên đồng, còn tiếng guitar của Page và keyboard của Jones ve vuốt theo làm dịu bớt "cơn điên" của Robert.
  3. The lemon song: Dựa trên ca khúc blues cổ điển. Bài này bị cấm phát thanh vì lí do ca từ gợi dục một cách lộ liễu. Lộ liễu như thế nào ư? Thế này đây: "Squeeze my lemon until the juice runs down my legs". Có gì quá đáng đâu mà ầm ĩ, !!
  4. Thank you: Nhẹ nhàng, man mác như gió mùa thu. Robert Plant đã hát lại ca khúc này trong buổi hoà nhạc tuởng niệm Freddie Mercury năm 91
  5. Heartbreaker: Được xếp thứ 16 trong top guitar 100. Câu riff intro khá ấn tượng, khó mà quên được. Riêng về cái tựa "Heartbreaker" này thì hầu như có cả chục bài mang cùng tựa như thế, trong đó có nhiều bài nổi tiếng như bài "Heartbreaker" của Grand Funk.
  6. Living Loving maid (she's just a woman): Không quá nặng của không đến nỗi nhẹ, tựa như nhũng ca khúc của Beatles thời 64-65.
  7. Ramble on: một bài folk chính hiệu có nội dung dung ăn theo "Lords of the Rings" của Tolkien. Nếu ai tinh ý thì sẽ thấy, khi hát về đề tài thần thoại, sử thi, Led thường hát theo phong cách folk rock của Anh chứ không dùng nhạc blues để diễn đạt
  8. Moby Dick: đây là bài hợp tấu của Jimmy Page và John Boham. Ai học trống thì nên học hỏi đoạn solo trống của John Boham trong bài này. Phần diễn live trong bộ phim "the song" rất ấn tượng.
  9. Bring it on home: phần mở đầu nghe hơi giống "The Wizard" của Black Sabbath với tiếng harmonica dựa trên nền bass trầm trầm và giọng ca bị bóp méo của Plant, nhưng phần điệp khúc sống động hơn nhiều. Tiếng guitar của Jimmy Page cũng khỏi chê. Trong buổi lễ đề cử Led vào Rock and Roll Hall of Fame năm 95, ba thành viên còn lại của Led đã chơi lại ca khúc này với nhóm Aerosmith.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Huyền thoại Led Zeppelin

    13/11/2003BarryGibsonNếu bạn hỏi 10 ban nhạc Heavy metal của thập niên 80 rằng ban nhạc nào của thập kỉ trước đã truyền cảm hứng cho họ thì bạn sẽ nhận được câu trả lời từ 8 ban rằng Led Zeppelin là động lực thúc đẩy họ chơi rock. Thật vậy, Led Zeppelin đã trở thành một trong nhũng chuẩn mực của nhạc rock nặng thế giới. Vậy Led Zeppelin là ai mà có đưọc ma lực ghê gớm đến như vậy? ChúngTa.com xin gửi đến các bạn bài viết về ban nhạc Led Zeppelin của BarryGibson trên mạng TTVNOnline.