Học nói

08:28 CH @ Chủ Nhật - 30 Tháng Chín, 2018
Tưởng là điều dễ nhất đối với con người, NÓI lại là khó nhất. Và rất đáng tiếc, ngành giáo dục Việt Nam hầu như không dạy học sinh cách nói sao cho đúng, trong khi tích cực nhồi nhét sin, cos, đạo hàm, tích phân và nhiều kiến thức khác.
.
Một thực tế là nhiều người có học hàm học vị, chức vụ cao nhưng nói viết không bằng người mới học xong tiểu học thời Pháp thuộc.
.
NÓI là diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình sao cho người nghe hiểu đúng điều mình muốn nói và vui vẻ tiếp nhận nó. Nguyên tắc lớn nhất của NÓI là không nên khẳng định điều gì, kể cả điều đã được khẳng định. Chúng ta chỉ có thể khẳng định những gì đã chính xác xảy ra, ví dụ hôm qua Chelsea hoà Livepool 1-1.
Có nhiều thứ dù ta biết mười mươi cũng nên hạn chế khẳng định.
,
KHUYÊN NHỦ
Khi khuyên ai đó ta không nên dùng mệnh lệnh thức mà nên dùng dạng khuyến nghị.
.
Ta muốn khuyên bạn tập thể dục. Nếu ta nói “Anh phải tập thể dục”. Không hề sai nhưng chưa đúng. Vì bạn có thể vặn lại “Sao anh nghĩ là tôi không tập thể dục?” và rất bực mình bởi lời khuyên chân thành của ta.
.
Đáng ra nên nói:
- Anh có tập thể dục không, tôi nghĩ tập thể dục rất tốt cho sức khỏe.
.
Hoặc đọc một truyện ngắn, thấy cái kết chưa ưng ý mình ta nên còm “Anh thử nghĩ xem còn cái kết nào hay hơn nữa không?” thay cho “Cái kết chưa hay lắm!”
.
.
NGHI NGỜ
.
Khi nghe thấy một điều/ việc gì đó ta chưa tin hoặc theo những thông tin ta có thì nó không đúng, đừng vội phán ngay “Sai con mẹ nó rồi!” mà nên kiểm tra lại kiến thức của mình, nếu còn nghi ngờ thì khéo léo hỏi lại để bạn làm rõ hơn, biết đâu chính mình sai thì sao.
.
Lão Hâm đăng bài về một người cách mạng năm 1934 giúp dân lấn biển thành lập làng mới, sau được dân tôn làm Thành hoàng làng, có ảnh chụp minh hoạ, có địa chỉ cụ thể.
.
Một người tự cho mình là nhà sử học vào phán lấn biển Thái Bình chỉ có cụ Nguyễn Công Trứ, không có ai khác. Lộ ra là anh chỉ mới biết một mà chưa biết hai và không có thái độ khách quan của người làm khoa học.
.
NHẬN ĐỊNH
.
Có lúc ta phát hiện có cái gì đó sai sai trong bài viết của người bạn, đừng vội vạch ra cái sai đó, bởi, trừ lỗi chính tả, biết đâu người bạn ta có ẩn ý gì chăng, kiểu nói zậy mà không phải dậy? Cái tưởng là sai hiển hiện lại là đúng khi ta chịu khó bóc lớp vỏ ngoài, đi sâu vào các tầng nấc ý nghĩa của câu chuyện. Ví dụ bạn nói củ hành màu trắng, ta đưa ngay bức ảnh chụp củ hành nguyên vỏ màu nâu để chê bạn nói sai. Nhưng ý bạn là củ hành đã bóc vỏ, đọc kỹ mới hiểu.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Muốn con thông minh? Các nhà khoa học nói hãy đọc sách cho trẻ theo cách này

    28/06/2017Phong TrầnCó một cách đơn giản nằm trong khả năng của các bậc cha mẹ có thể mang đến lợi ích to lớn cho trẻ sau này trên đường đời. Đó là cách chúng ta đọc sách cho trẻ từ khi chúng còn rất nhỏ...
  • Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật

    08/11/2013TS. Nguyễn Chí ThuậtNhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”...
  • Lắng nghe các chính khách nói

    05/10/2013NguyễnTất ThịnhTôi có thói quen đọc và suy nghĩ về những lời các chính khách phát biểu trên truyền thông và các nghị sự…Dù là thường dân nhưng trong Trái tim mình có những suy tư về những gì họ nói vì những nỗi niềm với Đất nước và kỳ vọng mong có được những lãnh đạo lỗi lạc...
  • "Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương"

    07/09/2013Việt Văn thực hiệnTrong khuôn khổ những hoạt động tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 - Vesak - được tổ chức tại HN từ ngày 13-16.5.2008, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ có tham luận về vai trò của Phật giáo trong xã hội đương đại...
  • Học nói cho chuyên nghiệp

    11/11/2012Để làm giàu có muôn ngàn phương cách. Làm giàu cho cá nhân, làm giàu cho gia đình, làm giàu cho đất nước... - dù nói ra bằng từ ngữ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm giàu. Nhưng làm giàu bằng cách nào mới là điều quan trọng nhất. Người ta vẫn cho rằng: nói ít làm nhiều. Nhưng có thật nói ít sẽ tốt hơn?
  • Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe

    08/11/2010GS. Tương LaiMuốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân, hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết tôn trọng vai trò làm chủ của người dân...
  • Lắng nghe người dân: dễ hay khó?

    01/01/1900Lê Đại TríChúng ta tự hào là đa số cán bộ có chức quyền đang lắng nghe người dân theo lời dạy của HồChí Tịch. Nhưng lắng nghe như thế nào cho có hiệu quả là điều không dễ. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe và dĩ nhiên là ảnh hưởng luôn đến việc ra các quyết định. Đó là chọn người dân để lắng nghe và kỹ năng lắng nghe
  • Lắng nghe là một nghệ thuật

    29/09/2006Huy ThạchBiết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
  • Lắng nghe: điều không dễ với một nhà quản lý

    13/06/2006Nguyễn Cảnh ChắtDo yếu tố tâm lý, việc lắng nghe ý kiến tán thành thì dễ, việc lắng nghe ý kiến trái ngược khó hơn, thậm chí có người vừa nghe một ý kiến trái ngược đã cảm thấy khó chịu, nhưng trong không ít trường hợp, ý kiến trái ngược, ý kiến thuộc về thiểu số lại là ý kiến đúng. Đó là vì một ý tưởng mới bao giờ cũng xuất phát từ một người hoặc một nhóm người rồi qua quá trình truyền bá, chứng tỏ đúng mới được nhiều người chấp nhận...
  • Nghề nhân sự: Luôn luôn lắng nghe

    07/07/2005Quản trị nhân sự là một nghệ thuật. Một trong nhĩmg yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của quản trị nhân sự chính là sự cảm thông. Có lẽ chính vì ý nghĩ đó, ban giảng huấn công ty BCC đã cố ý tạo cho học viên các cơ hội được "sống" trong những tình huống quản trị nhân sự thường xuất hiện trong các công ty, thông qua các trò chơi...
  • Nghề nhân sự: luôn luôn lắng nghe

    27/01/2004Quản trị nhân sự là một nghệ thuật. Theo ông Nguyễn Ngọc Chiến, Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ và Tư vấn phát triển nguồn nhân lực BCC, một trong nhĩmg yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của quản trị nhân sự chính là sự cảm thông. Có lẽ chính vì ý nghĩ đó, kinh nghiệm đó mà ngay từ những giờ học đầu tiên diễn ra hồi tuần trước của chương trình đào tạo "Nghề nhân sự '' của BCC, ban giảng huấn đã cố ý tạo cho học viên các cơ hội được "sống" trong những tình huống quản trị nhân sự thường xuất hiện trong các công ty, thông qua các trò chơi...
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • xem toàn bộ