Họa sĩ thế giới tiếc thương cậu bé Syria chết đuối

03:55 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Chín, 2015

Aylan Kurdi, cậu bé 3 tuổi người Syria dạt vào bờ biển gây sốc thế giới, được chắp thêm đôi cánh, đang ngủ trên giường hay nằm giữa đống đồ chơi trong các bức vẽ của họa sĩ...

Aylan Kurdi, 3 tuổi sáng 2/9 được trông thấy nằm bất động, úp mặt lên cát gần khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Aylan, anh trai 5 tuổi và mẹ thiệt mạng khi con thuyền chở họ đang trên hành trình tới đảo Kos, Hy Lạp, bị lật. Hai đứa trẻ này cùng bố mẹ định tới Canada, nơi có người thân của họ. Bức hình chụp Aylan nhanh chóng được chia sẻ trên mạng và xuất hiện ở trang bìa các tờ báo.

Thi thể bé Aylan 3 tuổi bị chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.


Sĩ quan cảnh sát bế thi thể bé Aylan 3 tuổi bị chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.


Không lâu sau, họa sĩ khắp thế giới chia sẻ những bức vẽ về bé trai đáng thương đang "nằm ngủ" trên cát, như một cách thể hiện nỗi đau, sự xót xa với em. Các tác phẩm đăng trên Twitter với hashtag #KiyiyaVuranInsanlik, hoặc #HumanityWashedAshore.


"Tôi chỉ đang mơ những gì có thể xảy ra. Tôi nghĩ điều này thể hiện một nỗi xấu hổ", nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, Omer Tosun, chú thích dưới tác phẩm. Ảnh: Omer Tosun


Họa sĩ vẽ tranh biếm họa và phim hoạt hình người Iran, Mahnaz Yazdani, chia sẻ cô thay "làn nước lạnh giá, hung dữ thành tấm chăn an toàn, ấm áp đắp lên thi thể những đứa trẻ xấu số đang chìm vào giấc ngủ". Ảnh: Mahnaz Yazdani


Họa sĩ Ai Cập, Islam Gawish, vẽ thêm đôi cánh trắng cho Aylan. "Cậu bé muốn tự do này thiệt mạng bởi nỗi sợ hãi chiến tranh, cuộc chiến không thuộc về em", Gawish lý giải. Ảnh: Islam Gawish


Bức vẽ phác họa một em bé nằm úp bên tấm bia mộ có khắc chữ. "Chúng ta đặt cậu bé vào giấc ngủ và đã đến lúc mọi người thức dậy", dòng trạng thái trên tài khoản Twitter Ghalia Al Twal hôm qua cho biết. Ảnh: Twitter


Aylan chỉ như ngủ quên trên bãi biển, khi đang chơi cùng xẻng và xô cát. Ảnh: Twitter


Em bé người Syria nằm giữa vô vàn đồ chơi. Ảnh: Twitter


Cậu bé nằm úp mặt trên cát, hai tay đặt xuôi theo cơ thể, giống như đang ngủ. Trong tranh, một nhân viên đang đứng ghi chép khi những con vật dưới biển nhô lên mặt nước khóc thương đứa trẻ chết đuối dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Twitter


"Tôi đã khóc. Chỉ một người cha mới hiểu được", Khalid Albaih, họa sĩ biếm họa Sudan hiện sống ở Doha, Qatar, tâm sự. Ảnh: Khalid Albaih


"Bức vẽ thay ngàn lời muốn nói và khởi nguồn từ hình ảnh có thực", tài khoản Twitter Affi Uddin viết. Ảnh: Twitter


Vẻ hồn nhiên, đáng yêu của hai anh em Aylan khi còn sống. Ảnh: Twitter


Ảnh chụp Aylan Kurdi chơi đá bóng được chia sẻ trên Twitter. Ảnh: Twitter

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

    01/06/2020Jeffrey D. SachsTrẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước...
  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • Ý nghĩa của sự đau khổ

    23/11/2017Tagore, R.… Chúng ta đang trên con đường chiến thắng bệnh tật, chết chóc, đau khổ và nghèo đói; nhờ kiến thức khoa học, ta luôn luôn tiến bước về sự thực hiện cái phổ quát trên phương diện vật lý của nó.
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Trẻ đau khổ thì sai

    25/09/2016Nguyễn TuấnNhiệm vụ lớn nhất, trong sáng nhất và cũng là thiêng
    liêng nhất mà tôi muốn nói tới trong giáo dục là phải bảo vệ lớp trẻ...
  • Bộ tranh "cuộc sống vợ chồng" khiến ai cũng ao ước

    28/06/2016Dù tui thấy bộ ảnh này rất hư cấu, nhưng cũng xem cho vui. Vì bộ tranh khá dễ thương, nhìn thấy lòng bình yên, ấm áp hẳn. Mọi người cùng xem nhé...
  • Nguyên nhân của đau khổ

    06/04/2016Cuộc đời là khổ đau hay không khổ? Câu trả lời tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của đau khổ - có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người.
  • Trẻ em Úc được dạy về dân chủ như thế nào?

    07/11/2014Đỗ Thủy dịchHọc sinh phải được dạy để đánh giá nền dân chủ là một khái niệm và cách sống. Dạy dân chủ cũng có nghĩa là chuẩn bị cho con cái của chúng ta là những công dân, những người sẽ tham gia tích cực giữ gìn dân chủ. Chúng ta phải dạy về dân chủ để trẻ em trải nghiệm bản thân mình...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Cảm ơn đau khổ

    27/04/2014Viên ThắngGiông bão đời người chẳng chừa bất cứ ai, những nỗi đau hiển hiện trong đôi mắt, hay trên làn môi có thấm vào đâu so với nỗi đau chúng ta giấu kín tận đáy lòng. Trước nỗi đau khổ cùng tột ấy, tâm chúng ta chợt bừng sáng, trí chúng ta hoát nhiên đại ngộ tìm được niềm an lạc tràn ngập trong tâm hồn mà trong kinh Đức Phật dạy: “Phiền não tức Bồ-đề”...
  • Trẻ em Việt Nam thành “người nước ngoài”?

    21/11/2013Hoàng HươngTrang bị cho con em những kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của không ít phụ huynh. Thế nhưng có mấy phụ huynh quan tâm đến việc con có được học tiếng Việt, lịch sử, địa lý, đạo đức VN khi vào trường quốc tế?
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • xem toàn bộ