Hiệu ứng "đọc và chép" trong giáo dục

03:51 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Tám, 2003

Hiệu ứng "đọc và chép" hiểu một cách nôm na là thầy giáo "đọc" và học sinh "chép". Hiện tượng này không chỉ diễn ra trong các lớp học phổ thông mà ngay cả các cấp học cao hơn như đại học cũng rất phổ biến. Hậu quả của  hiện tượng "đọc và chép" là học sinh luôn luôn tiếp thu một cách thụ động những kiến thức (thậm chí đôi khi đã lạc hậu với thực tế) mà thầy giáo truyền cho họ.

Một học sinh từ khi bước vào lớp 1 đến khi tốt nghiệp phổ thông trung học (chưa nói đến việc tiếp tục học đại học) là 12 năm nghe thầy giáo đọc bài giảng để chép lại một cách thuần tuý. Chẳng hạn, đối với các môn học xã hội, một giờ học, học sinhcó khi phải chép tới 3-4 trang vở. Như vậy gần như toàn bộ tiết học là dùng để chép bài nên thời gian dùng để tư duy bài học gần như không có. Có thể thấy, 12 năm đã là một thời gian quá dài để thói quen tư duy thụ động ăn sâu bám rễ vào thế hệ trẻ. Nếu như, phương pháp giáo dục của chúng

LinkedInPinterestCập nhật lúc: