Hiếu hạnh làm đầu

05:42 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Chín, 2017

Phụng dưỡng Mẹ và Cha, là vận may tối thượng (Kinh Hạnh Phúc)

Ai hiếu dưỡng mẹ cha, Kính trọng bậc gia trưởng
Nói những lời nhu hòa, Từ bỏ lời hai lưỡi
Chế ngự lòng xan tham, Là người con chân thật
Nhiếp phục được phẫn nộ, Với con người như vậy
Chư thiên trời Giục giới, Gọi là bậc chân nhân(Kinh Hạnh Phúc)

Người con chí hiếu dù gặp tai nạn như nước lụt hay động đất sẽ được thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì trọn hưởng gia tài, không bị nghịch cảnh, chướng duyên và nội nghịch ngoại thù. Nếu nghèo thì đời sống trong sạch, thanh thản, trời người yêu mến, danh thơm xông khắp, không bị nợ nần, khổ sở, ít bệnh tật, được tăng trưởng tuổi thọ. Trong hiện tại thường được các bậc hiền trí ngợi khen, kết giao thân thiện; sau khi chết được sanh thiên. (Kinh Hạnh Phúc)

Tuy giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, thì đó là cửa ngõ đưa đến bại vong. (Kinh Bại Vong)

Này các Tỳ-kheo, sữa mẹ mà các thầy đã uống trong suốt quá trình luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển.(Kinh Tương Ứng)

Này Dhananjani, người con hiếu thảo không nên vì cha mẹ mà làm các điều phi pháp, bất chánh. Vì người làm như vậy sẽ bị quỷ sứ kéo vào địa ngục. Trước sự phán xét của nhân quả, người ấy không thể vịn lý vì muốn cho cha mẹ sung sướng, vui lòng, để bào chữa cho mình là vô tội. Hành động như vậy sẽ bị thác đọa địa ngục dù nó có khóc than hay cha mẹ nó có van xin hay kể lể.(Kinh Trung Bộ)

Này Mahanam, người con hiếu với những tài sản mà mình đã nỗ lực thâu hoạch được, do sức mạnh của đôi tay, bằng những giọt mồ hôi đổ ra một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ với thiện ý thì sẽ được cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và mong cầu như vậy thì gia đình ấy chắc chắn sẽ thịnh vượng, không bao giờ bị suy giảm (Kinh Tăng Chi)

Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.(Kinh Nhẫn Nhục)

Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy. (Kinh Tâm Đại Quán)

Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn của cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ Đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ Đề, đó là cách báo ân rốt ráo.(Kinh Đại Phương Tiện Báo Ân)

Ta thấy tất cả chúng sanh không ai là không phải cha mẹ của nhau, hoặc trong quá khứ, hoặc trong hiện tại, hoặc trong tương lai. (Kinh Phật tự thuyết như vậy)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức Bông hồng cài áo

    11/08/2019Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ...
  • Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

    05/09/2017Nguyễn Phương AnhKhi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố ngày lễ Vu Lan vì thế cũng tràn đầy… vật chất...
  • Ngày kết nối yêu thương

    11/08/2019Thích Thông HuệMỗi năm đến mùa Vu Lan, trong lòng chúng ta lại rộn lên một niềm hiếu hạnh, nhớ thương cha mẹ nhiều hơn. Đây là dịp làm ấm lại ân tình ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ, công ơn sanh thành dưỡng dục nặng tợ cù lao, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên ơn cha mẹ dù còn sống hay đã khuất...
  • Giáo dục vu lan

    25/08/2018Cao Huy ThuầnVu Lan là ngày báo hiếu. Chữ hiếu trong đạo Phật quan trọng đến nỗi chính đức Phật là người làm gương. Phật nói: Phật ra đời là để làm năm việc: chuyển pháp luân, độ cha mẹ, đem đức tin lại cho những kẻ không có đức tin, ai chưa có chí nguyện bồ tát thì làm cho họ có, và thọ ký làm Phật cho bồ tát...
  • Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

    09/08/2014Phan Đại DoãnNhững thành tựu của khoa học - công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến vĩ đại, đến nỗi thời đại đang tới được mệnh danh là 'thời đại tin học" ấy vậy mà trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lại có nhiều vấn đề. Dường như các khoa học về luân lý - đạo đức lại đang “tụt hậu”. Việc tìm hiểu những giá trị trong văn hóa truyền thống là có ý nghĩa quan trọng, nhất là những đóng góp nhân văn - nhân bản của Phật giáo trong văn hóa dân tộc...
  • Người Phật tử tu điều gì?

    06/07/2009Tỷ khiêu Nguyên HươngSau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc? Việc giữ giới có khó không? Làm sao để giữ giới tốt mà không cảm thấy đó là những điều bắt buộc quá khó hay không thiết thực? Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta phải trở về với những điểm thiết thực cần thảo luận để làm rõ vấn đề. Đó là mục đích tu Phật và động cơ tu hành.
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • xem toàn bộ