Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

07:16 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Ba, 2016

Khó có thể định nghĩa tâm linh là gì, song có thể khẳng định chỉ có con người mới có được khái niệm về tâm linh. Khái niệm về tâm linh cũng chỉ có ở những người mà hoạt động của hệ thần kinh bình thường, tuy người đó có thể bị khuyết tật về một cơ quan nào đó như mắt, chân tay hay một cơ quan giác quan nào đó bí tổn thương, trừ các bệnh lý tổn thương thực thể hay chức phận tại vỏ não. Ví dụ: các bệnh về cấu trúc não bộ hoặc rối loạn chức năng như não úng thủy, bệnh Down, bệnh Alzheimer người già, bệnh tâm thần phân liệt… những người mắc các bệnh này sẽ không có đầy đủ ý niệm về tâm linh, có chăng chỉ là ảo giác không hiện thực.

Tóm lại, khái niệm tâm linh chỉ có đối với những bộ não có cấu trúc và hoạt động bình thường không bệnh lý.

Các phương thức hoạt động của não bộ:

1) Hoạt động của vỏ não với phương thức "Logic suy luận"

Đó là những hoạt động chân tay hay trí não của những người bình thường với các công việc bình thường, cho đến các hoạt động trí não của những người thông thái với những ý tưởng siêu phàm đặc biệt, đó là sản phẩm của "Trực giác - Tiềm thức" .

2) Hoạt động ngoài vỏ não, dưới vỏ não được phản ánh vào "Logic trực giác xuất thần".

Logic trực giác xuất thần gồm hai loại:

  • Thứ nhất gồm các quan niệm, khái niệm lưu truyền từ xa xưa đến nay như tôn giáo, thần linh, linh hồn người quá cố… Khi nhắc đến các khái niệm này người' ta cảm nhận như sự đồng cảm của các phức "Tâm - Trí". Một phần cảm nhận ở tâm, đó là những xúc cảm của tim, phần kia là tư duy ý thức của vỏ não.
  • Thứ hai gồm các biểu hiện không phải là tư duy của vỏ não mà vỏ não chỉ như cái gương phản chiếu logic này, đó là "Trực giác xuất thần". Ví dụ trực giác về một ngôi mộ, đọc ý nghĩ người khác, nhìn thấy quá khứ, nói đúng hơn là đọc được tiềm thức của người khác… được phản ảnh trên vỏ não người có trực giác mà không cần quá trình suy luận, không sử dụng "logic suy luận". Khả năng này chỉ thấy ở một số hãn hữu người nào đó và cũng chỉ ở thời điểm nào đó trong quá trình sống của họ và cũng không ổn định, cũng như khó xác định độ chính xác của nó.

Tóm lại, ta chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể, trái lại, "trực giác tiềm thức" là kết quả làm việc của tiềm thức, giai đoạn hai của quá trình suy luận một vấn đề nào đó, khi vấn đề được tiềm. thức hoàn thiện thì lại xuất hiện ở vỏ não, tương tự như logic suy luận.

Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau.

I - Tâm linh dưới góc độ tôn giáo

1. Ý niệm thần linh

Vũ trụ với bề dày lịch sử chừng 14 tỉ năm kể từ vụ nổ Big Bang, nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuần lại đưa ra một giới hạn khá lớn là từ 10 đến 20 tỉ năm, trong khi đó lịch sử trái đất của chúng ta là 24 giờ một ngày, bắt đầu 0 giờ đêm trái đất, một giây của một ngày bằng với 5 vạn năm, một phút bằng khoảng 300 vạn năm, từ khi trái đất chưa có sự sống, trải qua những chặng đường phát triển cho đến khi xuất hiện con người có thể phác họa như sau:

  • Khởi điểm của trái đất: 0 giờ đêm
  • Khởi đầu của sự sống trên trái đất: 5 giờ 45 phút sáng
  • Khởi đầu của động vật có xương sống: 9 giờ 02 phút tối
  • Khởi đầu của loài linh trưởng: 11 giờ 37 phút tối (đêm)
  • Khởi đầu của loài người: (có thể) 11 giờ 50 phút tối (đêm)
  • Vượn cổ phương Nam: 11 giờ 50 phút tối (đêm)
  • Người lý trí: 6,5 giây trước 12 giờ đêm

Như vậy có thể thấy sự xuất hiện loài người là rất ngắn và cực kỳ gần đây so với lịch sử của trái đất. Nói chung cho đến nay, qua các hóa thạch đào được trên toàn thế giới, các nhà khoa học cho rằng lịch sử loài người sớm nhất là khoảng 7 triệu năm, 5 triệu năm với sự xuất hiện người tiền sử sống trong hang động, não của họ đã khác hẳn loài động vật có vú. 60 ngàn năm trước đây, người hang động Neanderthal đã chôn cất thân nhân bị chết cùng với những vòng hoa, đó có thể là dấu hiệu khởi đầu của ý thức tư duy về tín ngưỡng tôn giáo.

Như vậy phải hàng triệu năm người tiền sử hang động mới có được ý niệm tôn giáo, thời kỳ đầu họ chỉ có ý niệm về "thần linh". Ra khỏi hang động thì từ cây cỏ đến muông thú, đối với họ đều là thần linh, họ sợ từ cây cỏ đến các muông thú, dã thú vì mọi thứ này có thể gây cho họ sự chết chóc. Cho đến nay ta còn thấy ở các dân tộc da đỏ trong rừng nguyên thủy sâu thẳm có tục lệ thờ thần súc vật như rắn, voi, sư tử…

2. Tâm linh dưới góc độ tôngiáo

Hiện nay trên thế giới có ba tôn giáo lớn là Đạo Kitô giáo, đạo Hồi và đạo Phật. Đạo Phật xuất hiện sớm nhất mà người sáng lập ra là thái tử Cô Đàm -Tất - Đạt - Đa sinh năm 536 TCN ở Ấn Độ. Kitô giáo xuất hiện dưới hình thức các cộng đồng nhỏ gồm những người nghèo khổ trong các cộng đồng người Do thái lưu tán ở những vùng Tiểu á như Ê-phê-giơ, Smiếc-nơ, Bất- gam, San-đê... Lúc đầu họ sống với nhau theo kiểu tổ chức công xã, các sinh hoạt tôn giáo thực hiện "dưới dạng” của đạo Do thái để tránh sự truy lùng, cấm đoán của chính quyền. Vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công Nguyên mới xuất hiện trong các cộng đồng Kitô giáo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp và hình thành tổ chức giáo hội.

Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo ả Rập vào đầu thế kỷ VII sau Công Nguyên, vào tháng 7 năm 662, được coi là mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo? Quá trình hình thành đạo gắn chặt với tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp của một nhân vật mà người Hồi giáo coi là lãnh tụ tinh thần, đối tượng được thờ cúng của họ: Giáo chủ Môhamet.

Đạo Hồi và đạo Kitô giáo đều thờ đấng tối cao là thánh Ala, là Thiên chúa, "Thượng đế'. ThánhAla và Thượng đế sinh ra vũ trụ vạn vật và con người trong vòng 7 ngày. Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng và sự tối, đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm. Ngày thứ hai tạo ra không gian, quen gọi là trời. Ngày thứ ba tạo nên đất, nước, cây cỏ. Ngày thứ tư tạo ra các tinh tú trên trời làm cơ sở phân chia ngày, đêm, năm, tháng, thời tiết, trong đó có hai vì tinh tú lớn là Mặt Trời cai trị ban ngày, Mặt Trăng cai trị ban đêm. Ngày thứ năm tạo nên muôn vật: chim trên trời, cá dưới nước, muông thú trong rừng. Ngày thứ sáu tạo nên con người. Ngày thứ bảy sau khi hoàn chỉnh công việc Sáng tạo của mình, Thiên chúa nghỉ (còn gọi là ngày chúa nhật hay chủ nhật). Còn Thượng đế của đạo Hồi cũng tạo ra Vũ trụ muôn vật và con người trong 6 ngày, nhưng trật tự. có khác với đạo Kitô, ngày thứ bảy công việc hoàn thành cả thế giới, bao gồm mọi trật tự và những sự hài hòa không thể phá vỡ được.

Trái lại, đạo Phật cho rằng các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không phải do một đấng thiêng liêng nào tạo ra bằng những phép màu nhiệm, mà nó được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất của vũ trụ. Phần nhỏ bé nhất đó được gọi là "bản thể", là thực tướng của sự vật, hiện tượng. Vũ trụ của Phật là vũ trụ động theo một chu trình "thành trụ hoại không" hay "sinh trụ hoại diệt" và đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên, một sự vật hiện tượng không phải do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên, hệ thống nhân duyên trong vũ trụ là vô tận, sách Phật gọi là "trùng trùng duyên khối"...

Về con người, tuy mỗi tôn giáo quan niệm khác nhau về sự sinh thành nhưng đều có một quan niệm là con người gồm hai phần.

Đạo Phật cho rằng con người gồm một phần là sinh lý là thần sắc hình tướng giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da, được tạo thành bởi bốn yếu tố vật chất, sách Phật gọi là tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong, phần thứ hai là phần tâm lý hay tinh thần, ý thức gồm: "thụ uẩn", "tướng uẩn", " hành uẩn", "thức uẩn" được biểu hiện bằng "thất tình " (bảy lĩnh vực tình cảm: ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục).

Con người sau khi chết không phải là hết, sách Phật gọi là "chấp đoạn". Sau khi chết có linh hồn bất tử tiếp tục đầu thai vào kiếp khác, sách Phật gọi là "chấp thường", được giải thích bằng các thuyết: nghiệp báo - luân hồi...

Còn đạo Kitô hay đạo Hồi cũng cho rằng con người có hai phần là thể xác và tâm hồn , "linh hồn" sau khi chết được thánh Ala hay Thiên chúa phán xét được lên thiên đường hay xuống địa ngục với những quy định ngặt nghèo về lối sống đạo đức trong quá trình sống giữa người với người, người với muôn vật trên trái đất này.

Tóm lại đạo nào cũng khuyên con người làm điều tốt lành, điều thiện. Đó là cái nhân để trở thành cái quả, để được sang thế giới cực lạc bên kia hay ở niết bàn hoặc xuống địa ngục. Đó cũng là đạo lý, triết lý răn dạy con người, mong con người ngay từ khi sống trên trái đất đã làm các điều tốt lành, tránh điều xấu xa và đó cũng là ước nguyện của các lãnh tụ các đạo giáo hi vọng mọi người đều làm điều tốt lành để trái đất này là thiên đường của sự sống. Song các nhà sáng lập những đạo đó cũng nghĩ rằng khó lòng thực hiện được "thiên đường" trên trái đất nên đã tạo ra cho con người một niềm tin ở tương lai bên kia thế giới cực lạc hay hình phạt dưới địa ngục, luân hồi.

Những giáo lý, lời khuyên đó cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nhân văn của con người trên trái đất này.

3. "Thần linh”, "tâm linh”

Xem như thế loài người từ ý niệm "thần linh" phải trải qua một thời gian dài. từ cuộc sống bầy đàn bộ tộc đến đời sống xã hội mới nảy sinh được ý niệm về "thần linh", "tâm linh". Như vậy, ý niệm về "thần linh", "tâm linh" cũng thay đổi với thời gian và sự phát triển của xã hội về các mặt kinh tế, chính trị , văn hóa... Ngày nay ở phương Tây nhất là các nước phát triển cao, đối với nhiều người quan niệm về tâm linh đã phai mờ, họ đến nhà thờ không để mong lên thiên đường mà đến nhà thờ giống như cái mốt của sự thư giãn mà thôi.

Quả như vậy, nếu Chúa đã sinh ra con người với quyền năng của mình chẳng lẽ lại để đạo Kitô phân tán, đấu tranh gay gắt đến nay không chỉ có một đạo Giatô mà hình thành nhiều phái như đạo Tin lành, đạo Thiên chúa Anh quốc... Ngày nay khoa học phát triển như vũ bão, tri thức của loài người cũng phát triển, thay đổi nhanh chóng. Các nhà khoa học đã sản xuất ra được cừu Dolly và nhiều loại động vật khác mà không cần có sự phối giống giữa đực và cái, việc tạo ra con người kiểu như Dolly không còn là vấn đề kỹ thuật nữa, đến lúc đó ý niệm về "thần linh", "tâm linh" chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

II - Tâm linh dưới góc độ tâm lý xã hội

Khoa học đã phát triển, đặc biệt là sinh học đã xác lập được bản đồ gien "mật mã di truyền", nắm được quy luật phát triển sinh học nhưng cũng chưa phải đã hiểu hết, trái lại, việc điều khiển các quy luật đó còn rất hạn chế. Khi nói về vấn đề này, có một dẫn dụ bản thân khá lý thú: con tôi giống tôi về diện mạo, ngoại hình, nhưng lại giống bà nhà tôi về tri thức. Chính vì chưa điều khiển được các quy luật khoa học, sinh học nên con người còn phải trông chờ vào sự may rủi.

Khi được may mắn đạt ý nguyện, thường là không nhiều, cũng như khi rủi gặp điều bất hạnh, con người đành tin là có sự sắp xếp an bài của một đấng vô hình. Và cũng từ đó con người nảy sinh tâm lý đi tìm hiểu vấn đề để lý giải trước tiên nhờ vào khoa học, nhưng như chúng ta đã biết, khoa học tuy đã giải đáp được khá nhiều vấn đề, hiện tượng tự nhiên, nhưng vẫn chưa giải đáp được tất cả. Do đó con người phải đi tìm hiểu ở những người có khoa học "trực giác xuất thần", hoặc cầu xin đấng tối cao nơi này nơi khác ở các tôn giáo tùy theo lòng tin của họ theo tôn giáo nào đó.

Tâm lý gia đình - Tế bào xã hội:

Gia đình là tế bào của xã hội, chuẩn bị cho một đứa trẻ chào đời, người làm cha mẹ đặt vào đó bao ước vọng và mong muốn, đi kèm theo đó là bao nỗi lo lắng, "cầu xin mẹ tròn con vuông", ước vọng một tương lai sáng sủa cho một đứa con. Chưa có khoa học chính xác nào trả lời được câu hỏi này, vì thế ông bà, cha mẹ đi tìm hiểu vào tử vi tướng mạo… Đó cũng là tâm lý tự nhiên khi người ta không có được lời giải đáp của một khoa học, khoa học chính xác dự báo tương lai của họ. Thực ra cũng sẽ mãi mãi chẳng có được khoa học chính xác để dự báo bởi lý do sau đây:

Một phôi thai là sự tổ hợp gien của bố mẹ và cả những gien trội, lặn của ông bà, các cụ mà khoa học cho đến nay chưa hiểu biết và cũng chưa điều khiển được quá trình phối hợp gen này theo ý muốn, để tạo ra những con người hoàn chỉnh ưu việt về thể chất, ngoại hình cũng như tri thức sáng tạo. Tuy vậy khoa học sinh học cũng đã có bước tiến bộ lớn và phát hiện những khuyết tật gien gây nên các khuyết tật của phôi do gien của bố hay mẹ. Cho dù sau này khoa học có tiến bộ đến mức có thể điều khiển sự phối hợp gien theo ý muốn, song trong suốt quá trình phát triển thai về sau này, cả một quá trình phát triển đứa trẻ đến trưởng thành vào đời, với sự tương tác với môi trường sống, môi trường nhân văn xã hội là cả một quá trình đấu tranh giằng co phức tạp.

Hai là từ lúc chào đời cho đến lúc xuôi tay, mỗi con người đều có bao ước vọng, bao hoài bão, những ước mơ, mục đích... Bên cạnh đó còn phải đấu tranh với cuộc sống, xã hội luôn luôn biến động, biết bao yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, tệ nạn… tác động đến từng con người. Mỗi hình thái xã hội đều để lại cho mỗi người nơi đó một tâm lý với đặc thù riêng của từng xã hội. Nói chung không mấy ai đạt được đầy đủ điều mình mong ước, người được mặt này lại mất mặt kia.

Tóm lại, khoa học ngày nay chưa giải đáp và cũng chưa dự báo được cho con người những điều mà họ cần biết về sự ra đời của họ, những điều trong hiện tại và dự báo tương lai của họ. Vì thế họ đi tìm hiểu ở những khoa học cổ xưa, một khoa học không dựa trên thực nghiệm mà chỉ là kết quả của chiêm nghiệm không chứng minh mà chỉ công nhận, khoa học đó là kết quả của "trực giác xuất thần" của một số người nào đó.

III - Tâm linh dưới góc độ khoa học cơ bản

1. Giác quan và vật chất

Thiếu một giác quan nào đó, ý thức về vật chất sẽ không chính xác ví dụ câu chuyện năm người mù mắt dùng xúc giác tay sờ vào con voi và mỗi người nhận thức về con voi một khác, thành theo năm cách nhận thức khác nhau. Tuy giác quan cho phép ta tìm hiểu bản chất vật chất xung quanh nhưng sự tìm hiểu đó chỉ mang tính chất định tính không mang tính định lượng hoàn hảo, nó phụ thuộc nhiều vào cảm tính chủ quan của mỗi người, hơn nữa còn phụ thuộc vào thời điểm xác định vật chất với sức khỏe lúc bấy giờ, vì vậy bản chất của vật chất chỉ có thể đánh giá khách quan chính xác bằng phương tiện khoa học. Với cảm giác, ta biết được sắt, đồng, chì... là vật chất đặc, nhưng dưới mắt nhà khoa học nó không như vậy.

2. Giác quan của các nhà khoa học về vật chất

Các nhà khoa học thiên văn nghiên cứu thế giới vĩ mô. Năm 1929, Edwin Hubble quan sát dù ở đâu cũng thấy các ngôi sao, các thiên hà chuyển động rất nhanh xa chúng ta. Nói cách khác, vũ trụ đang giãn nở và cũng có nghĩa là ở những thời gian trước kia các vật gần nhau hơn.

Các nhà vật lý lý thuyết lại nghiên cứu thế giới vi mô tức là nghiên cứu cấu trúc nội tại của nguyên tử. Chúng ta cũng đã biết một nguyên tử gồm một hạt nhân mang điện dương và các điện tử (electron) mang điện âm chạy xung quanh theo quỹ đạo riêng của nó. So với nguyên tử hạt nhân cực kỳ nhỏ bé, nếu phóng to nguyên tử lên bằng giáo đường Peter tại Rome thì hạt nhân của nó cũng chỉ bằng hạt cát, một hạt cát nằm giữa giáo đường, đâu đó trong giáo đường vài đám bụi nhỏ đang tung vãi. Như vậy, ta có thể hình dung ra hạt nhân và electron của một nguyên tử. Qua đấy, ta thấy một nguyên tử quả là rất rỗng, mặc dầu cảm giác của ta thấy nguyên tử (đồng, chì, kẽm...) thật là đặc.

Ngay cả hạt nhân (proton và nơtơron) cũng không đặc mà cấu tạo bởi các hạt nhỏ nữa và gọi là "hạt nguyên tử”, các hạt này cũng luôn chuyển động.

Tóm lại, trong thế giới vật chất dù ở tầm vĩ mô hay vi mô, vật chất luôn chuyển động. Sự chuyển động theo quy luật được chi phối bởi bốn lực sau:

·Lực hấp dẫn yếu nhất trong bốn lực: luôn là lực hút
·Lực điện từ: lực liên kết giữa các electron và hạt nhân, chẳng hạn lực điện từ giữa hai electron lớn gấp triệu triệu triệu triệu triệu triệu triệu (l với 42 số tiếp sau) so với lực hấp dẫn giữa chúng.
·Lực hạt nhân yếu: gây ra phóng xạ
·Lực hạt nhân mạnh: giữ cho các hạt quark ở trong proton và cũng giữ cho các proton và nguồn ở trong hạt nhân nguyên tử.

Trong bốn lực trên, thì lực điện từ liên quan nhiều đến sự sống, có nhà khoa học cho rằng lực điện từ là cơ sở của các hiện tượng Cận tâm lý "tâm lý", cơ chế như thế nào họ cũng chưa hiểu rõ đầy đủ song họ cho rằng nó liên quan, tương tác với hoạt động điện từ của hệ thần kinh.

Đơn vị sinh học hoàn chỉnh, cơ sở cấu thành cơ thể con người là tế bào, tập hợp những tế bào có chức năng như nhau cấu thành các tổ chức như xương, biểu mô, thần kinh… Nhiều tổ chức họp lại thành cơ quan hay bộ máy như bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa... Tế bào, tổ chức, cơ quan là tổ chức sống, là thành phần hữu cơ nếu không cơ thể không thể sống và hoạt động. Để cơ thể sống và hoạt động được thì ngoài chất sống hữu cơ (các tế bào mô kể trên còn có các protein, nội tiết tố, men…) còn phải kể đến các chất không sống vô cơ, đó là các muối khoáng, các chất ion: Na+, K+, Cl-, Mg++…tham gia vào hoạt động của cơ thể. Ví dụ, nếu không có Na+, K+ tham gia vào sự thay đổi diện tích màng tế bào thần kinh thì bộ máy thần kinh ngừng hoạt động và cơ thể sẽ chết.

Tóm lại, cơ thể con người hoạt động được là nhờ những hoạt động tương tác giữa chất không sống (vô cơ) và chất sống (hữu cơ), các chất không sống tức là các nguyên tố cũng bị chi phối bởi một trong bốn lực trên. Trong cơ thể sống không xẩy ra phản ứng hạt nhân nên không chịu ảnh hưởng của hai lực hạt nhân yếu và mạnh. Lực hấp dẫn luôn tác động đối với con người, giữ cho con người đứng thẳng trên trái đất, có lẽ không có quan hệ đến các hiện tượng tâm linh, nó có thể tác động đến hoạt động sinh học và hoạt động ý thức khi con người lên vũ trụ, thoát khỏi sức hút của trái đất, trong trạng thái mất trọng lượng. Còn lại lực điện từ có lẽ có thể có tác động đến hệ thống chất không sống, qua đó liên quan đến hệ thống sống mà chủ yếu là hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

Các nhà lý thuyết vật lý sinh học giải thích hiện tượng tâm linh như thần giao cách cảm là khả năng phát và thu thông tin qua bức xạ điện từ vùng radio phản xạ trên tầng điện ly. Đọc ý nghĩ của người khác là đọc tín hiệu điện từ của xung thần kinh chạy trong mạng nơron. Theo cách giải thích của các nhà vật lý sinh học thì mọi hiện tượng tâm linh có thể giải thích chủ yếu là sự tương tác của những người có khả năng dị thường với bức xạ tàn dư của các sự vật, hiện tượng.

Tuy vậy, nhà vật lý sinh học cũng thừa nhận rằng những hiện tượng tâm linh này vẫn còn nằm trong xác suất ngẫu nhiên, có nghĩa là độ chính xác, độ tin cậy chưa xác định được, đó là chưa kể đến độ bền vừng của những người có khả năng dị thường này.

IV - Hiện tượng tâm linh dưới góc độ y sinh học

Hiện nay các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Dolly, trong tương lai còn có người nhân tạo vô tính kiểu như cừu Dolly, điều này không còn là không tưởng nữa. Những con người nhân tạo này được tạo ra theo ý muốn của nhà khoa học với một loại hình kiểu gien theo ý muốn của họ. Vậy, với những con người nhân tạo này thì ý niệm về tâm linh sẽ ra sao?

Chúng ta cũng đã thấy hiện nay không phải mọi người đều tin vào tâm linh, linh hồn, rất nhiều người không tin vào thần thánh: "vô thần". Ngay cả những người tin vào thần thánh thì mỗi người lại theo một tín ngưỡng, tôn giáo riêng và thờ một vị thánh khác nhau.

1. Vật chất và ý thức

Một tinh trùng, một trứng chỉ là hai tế bào vật chất, mỗi loại không thể có một ý thức riêng, khi tinh trùng xâm nhập vào trứng tạo ra một tế bào mới với sự phối hợp gien, sau đó phân chia 2, 4… để thành phôi và phát triển thành phôi thai. Phôi nếu có ý thức thì ý thức sẽ xuất hiện từ khi nào: khi tinh trùng xâm nhập vào trứng hay khi đứa trẻ chào đời và nếu có ý thức thì ý thức sẽ thuộc hệ tinh trùng hay hệ trứng, hoặc phôi, hay đứa bé chào đời có ý thức riêng, như vậy ý thức của trứng hay tinh trùng sẽ chuyển thể hoặc sẽ cộng hưởng tạo thành ý thức mới của bào thai.

Tóm lại, khó có thể nói ý thức có trước khi đứa bé chào đời, hay khi còn là phôi thai. Với ý thức, chỉ có thể có trong quá trình phát triển trưởng thành mà do tương tác giữa cơ thể sinh vật (đứa bé lớn lên đến tuổi trưởng thành rồi thoái triển khi tuổi già để rồi qua đời) với môi trường tự nhiên, cũng như môi trường xã hội nhân văn, mới hình thành đầy đủ ý thức của con người.

2. Ý thức với phản xạ

Chúng ta đã biết rằng có hai hệ thần kinh: một là hệ thần kinh động vật chỉ đạo tư duy ý thức và vận động ý thức và hai là hệ thần kinh thực vật chỉ đạo các hoạt động tự động. Hoạt động của thần kinh là hoạt động phản xạ của các cung phản xạ: tủy, não tủy, não bộ. Mỗi cung phản xạ gồm ít nhất hai tế bào thần kinh (nơron) chức năng là vận động và cảm giác được liên kết lại bởi những tế bào thần kinh liên hợp không giữ chức phận gì ngoài khả năng liên kết. Hoạt động ý thức dựa trên hoạt động điện và điện hóa. Nếu ngừng trệ hay hủy hoại cung phản xạ nào đó, thì ý thức thuộc lĩnh vực đó sẽ mất, ví dụ: hỏng cung phản xạ thị giác sẽ gây mù, hỏng cung phản xạ vận động sẽ bị liệt và mất cảm giác và nếu các cung phản xạ não bộ hoạt động sai lạc sẽ gây ra các chứng bệnh như đã nói ở trên và con người mất ý thức.

Con người là động vật cao cấp sau loài động vật có vú. Nhưng khi đứa trẻ ra đời thì những phản xạ lại xuất hiện chậm hơn so với động vật có vú. Con bò, dê sau khi ra khỏi bụng mẹ vài giờ là có thể tự đi lại, biết tìm vú bú ngay và cũng biết theo mẹ ngay. Ngược lại, con người phải có một thời gian dài mới biết tìm vú bú mẹ, người mẹ phải đặt vú vào miệng, đặc biệt là phải hàng tháng sau mới vận động đi lại và biết theo mẹ. Động vật có vú cũng đủ năm giác quan, có cung phản xạ não bộ, nhưng lại không có ý thức được như con người bởi vì con người có số lượng nơron liên hợp lớn gấp tỉ lần so với loài động vật có vú, chính vì thế mà não bộ con người có gấp hàng tỷ tỷ các cung phản xạ so với loài động vật có vú, cũng hình khối lượng lớn này đã tạo cho bộ não người khác loài động vật có vú (lượng biến thành chất) là ý thức con người. Tóm lại, người và động vật, động vật gần nhất là loài có vú, cũng có bộ não tương tự nhau về cấu trúc nhưng lại khác nhau về chức năng, đó là hoạt động ý thức của vỏ não trên cơ sở khối lượng khổng lồ các cung phản xạ của não bộ con người. Ngược lại, các loài động vật cấp thấp thua kém con người về hoạt động ý thức của vỏ não, nhưng lại hơn con người về trực giác đó là hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

Động vật cấp thấp có thể giao tiếp với nhau hay với môi trường nhờ các sóng như sóng siêu âm phát ra ở loài dơi, sóng điện từ với một số loài cá, sóng âm tần thấp của loài voi... Đây là cơ sở có thể giúp ta lý giải các hiện tượng tâm linh.

3. Hiện tượng tâm linh dưới góc độ sinh học

Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển phôi thai người, về mặt khoa học người ta cũng đã thấy phôi người phát triển qua các giai đoạn của loài động vật cấp thấp: ở một số người trong quá trình chuyển hóa phôi đã để lại các vết tích của loài động vật cấp thấp. Ví dụ, có một số phụ nữ ngoài hai vú chính còn có hai đến bốn vú phụ là di tích của loài động vật có vú, có người xương cụt dài như cái đuôi của khỉ chẳng hạn, có người còn lại u cạnh cổ kiểu mang là di tích của mang loài cá.

Những di tích còn lại trong quá trình phát triển thai người kể trên thuộc những vết tích thực thể thấy được, ở một số người khác biết đâu lại không thể để lại di tích chức phận hệ thần kinh thực vật có các chức năng phát các sóng siêu âm, sóng điện từ hoặc sóng âm tần thấp... Chính nhờ các chức năng này, mà một số người có những khả năng tiếp giao với người khác qua trực giác mà ta gọi là giác quan thứ sáu như đọc được ý nghĩ của con người, thần giao cách cảm. Có người lại có thể thấy được ngày chết của người khác, do tương tác với chương trình chết tế bào của người nào đó, nhất là cái chết đột quỵ đối với một số tổ chức như tim, thần kinh... (giải thưởng Nobel 2002 "gen chết" ced-3 và ced-4 trên con giun, gen này giống gen ced-3 ở người).

Việc phát hiện mộ có thể giải thích bằng cơ chế này, khi hài cốt còn tồn tại là vật chất thế nào cũng phát ra một sóng điện từ chẳng hạn và người tìm mộ là người có khả năng phát ra sóng nào đó có thể tiếp giao với sóng của hài cốt phát ra. Vì thế, nếu hài cốt đã thiêu thì các nhà ngoại cảm đều không thể tiếp xúc được nữa vì tro không phải là tổ chức mang điện tích nên không có trường vật chất.

V - Kết luận

Hiện tượng tâm linh là một loại hiện tượng tinh thần đặc trưng ở con người, biểu hiện ở một số người như là giác quan thứ sáu, có cơ sở là vết tích của "logic trực giác xuất thần" của loài động vật cấp thấp để lại trong quá trình phát triển thai người.

Hiện nay, khoa học, nhất là ngành y sinh, đã có những tiến bộ đột phá, tuy vậy vẫn chưa thể điều khiển gien để tạo ra những con người theo ý muốn hoàn chỉnh ưu việt về thể chất, ngoại hình cũng như tri thức sáng tạo. Song, dù khoa học có tiến bộ như vậy, nhưng yếu tố gen chỉ chiếm nhiều nhất là hơn 90%, còn lại là yếu tố tương tác môi trường xã hội nhân văn đối với từng con người khi sinh ra đến lúc xuôi tay.

Cho đến khi nào khoa học sinh học phát triển đến mức có thể điều khiển được để" sinh sản ra được những con người theo ý muốn và đồng 'thời xã hội nhân văn kinh tế… phát triển đến mức như chủ nghĩa Mác mong muốn là của cải vật chất xã hội đầy đủ, thừa thãi để thực hiện được khẩu hiệu "Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thì lúc đó chắc các hiện tượng tâm linh sẽ không còn chỗ đứng bởi vì con người khi đó sẽ không còn nhu cầu về tâm linh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Thực nghiệm tâm linh

    12/10/2007R.TagoreGiới thiệu hai luận văn tôn giáo - triết học Thực nghiệm tâm linh và Tôn giáo của một nghệ sĩ, chúng tôi muốn bạn đọc, một mặt, tiếp cận được với vấn đề tâm linh nói chung và tâm linh ấn Độ nói riêng đang trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay và, mặt khác, qua đó nắm được ngọn nguồn nghệ thuật của Tagore để từ đó có một cách đọc khác về ông. Tagore viết về triết học mà như viết về nghệ thuật, viết một cách nghệ thuật...
  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác