Hiện đại hóa lối sống

Chủ tịch và Tổng Giám đốc InvestConsult Group
09:08 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Chín, 2013

Viết về những yếu tố cản trở đến quá trình phát triển, người ta thường nói đến thể chế, chính sách... Theo chúng tôi, nói thế không sai, nhưng chưa đủ. Có một nguyên nhân rất quan trọng và rất sâu xa khác, đó là những mặt tiêu cực của truyền thống văn hoá, trong đó đặc biệt phải kể đến lối sống. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống đối với phát triển đòi hỏi có những công trình đầy đủ khoa học, ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra một số suy nghĩ có tính chất gợi mở ban đầu.

Trong cuộc sống chung, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn, bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó, được tuân thủ gần như vô điều kiện. Đó là lối sống cộng đồng, điều có thể coi như một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng, thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc của nền văn hoá và, như Marx viết trong Hệ tư tưởng Đức, có quan hệ mật thiết với phương thức sản xuất. Theo Marx, không thể có lối sống chung cho tất cả mọi người trong xã hội. Nói cách khác, mỗi dân tộc, tầng lớp, mỗi nhóm người có lối sống riêng của mình. Tuy nhiên, điều này cũng đang thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không ai có thể đứng ngoài mối quan tâm và lợi ích chung, không quốc gia nào có thể đứng ngoài các các mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng thế giới. Trong xã hội hiện đại, nhờ những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự giao lưu của con người không chỉ khắc phục được những hạn chế cố hữu về thời gian và không gian trước đây mà còn diễn ra với sự đổi mới cơ bản về chất, nghĩa là khoảng cách giữa lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng càng ngày càng bị thu hẹp lại.

Ở các nước châu Á trong những năm gần đây người ta nói rất nhiều về cái gọi là nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc. Đúng là không thể phủ nhận sự bành trướng của văn hoá phương Tây trên thế giới trong vòng hơn một thế kỷ qua. Nhưng cũng không thể không thấy rằng cùng với sự gia tăng ảnh hưởng của văn hoá phương Tây là sự gia tăng tương ứng những cố gắng khắp nơi trên thế giới nhằm chống lại sự bành trướng đó. Nhiều người gióng chuông báo động về sự xâm lăng văn hoá và cho rằng những nỗ lực theo hướng bảo vệ bản sắc dân tộc cần được thúc đẩy hơn nữa. Theo chúng tôi, ngay cả trong trường hợp nhiệm vụ là thực sự cần thiết thì cũng rất khó thực hiện, bởi vì cuộc sống đang hàng ngày hàng giờ thúc ép người ta phải làm quen với nhau. Trong thời đại ngày nay, kết quả của bất kỳ việc gì cũng cần được chấp nhận ở những cộng đồng rộng lớn hơn chứ không chỉ ở cộng đồng nhỏ hẹp mà người ta cư trú. Con người phải sống làm sao để được chấp nhận không chỉ trong cộng đồng của mình, mà cả trong các cộng đồng mà mình có quan hệ. Hơn thế nữa, cả lối sống của cộng đồng mà mình làm đại diện cũng phải được chấp nhận bởi các cộng đồng khác.

Trong thời đại hội nhập, sự tương tác giữa lối sống phương Đông và lối sống phương Tây là tất yếu. Trong quá trình tương tác đó, không chỉ có phương Đông hấp thụ được những giá trị của phương Tây, mà ngược lại phương Tây cũng có thể học phương Đông được rất nhiều điều. Theo tôi, nhiệm vụ của chúng ta là nhận thức những cái hay, cái dở trong lối sống của dân tộc mình và nỗ lực hiện đại hoá nó.

Chúng ta có thể thành công và phát triển nhanh chóng, để không chỉ không bị tụt hậu thêm nữa mà còn đuổi kịp và vượt các quốc gia tiên tiến trên thế giới - điều đó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự thay đổi để làm bạn đồng hành với toàn nhân loại.

Điều đó quả là không dễ chút nào. Cuộc cách mạng con người còn khó khăn hơn nhiều so cuộc cách mạng về cơ sở hạ tầng. Chúng ta có những thói quen mà nếu bỏ đi chúng ta cảm thấy như mình phải hy sinh cá nhân mình. Rất nhiều người quên mất rằng nếu chúng ta muốn tồn tại thì chúng ta phải thay đổi bản thân mình. Sự thay đổi ấy là cần thiết dù cũng phải trả giá.

Lối sống của con người luôn luôn thay đổi theo những thay đổi của tri thức, của hoàn cảnh sống và không phải bao giờ cũng tích cực. Một ví dụ rõ nét nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất thái quá. Những hậu quả của tâm lý chạy theo lợi nhuận thật là trầm trọng đối với xã hội và đối với lối sống của con người nói chung. Nhưng một xã hội muốn phát triển được thì không thể không hiện đại hoá lối sống của mình.

Nhiệm vụ khó khăn này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự đồng tâm, nhất trí và trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Trong một bài phát biểu cách đây không lâu, Ông Tổng Bí Thư ĐCS Việt Nam đã nói rằng nhiệm vụ quan trong bây giờ là phải tri thức hoá Đảng, phải tri thức hoá xã hội. Lời phát biểu vị lãnh đạo cao nhất cho chúng ta thấy rằng Đảng nhận thức rất kịp thời những yêu cầu đổi mới của thời đại. Và sự đổi mới phải bắt đầu chính từ người lãnh đạo. Vấn đề hiện nay không phải chỉ là kinh tế tri thức mà là xã hội tri thức. Mọi người đều phải đổi mới, mọi lĩnh vực đều phải đổi mới. Đích phấn đấu của chúng ta là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

    03/03/2016Cao Tự ThanhDi sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được...
  • Hiện đại hóa xã hội nhìn từ góc độ tính hợp lý

    31/03/2015Nguyễn Kim LaiNiềm tin của con người vào lý tính của mình đã dẫn đến tư tưởng về tiến bộ. Tiến bộ là phát triển, còn phát triển trong lĩnh vực xã hội đối với các xã hội truyền thống là chuyển lên xã hội hiện đại. Do vậy, lý luận hiện đại hóa là lý luận phát triển dành cho các nước kém phát triển. Cũng do vậy, vấn đề hiện đại hóa có liên quan tới vấn đề tính hợp lý mà khoa học là đại diện chủ yếu với tư cách là nội dung và tiền đề của hiện đại hóa.
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Lối sống quyết định thành công

    14/08/2009Trích sách "Vươn tới sự hoàn thiện" do Công ty First News phát hànhCon người không thể chọn lựa họ hàng của mình, nhưng lại có thể chọn lựa suy nghĩ. Và khi ai đó thay đổi thì cả thế giới có thể đổi thay. Lối sống mới, cách suy nghĩ tiên phong đôi khi còn mang lại nguồn của cải vô giá.
  • Từ hiện đại đến hiện đại hóa

    09/04/2008Bùi Văn Nam SơnỞ các nước đang phát triển, “hiện đại hóa” hiểu như một tiến trình phát triển độc lập về không gian và thời gian - có sức hấp dẫn của một sự “đi tắt đón đầu” để phồn vinh nhanh chóng và nhất là, một lần nữa, được giải phóng khỏi ách thống trị tinh thần sau khi thoát khỏi ách thống trị hiện thực của thực dân phương Tây...
  • Phát triển các chế định xã hội của quá trình hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

    06/06/2007Trần Hữu QuangNếu xem xét xã hội như một hệ thống được cấu tạo bởi nhiều định chế xã hội, thì sự phát triển của cả một xã hội không thể không bao hàm sự thay đổi của từng định chế cũng như của mối quan hệ sắp xếp và tương thuộc giữa các định chế ấy. Bài viết này thứ phân tích vai trò của các định chế xã hội (xét như là những thành tố cấu thành hệ thống xã hội) nhằm đi tìm những động thái xã hội trong quá trình phát triển ở SàiGòn - TP. Hồ Chí Minh xưa và nay.
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    03/05/2007Nguyễn Văn HuyênC.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Về vai trò của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta

    05/05/2006PTS. Phạm Văn ĐứcCũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng đúng đắn cho con người trong hành động...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    05/12/2003GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng chúng tôi trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục. Ông vào đề trước...
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ