Hãy xây dựng chế độ quan liêu

06:14 SA @ Thứ Bảy - 28 Tháng Mười, 2006

Suốt hơn 60 năm qua các nhà lãnh đạo đã hết sức cố gắng dạy chúng ta chống quan liêu. Quan liêu luôn được hiểu theo nghĩa xấu: “thiên về dùng mệnh lệnh, giấy tờ, xa thực tế, xa quần chúng" (Từ điển TiếngViệtHoàngPhê), hàm ý kém cỏi, thiển cận, chồng chéo, cồng kềnh, máy móc theo các quy tắc cứng nhắc mà không xem xét thích đáng các trường hợp cụ thể… Có thói quan liêu, bệnh quan liêu, tác phong quan liêu, tất cả đều được hiểu theo nghĩa nên tránh, phải bỏ. Phải đập tan bộ máy quan liêu phong kiến và tư sản. Thay vào đó xây cái gì? Tôi đành bạo nói rằng chúng ta chưa có bộ máy quan liêu, nên việc chống ấy là chống một kẻ thù ảo, được tự hình dung ra. Chúng ta đã hiểu phiến diện, hiểu sai về quan liêu. Trả lại từ quan liêu nguyên nghĩa của nó, hiểu đúng về quan liêu có thể giúp lý giải nhiều điều ngang trái trong xã hội ta ngày nay.

Chế độ quan liêu (bureaucracy) là cơ cấu hành chính bổ nhiệm (các quanchức và viênchức được bổ nhiệm chứkhông phải được bầu).Nó được đặc trưng bởi các mối quan hệ trên dưới, xác định các lĩnh vực thẩm quyền theo các quy tắc khách quan, phi nhân cách, tuyển mộ, bổ nhiệm và cất nhắc theo tài năng được tiến hành với những thủ tục chuẩn hóa, phân công quyền hạn, trách nhiệm một cách chính thức, thúc đẩy phân công lao động và chuyên môn hóa. Hệ thống quan lại xa xưa ở Việt Nam và Trung Quốc là hệ thống quan liêu, chính quyền các nước phát triển là hệ thống quan liêu, bộ máy hành chính của tất cả các tổ chức lớn (công hay tư) là các bộ máy quan liêu. Tất cả các đặc trưng trên nếu trở nên thái quá đều không hay. Một trong những mục tiêu chủ yếu của cải cách hành chính phải là xây dựng bộ máy quan liêu hữu hiệu.

Trong các tổ chức lớn thuộc sở hữu tư nhân và phi Chính phủ, cũng như trong bộ máy chính quyền của các nước phát triển, bộ máy quan liêu được tổ chức một cách chuyên nghiệp với các quy định, các thủ tục chuẩn hóa, được mô tả bằng văn bản, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các quan chức. Có các thủ tục tuyển dụng, đánh giá, cất nhắc, bổ nhiệm, đãi ngộ (lương, thường), kỷ luật, sa thải rõ ràng. Mỗi loại quan chức (chức năng) có mô tả công việc rạch ròi, thậm chí có khi nêu từng bước phải tiến hành một công việc cụ thể ra sao. Và nhờ vậy tương đối dễ tin bọc hóa hơn. Khoa học tổ chức, nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngày càng đóng góp cho việc xây dựng hệ thống quan liêu hữu hiệu, tìm cách hạn chế các nhược điểm của nó. Ở nước ta, các tổ chức tư nhân và phi Chính phủ thật sự đã bắt đầu quan tâm và đã đi trước nhà nước một bước xa về lĩnh vực này vì lợi ích của chính họ. Hãy để họ tự lo.

Cái đáng lo là ở bộ máy chính quyền. Ngoài những đặc trưng nêu ở trên của các hệ thống quan liêu nói chung, bộ máy chính quyền còn có thêm một đặc trưng rất nổi bật (mà ở ta thì bị xem thường): quan chức nhà nước chỉ được làm cái mà pháp luật cho phép, còn người dân được làm mọi thứ mà pháp luật không cấm. Như thế mô tả công việc cho mỗi chức năng phải rất chi tiết. Đáng tiếc hầu như không hề có mô tả chức năng ở bất cứ cơ quan nhà nước nào! Việc đánh giá, bổ nhiệm, cất nhắc cũng theo những tiêu chuẩn chẳng "quan liêu” tí nào, mà chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân, thân quen, bè cánh. Chính thế nên các quan mới rất tự tiện, quan trên mới có khả năng can thiệp vào mọi chuyện. Hãy chỉ nêu việc làm của các quan "ăn đất" ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác, hay việc lạm quyền vô độ của Bà Hiệu trưởng trường Quý Đôn tai tiếng trong vụ "chạy trường".

Gần 10 năm trước tôi tham dự cuộc gặp đầu tiên giữa thủ tướng và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kêu ca, yêu cầu, nhờ Thủ tướng giải quyết. Thủ tướng giải quyết cho họ. Tất cả mọi người đều rất phấn chấn, tôi thì lo. Thủ tướng cũng nên có mô tả công việc của mình. Thủ tướng mà làm công việc của Trưởng phòng, Vụ phó, Vụ trưởng thì làm sao làm nổi, và còn đâu thời gian và năng lực cho công việc của Thủ tướng, làm sao có hệ thống quan liêu hiệu quả.

Vậy đừng nênchỉ chống quan liêu hãy xây bộ máy quan liêu hiệu quả.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • xem toàn bộ