Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

08:37 SA @ Chủ Nhật - 30 Tháng Bảy, 2006

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa chấm xong môn lịch sử của sinh viên thi vào khối C. Kết quả là nhiều điểm 0, rất nhiều điểm kém. Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kết quả môn thi lịch sử cũng tệ hại như vậy.

Đây không phải là năm đầu tiên có kết quả sửng sốt trước cơn "địa chấn" điểm 0 môn lịch sử, và câu hỏi, vậy thì con cái chúng ta đã học những gì trong 12 năm phổ thông vẫn còn treo lơ lửng.

Con cái chúng ta được học nhiều thứ lắm. Các cháu oằn lưng cõng chiếc cặp sách nặng trĩu đến trường suốt 12 năm học, chưa kể học thêm học kèm, học luôn cả mùa hè. Nhưng cái sự học ngày nay sao quá lạ, cái cần học nhất là nền tảng đạo đức làm người lại chưa được chú trọng đúng mức.

Học sinh đi thi không vận dụng kiến thức, mà vận dụng các mẹo mực gian dối. Phao thi ngập trắng sân trường, không gian dối được thì chặn đánh giám thị. Chương trình đào tạo nặng nề khoa cử như vậy, nhưng học sinh thi lại nhiều điểm kém hơn điểm giỏi. Hỏi ra không biết do lỗi người học, lỗi người dạy, hay lỗi của toàn hệ thống giáo dục của nước nhà?

Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ.

Thí sinh thi vào khối C, mà điểm 0 môn lịch sử chiếm số nhiều thì quả thực có vấn đề về giảng dạy môn học này trong toàn hệ thống, không cá biệt trường nào.

Thế hệ trẻ có nhu cầu hiểu biết và thích thú với lịch sử không? Xin thưa rằng có. Thử điểm lại xem, rất nhiều em thuộc lứa tuổi học sinh nói vanh vách lịch sử Trung Quốc, các truyền thuyết, giai thoại, điển tích trong tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng, Tây du ký... nhưng lại không kể nổi đầy đủ một câu chuyện lịch sử nước mình.

Vậy lỗi tại phía tiếp thu hay phía truyền thụ. Chúng ta dạy quá nhiều về kỳ tích anh hùng nhưng còn thiếu bi thương, dạy quá nhiều khẩu hiệu nhưng không cận nhân tình, dạy quá nhiều sự trung thành nhưng thiếu sự trung thực.

Lịch sử dân tộc Việt Nam thật bi hùng, nhiều hạnh phúc, nhưng cũng không ít đớn đau, đa chiều cảm xúc, đủ lay động tâm can mọi con người và giúp họ sống đẹp hơn, tốt hơn. Nhưng cái được thể hiện trên mặt sách giáo khoa thì vẫn còn khô khan, đơn điệu, thiếu cảm xúc. Đã như thế thì đánh thức tình yêu lịch sử sao được?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mầm họa đang lớn

    10/03/2006Trước những bức xúc trong giáo dục hiện nay, Gs, Ts khoa học toán lý Nguyễn Xuân Hãn cho rằng cả ba lĩnh vực: chương trình sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện nay đều đang có vấn đề...
  • Ung bướu cần cắt bỏ

    03/11/2005Nhà giáo Trần Hữu TrùSinh thời, NGND Nguyễn Lân đã phát biểu: "Cấm tiệt cái việc dạy thêm". Ông phản đối, lên án kịch liệt tình trạng in ấn xuất bản quá nhiều sách "ăn theo" SGK đưa vào nhà trường nhất là sách toán, văn, tiếng Việt ở bậc tiểu học...
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Tại sao học sinh bây giờ không nhớ sử?

    02/07/2005Nguyễn HàNhiều nhà giáo và bậc phụ huynh than phiền học sinh bây giờ ít biết hoặc biết rất lơ mơ về lịch sử nước nhà.Tình trạng này có thể thấy qua các bài kiểm tra hoặc ở các trò chơi, các cuộc thi tuyển hoa hậu, diễn viên điện ảnh, người mẫu thời trang.
  • Thiết bị giáo dục chậm và kém chất lượng

    18/04/2005Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí mua sắm thiết bị giáo dục (TBGD) từ ngân sách nhà nước dành cho các địa phương năm học 2005-2006 lên tới 745 tỉ đồng. Tuy nhiên, có tiền rồi, nhưng thiết bị có được cung cấp đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, mới là điều quan trọng. Một thực tế đang tồn tại và gây không ít bức xúc, không những cho chính những người đang đứng trên bục giảng và ngồi trên ghế nhà trường, mà còn làm đau đầu các nhà quản lý, ...
  • Chương trình sách giáo khoa còn quá nặng

    13/01/2004Việt Anh"Các tác giả viết sách nên cân nhắc khối lượng chương trình mà học sinh có thể tiếp thu trong mỗi tiết học. Nhìn tổng thể, chương trình hiện nay vẫn còn quá sức các em", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển phát biểu chiều qua, tại buổi gặp mặt các tác giả viết sách giáo khoa khối THCS...
  • Chương trình phân ban THPT: 90% học sinh không hiểu bài

    11/11/2003Theo chương trình của Bộ GD - ĐT thì hình như việc phan ban đã đi quá lệch so với cái tên của nó, sao lại chỉ có hai ban A và C khi mà thi ĐH hiện vẫn theo bốn khối A, B, C, D?
  • xem toàn bộ