Hàng triệu ngọn lửa

06:08 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Bảy, 2010
Tôi không gọi đó chỉ là những ngọn nến. Mà là những ngọn lửa.

Đêm qua, hàng triệu ngọn lửa như vậy đã thắp sáng bên mộ phần các anh linh liệt sĩ, dọc dài Mũi Cà Mau tới địa đầu Tổ quốc.

Ở những nơi bão lũ, sạt đất lở núi vừa đi qua, lửa vẫn sáng. Ở những nơi rừng sâu núi thẳm, đời sống còn gập ghềnh bao bước khó nghèo, lửa vẫn sáng. Từ Trường Sơn tới đảo xa, lửa vẫn sáng. Sáng và nóng ấm soi rọi những gương mặt, vầng trán trẻ trung của lớp lớp thanh niên.

Hôm nọ, tại lễ tiếp nhận “Những kỷ vật kháng chiến” ở Bảo tàng Quân khu 5 – Đà Nẵng, từ các tướng lĩnh quân đội, mỗi anh hùng từng vào sinh ra tử cho tới các bạn sinh viên, không ai nén được xúc động khi tận thấy chiếc nồi đồng của Mẹ Việt Nam Anh hùng - liệt sĩ Trần Thị Xân.

Người mẹ Đại Lộc - Quảng Nam có 10 người con, thì 5 người cả trai lẫn gái đã hy sinh, 2 người là thương binh. Người con trai thứ 10 của Mẹ, thương binh Trương Văn Mười, xúc động kể. Kể rằng bộ nồi đồng xứ Quảng thường có 10 chiếc, từ nồi 1 đến nồi 10. Lớn nhất là nồi 10. Nhà mẹ Xân được coi là “bệnh viện dã chiến” của Ban Dân y Quảng Đà, bao nhiêu năm cả 10 chiếc nồi của Mẹ thường xuyên đỏ lửa phục vụ thương binh và cán bộ bộ đội, đối mặt với bao trận càn quét chà xát của địch.

Lần ấy Mỹ ném bom, Mẹ đưa anh em thương binh xuống hầm rồi bưng chiếc nồi 10 đang nấu dở chạy che miệng hầm. Trúng bom. Mẹ hy sinh, trên tay vẫn nắm chặt chiếc nồi đồng trộn lẫn gạo, đất cát và máu…

Kỷ vật kháng chiến tiếp nhận hôm ấy có nhiều súng ống các loại. Nhưng tôi vẫn lặng đi trước thứ vũ khí của Mẹ. Vũ khí ấy là ngọn lửa.

Ngọn lửa đấu tranh truyền cho đàn con 10 đứa, như 10 chiếc nồi đồng đất nghèo xứ Quảng. Ngọn lửa yêu thương, bao bọc cho đến phút giây cuối cùng của người Mẹ Việt Nam. Ngọn lửa ấy đã trở thành sức mạnh lớn lao nhất đem lại ngày toàn thắng.

Đêm qua, hàng triệu ngọn lửa đã sáng dậy khắp nơi an nghỉ của những anh linh liệt sĩ như Mẹ Xân, như một lời tri ân.

Không nhìn ai, chúng tôi nhìn lửa/Ở đó cháy cùng ý nghĩ/Và tỏa hồng trên mỗi trán say mê/… Chúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóng/Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim” (Nguyễn Khoa Điềm)

Tôi không coi đó chỉ là những ánh nến. Mà là ánh lửa.

Để từ những ánh lửa ấy thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết say mê, trí tuệ sáng tạo và dâng hiến của tuổi trẻ hôm nay.

Sẽ là triệu triệu những ngọn lửa bền bỉ, tiếp nối để trường tồn cùng đất nước.


Ngọn lửa tuổi trẻ
(Tuổi trẻ, Đặng Phương)

Hàng trăm ngàn ngọn nến lung linh đêm qua ở trên hơn 2.000 nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước, từ địa đầu Tổ quốc đến mũi Cà Mau.

Những ngọn nến do tuổi trẻ cả nước thắp lên tri ân và tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ xả thân vì đất mẹ được thắp lên một cách đồng loạt, đều khắp và thành kính. Có lẽ ở phía Trường Sa thân yêu, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống giữa đại dương mênh mông cũng ấm lòng trong sóng biển rập rờn.



Những đốm lửa nhỏ lung linh trong đêm làm sáng rõ hơn tên tuổi trên bia mộ của những anh hùng liệt sĩ đang nằm đó ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (Quảng Trị), ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), ở nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên (Tây Ninh), nghĩa trang liệt sĩ Lộc Tấn (Lộc Ninh, Bình Phước)... Ở hai miền biên giới phía Bắc và Tây Nam, trên bia mộ, tuổi của các anh chỉ mười tám, đôi mươi. Các anh nằm xuống, mãi mãi với tuổi trẻ ấy. Trẻ như những bạn trẻ dâng lên các anh ngọn nến hôm nay.

Thắp lên ngọn nến, giữa những nấm mồ bình dị mà kiêu hùng, từng bạn trẻ cảm nhận được sự hi sinh cao cả của công dân, cảm nhận được niềm hạnh phúc khi mình được sống trong hòa bình. Những đốm lửa đêm qua ở các nghĩa trang không chỉ làm ấm áp từng ngôi mộ, từng nghĩa trang mà còn đốt lên trong chính mỗi bạn trẻ ngọn lửa trong tim mình.

Đó là hàng trăm ngàn bạn trẻ những ngày này rừng rực trong màu áo xanh tình nguyện tỏa đi khắp các nẻo biên cương, đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, hải đảo. Không còn phải cầm súng như lớp lớp cha ông nhưng sứ mạng nào của tuổi trẻ cũng phụng sự, xả thân cho Tổ quốc. Cuộc vật lộn, cạnh tranh trong một thế giới có quá nhiều lựa chọn, quá nhiều thử thách hôm nay không phải là điều dễ dàng với những người tuổi trẻ nếu không có một ngọn lửa soi sáng trong tim. Học tập giỏi, làm giàu tốt chưa đủ. Điều tốt đẹp đó chỉ có ý nghĩa hơn khi mỗi người - ngoài cho mình - biết sống có lý tưởng, vì cộng đồng và vì nước Việt. Làm cho mỗi người dân có nhiều hơn cơm ăn, áo mặc; có nhiều hơn cơ hội học hành chính là làm cho tên Việt Nam trên bản đồ thế giới ngày một rạng rỡ hơn. Đó là sứ mạng của lớp trẻ hôm nay.

Nhưng lớp trẻ hôm nay vẫn còn đó những người còn ít có cơ hội học tập. Còn đó những bạn sống ở mức nghèo khổ, không có việc làm. Còn đó hàng ngàn, hàng ngàn bạn trẻ có đầy đủ đời sống vật chất mà nghèo nàn về tâm hồn. Còn đó hằng đêm một lớp trẻ - số ít thôi, nhưng vẫn có - thâu đêm suốt sáng với những cuộc đua xe vô bổ, đốt cháy tuổi trẻ trong những trò chơi online gợi dục và bạo lực... Phải xóa đi cái khoảng cách giàu nghèo để bạn trẻ nào cũng có cơ hội vào đời như nhau. Phải giải thoát cho hàng vạn bạn trẻ đắm chìm trong cuộc sống vô bổ để họ bước ra cuộc đời nhiều ánh sáng. Đó cũng là sứ mạng của những bạn trẻ tiến bộ hôm nay.

800.000 ngôi mộ đêm qua sáng lung linh. Những ngọn nến ấy sẽ thắp lên trong tim mỗi người trẻ tuổi những chiêm nghiệm mới, những khao khát mới để họ được cống hiến, được xả thân, được phụng sự. Đó là ngọn lửa được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của đất nước hàng ngàn năm: ngọn lửa tuổi trẻ.
Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mọi người

    06/07/2016Nguyễn Khắc NhoNói về cuộc sống của con người trước hết là nói về các cộng đồng quan hệ xã hội. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những giá trị cống hiến của con người là phục vụ cho mọi người và được mọi người ghi nhận. Điều kiện để cuộc sống con người có tình yêu hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng xã hội, vào mọi người.
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Quá khứ

    27/08/2009Hồ Ngọc ĐạiCơn giận nào cũng có lý của nó. Cơn giận xã hội thông qua khủng hoảng lại càng có nguyên nhân từ bên trong quá khứ. Trong đời sống xã hội, không có cái gì tự nhiên có mà không trải qua một quá trình chuẩn bị trong quá khứ...
  • Xem phim "Đừng đốt": Thông điệp của lòng yêu thương

    28/04/2009Việt VănPhim "Đừng đốt" được xây dựng theo cuốn nhật ký, những câu huyện về nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bộ phim là một bản anh hùng ca hoành tráng, đáp ứng lòng mong mỏi và tình cảm của những người ngưỡng mộ, yêu mến nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm...
  • Chiến tranh

    23/04/2009Henri BénacChiến tranh là một chủ đề thường xuyên được đề cập tới đến nỗi người ta đã khẳng định rằng chiến tranh là khởi nguồn của tất các nền văn học. Chiến tranh cũng được minh hoạ rất nhiều bằng hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, điện ảnh (đặc biệt số lượng rất nhiều những phim được gọi là phim "chiến tranh" nhưng cũng là phim "về Chiến tranh" : x. Nhà Độc tài, Ngày dài nhất, Ngày tận thế)
  • Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc

    14/03/2009GS. Tương LaiSứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
  • Dòng đời – Dòng tâm huyết

    18/12/2006Đông LaDòng đờilà tác phẩm có tính sử thi, nhưng không thuần sử, nghĩa là tác giả không chỉ liệt kê và mô tả những sự kiện xảy ra trên đất nước mà chủ yếu ông tái hiện cái hành trình gian khó của sự nảy sinh, sự đơm hoa kết trái, những bài toán và lời giải còn ở phía trước của công cuộc đổi mới. Về nghệ thuật, Nguyễn Trung lựa chọn bút pháp hiện thực rất giản dị, rất trong sáng...
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Cách sống Thùy Trâm

    07/09/2005Nhà Văn Nguyên NgọcNhà văn Nguyên Ngọc - người với con mắt tinh đời và tình cảm yêu thương sâu nặng - nói về chất "lửa" trong cuốn nhật ký tình cờ tìm thấy trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh...
  • 2 cuốn nhật ký: Có thể so sánh với Sống như Anh

    07/09/2005Giám đốc NXB Hội Nhà văn, nhà văn Nguyễn Phan Hách khẳng định hiệu ứng của nhật ký Đặng Thùy Trâm chỉ có thể so sánh với sức sống mãnh liệt của “Sống như Anh” (Thái Duy), “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi) thời chống Mỹ...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Mãi mãi tuổi hai mươi - một cuốn nhật ký đáng đọc

    05/07/2005Nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" - của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc 1952-1972 (viết từ ngày nhập ngũ 2.10.1971 đến ngày 24.5.1972) do NXB Thanh Niên vừa giới thiệu (ảnh) chiều 4.5.2005 là cuốn nhật ký dày dặn và khá hoàn chỉnh đầu tiên được xuất bản. Nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng cùng với việc biên soạn "Những lá thư chiến tranh", đã làm được một việc tốt đẹp - nhiều khi còn có ích hơn cả việc sáng tác - khi sưu tầm giới thiệu tập nhật ký này..
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ