Giữ gìn góc tâm linh Việt

08:22 CH @ Thứ Bảy - 24 Tháng Tám, 2013
Tôi nhận thấy người mình vào những ngày giỗ, Tết, dẫu ở nơi đâu cũng cố gắng quay tìm về cái góc tâm linh của mình. Đó có thể là ngôi nhà cũ với bàn thờ tổ tiên, nơi nhà thờ tộc họ, ngôi đình, nếp chùa quen thuộc, hoặc một đền đài tưởng niệm vào thời đại mới. (Nguyễn Hữu Thái, Mỹ)

Hôm trước nhận thư anh chị, thấy có vẻ buồn phiền về lớp trẻ đô thị ngày nay không lập bàn thờ ông bà, không còn coi trọng ngày giỗ Tết. Anh chị hỏi vậy người Việt sống xa quê hương thì ra sao? Các dân tộc khác có nhanh chóng mất gốc như người mình chăng ?

Thú thật, bản thân tôi cũng không hoàn toàn tin tưởng vào một tôn giáo, tín ngưỡng nào, nhưng trong thâm tâm vẫn nghĩ mỗi con người chúng ta đều cần có một góc tâm linh, mỗi dân tộc đều cần có một niềm tin nào thì mới hy vọng trường tồn.

Riêng tôi nhận thấy người mình vào những ngày giỗ Tết, dẫu ở nơi đâu cũng cố gắng quay về nơi chôn nhau cắt rốn, tìm về cái góc tâm linh của mình. Đó có thể là ngôi nhà cũ với bàn thờ tổ tiên, nơi nhà thờ tộc họ, ngôi đình, nếp chùa quen thuộc, hoặc một đền đài tưởng niệm vào thời đại mới .

Tôi là một nhà kiến trúc, nên nghĩ rằng bản sắc kiến trúc nhà cửa của người mình phải chăng nằm ngay trong các không gian thuần Việt, do điều kiện sinh hoạt văn hóa, tâm linh Việt cấu thành. Nhiều người phương Tây nghiên cứu nền văn hóa Việt thời cũ đã từng cho rằng ngôi nhà Việt cỗ cơ bản là một nơi thờ tự.

Sinh sống xa quê cha đất tổ, người di dân đến vùng đất mới phương Nam đã lập nên ngôi đình, nếp chùa mang dáng dấp quê nhà. Ở xa cách quê hương hàng vạn dặm, người Việt xa xứ cũng dựng lên cho được một nếp chùa, ngôi nhà thờ họ đạo riêng, mong tìm lại chút hơi ấm quê hương. Các nơi đó không chỉ diễn ra các sinh hoạt tinh thần mà cả văn hóa nữa.

Vậy mà ngày nay, không chỉ có người Việt sinh sống ở nước ngoài mà ngay cả thị dân trong nước với cuộc sống đô thị bươn chải, bận rộn kiếm sống, chỗ ở chật chội thường lơ là trong việc lập một góc thờ tự, xây dựng những không gian tâm linh cộng đồng là các nếp chùa, ngôi đền tưởng niệm, ngôi nhà thờ. Họ quên rằng chính các không gian tâm linh ấy đã từng nuôi dưỡng ý thức cộng đồng, tình quê hương dân tộc của bao thế hệ cha ông. Nhờ vậy mà quê hương, đất nước mới trường tồn.

Ở Bắc Mỹ, tôi từng có dịp sống gần cộng đồng người Do Thái và phải khâm phục một dân tộc suốt hai nghìn năm mất nước mà vẫn giữ được bản sắc riêng. Vì sao họ không mất gốc, phải chăng do họ không quên thờ tự trong gia đình, đi lễ đền thánh Synagogue (đạo Do Thái), dạy con cháu nói tiếng mẹ đẻ Yiddish. Có lẽ nhờ vậy mà họ vượt trội hơn các cộng đồng di dân khác, vẫn giữ gìn được bản sắc ở xứ người.

Quan sát các cộng đồng người Hoa, người An, người Hàn, người Nhật từng sinh sống nhiều thế hệ ở nước ngoài mà gia đình, cộng đồng họ vẫn sôi động một đời sống văn hóa, tinh thần rất riêng, không dễ hòa tan vào nước khác.

Bước vào một gia đình Việt ở xứ người mà còn nhìn thấy một góc thờ tự tổ tiên, con cái nói được tiếng Việt, tôi nghĩ gia đình đó còn giữ gìn được nền văn hóa Việt, còn tha thiết với tổ quốc quê hương. Nhìn thấy một cộng đồng, một họ đạo Việt xúm xít chung quanh ngôi chùa, ngôi nhà thờ tuy khiêm tốn, lọt thỏm giữa phố phường chớn chở phương Tây, lòng bỗng thấy nao nao tưởng như mình còn ở quê nhà.

Ơ xứ người, người ta không nể trọng mình vì con cái nói lưu loát tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga… mà xem ta có duy trì được nét đặc sắc văn hóa riêng có tác dụng làm phong phú thêm cho nền văn hóa tại chỗ. Bản sắc văn hóa riêng vẫn cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Phải chăng nét văn hóa, đời sống tâm linh Việt giúp ta có được bản sắc riêng, làm cho chúng ta hoà nhập nhưng không dễ hoà tan vào xứ người.

Vậy mà, phải chăng vào các ngày giỗ Tết, chúng ta chỉ còn cúng bái lấy lệ, từng biến các dịp đó thành bữa ăn nhậu vang đầy tiếng “dzô” không mấy văn hóa! Tôi có dịp quan sát một bữa giỗ tổ tiên gia đình Nhật, không cầu kỳ nhưng trang nghiêm. Các thành viên gia đình tề tựu lắng nghe người lớn nhắc lại những nét đẹp trong cuộc đời người đã khuất. Họ không hề biến bữa giỗ thành bữa nhậu!

Theo tôi, truyền thống phải bắt đầu từ mỗi gia đình. Ngày hết Tết đến, dẫu ở xa quê hương hàng nghìn dặm, tôi vẫn cố bắt chước cha tôi dành trọn đêm giao thừa cho hồi niệm, trong không gian tâm linh gia đình. Không có điều kiện lập một bàn thờ theo kiểu cũ, tôi vẫn cố tạo được một góc tưởng niệm ông bà, tổ tiên. Tuy không bày biểu nhưng đến lượt mình, thế hệ con cái tôi nơi đất khách quê người nay vẫn không quên tạo trong nếp nhà nhỏ của mình một khoảng không gian tâm linh riêng theo cung cách riêng của thế hệ chúng.

Ngày hết Tết đến, thân chúc anh và các cháu mỗi người tìm được một góc tâm linh cho mình.

Ngày cuối năm nơi xứ người,

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đàn ông và thế giới tâm linh

    21/08/2018Phan AnTrong quan niệm của đàn ông, thế giới tâm linh là thế giới mà lãnh đạo chưa khẳng định là có hay không, còn nhân dân thì nhất định tin là có và khoa học thì chưa chứng minh được. Nhại một câu trong Kinh Dịch về Đạo, có thể nói rằng người nhân thấy tâm linh thì gọi đó là nhân, người trí thấy tâm linh thì gọi đó là trí...
  • Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

    27/02/2018Nguyễn Quang ThiềuChúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít....
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

    21/09/2013Trần Đăng SinhThờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
  • Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng - hầu đồng

    16/09/2013Chuyên viên cao cấp Hồ ThuTrong tiến trình lịch sử dân tộc trải qua các thời kỳ Nho, Phật, Lão, cư dân nông nghiệp Việt Nam phát hiện ra rằng để sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển không thể thiếu vị trí tối linh thiêng và chỉ có một không hai là Bà Mẹ - danh từ Hán Việt gọi là Mẫu.
  • Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

    19/08/2009Tạ Đức TúNgôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • xem toàn bộ