Giới trẻ thời @ đón tết

03:52 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Giêng, 2009

Đối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...

Online đón Giao thừa

Giờ đây, online đón Giao thừa đang là mốt thời thượng. Có khoảng 25% số thanh niên Trung Quốc khi được thăm dò đã trả lời họ lựa chọn “Online ăn Tết”. Chỉ cần có một máy tính có bộ nhớ 128M trở lên được kết nối ADSL được cài các phần mềm Windows Mediaplayer và Realplayer10 trở lên là bạn có thể được thưởng thức bữa tiệc thị giác và thính giác do PPLive mang lại, chẳng cần phải tranh TV với người thân. PPLive phát trực tuyến hơn 400 kênh giải trí suốt 24 giờ trong ngày, đủ mọi chương trình từ phim truyện, ca nhạc, tạp kỹ đến kinh kịch, tấu hài, kể cả những chương trình ca nhạc hay bộ phim đang ăn khách nhất, tầt cả đều được xem miễn phí. Trong 400 kênh ấy, dù khó tính đến mấy, bạn cũng sẽ chọn được "món ngon" cho mình.

Trước đây, việc kéo nhau đến các gia đình chúc Tết là một phong tục được giới trẻ tiếp nhận, nhưng hiện nay thì cách chúc Tết tốt nhất được chọn lựa là nhắn tin qua điện thoại, qua Y!M và qua chat. Một con số thống kê cho thấy vào thời điểm giao thừa 2008 đã có khoảng 18 tỷ tin nhắn được gửi, trong đó 76% người nhắn là thanh niên. Các tin nhắn qua Y!M hay gửi lời chúc qua e-mail thì cũng rất nhiều, đặc biệt mấy năm nay, hình thức gặp nhau chức Tết qua chatroom rất được các bạn trẻ ưa thích vì vừa được nhìn thấy nhau qua webcam vừa có thể nghe được giọng nói của nhau mà không tốn tiền.

Thuê bạn gái về quê ăn Tết

Bên cạnh những kiểu đón tết được coi là “Linglei” (khác người) như trên, vẫn có một bộ phận bạn trẻ, nhất là những người quê nông thôn lựa chọn phương thức truyền thống: Về quê sum họp với người thân. “Thuê bạn gái về quê ăn Tết” đã xuất hiện từ vài năm nay và vẫn đang là “mốt”. “Mặc dù đây là kiều phô trương, tốn kém nhưng là do thiện ý, muốn cha mẹ được vui và là sự tôn trọng các cụ” - Lý An, một sinh viên đại học ở Hồ Nam nói – “Thuê bạn gái không phải là tuỳ tiện thế nào cũng xong, không liên quan gì đến chuyện tình cảm. Việc không tìm được bạn gái thực sự không phải lỗi của họ, chuyện tình cảm khó nói lắm, điều này cho thấy họ đang tìm kiếm một tình yêu thực sự”.

Tuy nhiên kiểu “giải quyết khâu oai” này cũng khá tốn kém. Thông thường người thuê phải đảm bảo toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở cho “bạn gái hờ” kèm theo thù lao khoảng 100 tệ/ngày (năm 2008). Có cặp ký họp đồng trị giá tới 10 ngàn tệ (25 triệu VNĐ) thuê trong suốt dịp Tết. Phía chàng trai được toàn quyền sai khiến, chỉ trừ mỗi… chuyện kia. Đối với các cô gái, nhất là các nữ sinh, đây là dịp làm thêm để kiếm tiền ăn học… Song cơ quan công an đã nhắc nhở cả các chàng trai lẫn các cô gái hãy thận trọng vì từng xảy ra không ít trường hợp bị lừa đảo: các chàng trai thuê phải nữ quái đạo chích, còn các nữ sinh gặp phải kẻ lưu manh vừa không được tiền lại còn bị xâm hại...

Thuê phòng… nhà vợ

Về quê thuê phòng của cha mẹ để đón Tết là chuyện mới mẻ và mới nghe có vẻ khó tin, nhưng đó là sự thật. Vương Kỳ, một 8X ở Bắc Kinh đã kết hôn được 2 năm. Giao thừa năm kia, hai vợ chồng ăn Tết ở nhà Vương Kỳ, năm ngoái họ quyết định về ăn Tết nhà bố mẹ vợ ở nông thôn Hồ Bắc (theo nguyện vọng của cô vợ). Cha mẹ vợ Vương Kỳ không có ý kiến gì, nhưng trở ngại lớn nhất là luật tục của địa phương: con gái đã đi lấy chồng không được đón giao thừa ở nhà bố mẹ đẻ. Để giải quyết mọi chuyện êm đẹp, Vương Kỳ đã nghĩ ra một “quái chiêu”, đó là soạn thảo một hợp đồng thuê phòng với cha mẹ vợ, trong ghi rõ “thuê phòng một ngày”, số tiền thuê và ký trả đàng hoàng, như thế thì sẽ ở nhà đón Tết với tư cách khách thuê phòng, chứ không phải con gái đã xuất giá.

Đón tết kiểu lãng mạn.

Một số bạn trẻ nghĩ ra cách chơi pháo hoa lúc giao thừa: xếp sẵn pháo hoa theo hình trái tim hay hình gì đó có ý nghĩa với hai người, sau đó vào nằm giữa, châm lửa đốt cho pháo hoa bùng lên rồi trao nhau nụ hôn hoặc quà lưu niệm. Có đôi thủ sẵn rượu vang và ít đồ ăn nhẹ để cùng nhâm nhi và chúc nhau trong ánh sáng của pháo hoa và nến.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Tản mạn đời văn phòng

    17/03/2016Nguyễn Trương QuýThế thì đời viên chức khác gì một cái cốc mỳ ăn liền, loại người ta gọi là mỳ tôm có sẵn hộp cho nước nóng vào 5 phút là ăn được hay một hộp cơm vuông vức, ô này to để cơm, ô kia bé để thịt rau cá, tí gia vị cho khỏi nhạt mồm? Tròn vành vạnh hay vuông chằn chặn và có vẻ đủ thứ để xuôi cái bụng. Nhưng ai không muốn ổn định, muốn thành thục việc cần làm, dù rằng tất cả chỉ đến những cái đích mà ở đấy, lại lặp lại một chu kỳ quen thuộc đến phát ngấy?
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.