Giới trẻ Việt Nam “ngộ độc” truyện ngôn tình Trung Quốc

08:20 SA @ Thứ Sáu - 13 Tháng Sáu, 2014

Vài năm trở lại đây, đông đảo bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ say mê đọc những cuốn truyện ngôn tình “sướt mướt” của Trung Quốc. Những tác phẩm nổi bật được truyền tay nhau, thậm chí cả trên mạng xã hội, các diễn đàn, các website tăng với tốc độ chóng mặt gây nên tình trạng đáng báo động về “ngộ độc” truyện ngôn tình.

Dòng văn học “thống trị” các nhà sách

Hiện nay, đến các con phố chuyên kinh doanh sách ở Hà Nội như Phạm Văn Đồng, Đinh Lễ, Nguyễn Xí có thể thấy các tập truyện ngôn tình xếp dày trên các giá sách với đủ thể loại như: Xuyên không (nhân vật vượt giới hạn thời gian - không gian), cung đấu (đấu đá, tranh đoạt trong cung đình), huyền huyễn (truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo), võng du (truyện miêu tả song song cuộc sống ảo trên mạng và ngoài đời thực của nhân vật),…

Anh Thắng, bộ phận phát hành của một công ty sách tại Hà Nội cho biết: “Những dòng truyện ngôn tình này đa phần độc giả là con gái. Không chỉ công ty chúng tôi mà một số nhà sách cũng phát hành khá nhiều. Hiện nay truyện ngôn tình chiếm khoảng 50-70% lượng phát hành sách của chúng tôi”.

Ngôn tình là dòng sách đến từ Trung Quốc, trong đó, “ngôn” là ngôn ngữ, “tình” là tình yêu. “Ngôn tình” có thể hiểu là thể loại văn chương dùng ngôn ngữ để nói về tình yêu.

Ở Trung Quốc, tiểu thuyết ngôn tình đặc biệt hấp dẫn giới trẻ. Những câu chuyện ăn khách nhất được chuyển thể thành phim. Khán giả quan tâm từ khâu tuyển chọn diễn viên cho phim cho thấy đất sống của dòng văn học này trong giới trẻ Trung Quốc mạnh mẽ như thế nào.

Tại Việt Nam, thời gian đầu, các câu chuyện ngôn tình được đăng tải rất nhiều trên các website, tuy nhiên, do được độc giả Việt Nam đón nhận nhiệt tình nên dòng truyện này đã được xuất bản thành sách và bán rộng rãi tại các cửa hàng sách trên toàn quốc.

“Ngộ độc” truyện ngôn tình

Nội dung chủ yếu của truyện ngôn tình là các câu chuyện diễm tình, lãng mạn. Mô-típ kiểu chàng đẹp trai lạnh lùng và giàu có tài ba say mê một cô gái cá tính, giàu tự trọng nhưng nghèo khó. Kết quả tình yêu nảy nở, trai đẹp quỳ cầu hôn cô gái nghèo. Chuyện tình đẹp như mơ khiến các bạn trẻ đọc sách không thể rời mắt.

Bên cạnh đó, các tiểu thuyết ngôn tình thường xây dựng nhân vật nam chính và nữ chính rất lý tưởng. Nam chính thường được xây dựng với vẻ ngoài hoàn mỹ, tính cách bên ngoài lạnh lùng nhưng thực ra lại rất chiều chuộng, quan tâm cô gái mình yêu thương, đánh trúng tâm lý của các độc giả nữ. Còn nữ chính cũng được miêu tả xinh đẹp, thuần khiết, tâm hồn trong sáng hoặc cá tính mạnh mẽ, thông minh, sắc sảo vượt lên hoàn cảnh.

Cốt truyện thường đi vào những câu chuyện tình “sướt mướt”, bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu vào những chi tiết nhỏ nhặt nhưng rất chân thực, tạo cảm giác gần gũi cho độc giả. Chính vì thế, không ít độc giả đã xem những cuốn truyện ngôn tình như “sách gối đầu giường”. Nhiều bạn say sưa đọc truyện cả đêm không ngủ.


Những câu chuyện tình yêu trong tiểu thuyết ngôn tình dễ khiến độc giả trẻ đắm chìm trong thế giới ảo.

Hồng, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Những cuốn truyện như Bên nhau trọn đời của Cố Mạn hay Ánh trăng không hiểu lòng tôi của Tân Di Ổ là những truyện mình thích nhất. Có khi nghiền suốt cả đêm không biết chán rồi ban ngày ngủ bù. Hiện tại mình đang nghiền tiếp cuốn Tôi như ánh dương rực rỡ”.

Trong truyện ngôn tình có những chuyện tình đẹp lung linh, những nhân vật đẹp hoàn hảo dễ khiến người trẻ quá thần tượng nhân vật trong truyện mà đắm chìm vào thế giới ảo, để rồi khi rời trang sách trở lại cuộc đời thực lại cảm thấy hụt hẫng, chán nản cuộc sống hay tình yêu của mình không đẹp như trong truyện.

Đọc nhiều “soái ca” với những câu chuyện tình đẹp như mơ cũng khiến mình hay mơ mộng, nhiều khi hi vọng mình cũng sẽ gặp được những tình tiết lãng mạn, bất ngờ như truyện lắm. Tuy nhiên, đọc truyện ngôn tình từ khi lên đại học đến giờ mình vẫn chưa gặp tình huống nào giống truyện nên đôi lúc cũng thấy hụt hẫng”, Ngọc Minh - Đại học Sư phạm tâm sự.

Không chỉ vậy, một số tác giả truyện ngôn tình hiện nay còn đưa yếu tố tình dục vào tác phẩm như một gia vị không thể thiếu với hi vọng tăng lượng độc giả cho tác phẩm của mình. “Có những cuốn ghi chú thích 18+” hoặc “ngôn tình sắc” nhưng mình không để ý, đến khi đọc gặp phải những cảnh “nóng” thấy ngượng ghê. Nhưng có đứa bạn mình thấy “hứng” khi đọc cảnh đó, sinh ra tò mò, lần sau lại tìm đọc tiếp”, Dung - Học viện hành chính chia sẻ.

Bên cạnh ngôn tình, dòng văn học mạng khởi nguồn từ Trung Quốc còn có một số loại sách cũng thu hút lượng độc giả đông đảo, chỉ sau truyện ngôn tình như: Đam mỹ (chuyện tình yêu giữa nam - nam), cấm luyến (tình yêu giữa anh - em/chị - em ruột thịt)... dễ gây những suy nghĩ lệch lạc với người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ.

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi 'đất nước' lười đọc

    22/06/2015Thiện NgộThị trường sách Việt đang phát triển như vũ bão với nhiều đầu sách ra trong một tháng. Sách là kho tàng tri thức mà ở đó, thông qua ngòi bút, tác giả muốn truyền tải một thông điệp nào đó đến với người đọc...
  • Ở VN, sách Nobel thua xa “Xin lỗi em chỉ là…”

    24/09/2014Hồ Hương Giang (thực hiện)Câu chuyện của giải Nobel văn chương 2010, của sách bestsellers 70 tuần trên New York Times, của tác giả Stephen Hawking đang thất bại thê thảm trước “Xin lỗi em chỉ là…”, “Sợi xích”, hay 1001 thể loại blog yêu đương ở VN… là một câu chuyện 100% có thật...
  • Truyện ngôn tình Trung Quốc- “độc dược” bằng chữ

    29/05/2014Hiện nay, truyện ngôn tình đã phủ rộng ở khắp các thành phố từ Bắc đến Nam. Từ nhà sách, tiệm sách cũ đến các trang mạng... Có nhiều người từng coi đó là “thức ăn ngon” nhưng giờ đây, với thực tế những gì đang diễn ra thì loại truyện này chẳng giúp người đọc “bổ khỏe”.
  • "Thị hiếu đọc ở Việt Nam quá kém!"

    28/05/2014Hồ Hương Giang“Văn học dịch ở nước ta đang lệch lạc, thượng vàng thì ít mà hạ cám thì nhiều”...
  • Những lựa chọn sẽ lớn lên cùng với cuộc đời...

    29/04/2014P. VũNgười trẻ cần những đầu sách dành riêng cho họ, thị trường sách đã đáp ứng được, và người trẻ đi mua sách ào ạt. Hội sách 2014 đã cho thấy điều này...
  • Tại sao văn học Việt Nam không có tác phẩm đỉnh cao?

    25/04/2014Hiền Hương thực hiệnNhân dịp đầu năm mới Giáp Ngọ- 2014, phóng viên Dân trí có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (chị cũng tuổi Bính Ngọ) về đời sống văn học Việt Nam đương đại, về cả nỗi cô độc của người nghệ sỹ, của chính nhà văn- Nguyễn Thị Thu Huệ.
  • Truyện ngôn tình loay hoay chống thoái trào

    21/08/2013Lam LinhSau nhiều năm làm mưa làm gió, tiểu thuyết diễm tình Trung Quốc đang đối diện với khả năng trở thành "món ngon ăn lâu cũng chán" tại thị trường Việt Nam...
  • Không có gì nhiều trong sách của các cây viết trẻ

    31/07/2013Hồ Hương GiangSách của người Việt trẻ độc thân có gì? Không có gì nhiều. Hiếm tham vọng, ít kỹ thuật, ít tầm nhìn và mục tiêu to lớn, không tìm cách giải quyết những vấn đề vĩ mô .., nhưng dường như chúng có thể trở thành đối trọng của truyện ngôn tình Trung Quốc đang lan rộng trên thị trường. Sách của người Việt trẻ độc thân có gì? Không có gì nhiều.
  • xem toàn bộ