Dạy gì cho con?

09:08 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Giêng, 2017

Câu trả lời ngắn gọn là: Dạy những gì quan trọng với cuộc sống, nhưng nhà trường chưa chạm tới...

.

Cụ thể đó là những gì?

Hẳn nhiên, điều đầu tiên các bậc phụ huynh phải dạy con là ý thức về mình, xem mình là ai, mình đang ở lứa tuổi nào, mình có gì độc đáo khác biệt, mình đang ở vị trí nào trong bức tranh lớn của gia đình và xã hội xung quanh.

Điều thứ hai, là dạy con có ý thức về cuộc sống, khởi đầu từ những quan sát thường ngày, xem cuộc sống của con gồm những gì, có liên hệ đến những ai, con có thể làm gì ở trong đó, cái gì con làm vì niềm vui thích, cái gì là trách nhiệm phải hoàn thành.

Điều thứ ba, là dạy con cách tổ chức cuộc sống cá nhân, từ sắp xếp thời gian sao cho đi ngủ và thức dậy đúng giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân hợp cách, sắp xếp sách vở, bàn học ngăn nắp, giữ cho phòng riêng được sạch sẽ gọn gàng, giữ đúng thời gian biểu đã thoả thuận cùng bố mẹ…

Sau đó là tham gia vào việc tổ chức cuộc sống gia đình, từ chia sẻ việc nhà, đến lựa chọn cuối tuần đi đâu, làm gì, mình có vai trò gì trong gia đình, đâu là phần trách nhiệm của mình, đâu là phần mình có thể đóng góp. Từ đó, con sẽ học được cách làm chủ và tự tổ chức đời sống của mình.

Điều thứ tư các phụ huynh có thể dạy con là các kỹ năng sống cơ bản, như biết xin lỗi và cảm ơn; biết chào hỏi; biết nói điều mình muốn, hỏi đáp nhã nhặn, lễ phép; có ý thức giữ lời; biết biểu lộ cảm xúc đúng mực; biết ôm bố mẹ và anh chị em; biết khen ngợi và an ủi người khác; biết nghe khi người khác nói…

Rồi cùng với đó là những việc nhà thiết yếu cho đời sống của con sau này, như giặt và phơi đồ, nhặt rau, rửa bát, nấu cơm, sử dụng đồ gia dụng, sắp xếp phòng ốc, bày biện trang trí… Sau đó là những kỹ năng sinh tồn, như cách về nhà nếu đi lạc, nếu gặp hoả hoạn thì phải làm sao, sang đường thế nào cho an toàn, tiêu tiền thế nào cho đúng, những tình huống nào là nguy hiểm…

Cứ giản dị như thế, đi từ chính con người mình ra những việc xung quanh, từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện tại đến tương lai… Không có giáo trình cụ thể. Cũng không có thời khoá biểu cố định. Nhưng thường trực, tận tâm và kiên trì.

Như thế, cha mẹ không chỉ là cha mẹ, mà còn là người đồng hành cùng con, vừa hướng dẫn, vừa hỗ trợ con đi qua cuộc sống này trong những năm tháng đầu đời.

Lưu ý rằng, học để biết thì đơn vị tính bằng ngày, học để làm thì đơn vị tính bằng năm, học để trở thành thì đơn vị tính bằng thập kỷ. Những cái học dài hơi như thế không nhà trường nào có thể thực hiện được.

Chỉ có giáo dục trong gia đình mà ở đó cha mẹ có hàng chục năm để đồng hành cùng con, ở đó có những tình huống người thực việc thực để thực hành, thì học để làm và học để trở thành, và rộng hơn để tương tức trở thành, mới có thể thực hiện được, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.

Nếu bậc làm cha mẹ nào không nhận ra được điều này, và không chủ động dẫn dắt việc này, thì thực là đã bỏ lỡ cơ hội dạy con trưởng thành. Hẳn nhiên, cũng không làm tròn trách nhiệm của người làm cha mẹ vậy.

.

Dạy con thế nào?

Có thể liệt kê một số cách phổ biến như sau:

Cách thứ nhất, phổ biến nhất, và quan trọng nhất, là làm gương. Dạy qua việc làm gương cũng là cái dạy khó nhất. Dạy như thế là thân giáo, dạy qua đời sống của mình, dùng chính đời sống của mình để làm giáo trình. Mà muốn dạy được qua đời sống của chính mình, thì trước hết đó phải là một đời sống có ý thức, có ý nghĩa và có phẩm giá, nếu ta kỳ vọng con mình cũng sẽ có một đời sống như vậy. Đến đây vấn đề thành to chuyện! Nhưng ơ kìa, trên đời này có việc nào to hơn là việc dạy con mình!

Cách thứ hai cũng rất phổ biến, là cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tỉ mỉ chỉn chu từng việc nhỏ, rồi dần dà mở rộng sang những việc lớn hơn. Làm như thế sẽ hình thành được các thao tác, quy trình, và chuẩn mực cho con trẻ ngay từ những việc nhỏ trong nhà. Sau này lớn lên, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, trọn vẹn và hoàn tất.

Cách thứ ba rất quan trọng, nhưng ít người để ý đến, đó là kể chuyện. Việc kể chuyện có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi: trong bữa tối, khi uống trà, trước khi đi ngủ. Có đưa trẻ nào lại không say mê nghe kể chuyện. Nên dạy qua kể chuyện là cách dạy rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, một công nhiều việc, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ, ở bậc mẫu giáo hoặc tiểu học.

Cuộc đời mỗi con người cũng là một câu chuyện mà mình chính là tác giả của câu chuyện đó. Vì thế, kể những câu chuyện có ý nghĩa, có tính khơi gợi, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ, thường diễn ra trước giờ đi ngủ, là cách giáo dục vô cùng hiệu quả.

Những câu chuyện này không nhất thiết phải trong sách vở, mà có thể là những câu chuyện được sáng tác tức thời, gắn với những trải nghiệm mà trẻ trải qua trong ngày.

Lớn thêm lên, bố mẹ có thể hướng dẫn con tập hình dung, tập kể câu chuyện của đời mình. Ban đầu có thể chỉ đơn giản là kể lại những gì con đã trải nghiệm trong ngày, hoặc những cột mốc mà con thấy đáng nhớ. Sau đó là những ước mơ về việc con muốn làm, người con muốn trở thành, giá trị con muốn theo đuổi. Dần dà, con sẽ thấy, con chính là tác giả của câu chuyện đời mình, chuyện hay hoặc dở là do mình quyết định chứ không phải là người khác.

Cách thứ tư là trò chuyện cùng con để giữ nhịp đồng hành mỗi ngày. Chỉ riêng việc đồng hành cùng con qua những trắc trở khó khăn, qua những thử thách mà con phải vượt qua, chia sẻ những niềm vui mà con khám phá, những lo âu mà con phải đương đầu, đã là một cách giáo dục hiệu quả. Con người vốn dĩ cô đơn, nên có được người hiểu mình, có người tin cậy để đồng hành cùng mình, sẽ làm cho mình vững tin, mình mạnh mẽ, mình trưởng thành lên rất nhiều.

Việc trò chuyện cùng con này thoạt nghe thì dễ, nhưng thực hành thì không dễ chút nào, vì chúng ta có xu hướng áp đặt ý kiến của mình, chúng ta sốt ruột, chúng ta đã trả những giá đắt nên muốn chỉ ngay ra giải pháp và con đường. Khoảng cách thế hệ cũng từ đó mà rộng dần ra.

Khi đó, chỉ có lắng nghe chân thật và yêu thương chân thật mới có thể giúp ta chầm chậm bước chân để lắng nghe giữ nhịp cùng con.

Mà lắng nghe chân thật và yêu thương chân thật, suy cho cùng, lại là cội rễ của giáo dục trong gia đình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

    01/06/2020Jeffrey D. SachsTrẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước...
  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Trẻ em Việt Nam thành “người nước ngoài”?

    21/11/2013Hoàng HươngTrang bị cho con em những kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của không ít phụ huynh. Thế nhưng có mấy phụ huynh quan tâm đến việc con có được học tiếng Việt, lịch sử, địa lý, đạo đức VN khi vào trường quốc tế?
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • Hãy gắng lên, phụ huynh ơi!

    20/02/2009Đỗ Hoàng GiangẤn tượng khó phai nhất hiện hình ở cổng các trường học từ mẫu giáo tiểu học, phổ thông cơ sở thời điểm đầu và cuối mỗi buổi học. Đó thật sự là một khu triển lãm mọi hình thái chăm lo con cái nhất trên đời
  • Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống phụ huynh

    05/11/2008Nhóm Phóng Viên Quốc tế Hội NhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…đã được định hình trong năm 1968 ( hoặc trước, sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Phụ huynh và học sinh: Nên bỏ thi tiểu học!

    25/04/2003Ngành giáo dục đang hướng tới chuẩn hóa kiến thức ở bậc trung học phổ thông trong toàn dân. Vậy, nên chăng ta bỏ bớt đi kỳ thi TNTH để đỡ lãng phí tiền của của Nhà nước mà con trẻ cũng không quá căng thẳng khi phải liên tục thi cử...
  • xem toàn bộ