Tổng thống Laurent Gbagbo (Bờ Biển Ngà): từ nhà dân chủ tới tên độc tài

Viện Nghiên cứu các vấn đề phương Đông và Phi châu
10:56 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Tư, 2011

Con đường "vút bay" về chính trị của Tổng thống Laurent Gbagbo là con đường của một nhà cải cách dân chủ trở thành một kẻ độc tài.

Vốn có nghề giảng viên Đại học môn Lịch sử, có bằng Tiến sĩ nhận từ một trường Đại học Paris, ông Gbagbo là một nhân vật vô cùng quan trọng trong cuộc chuyển tiếp của nước Ivory Coast (Bờ Biển Ngà) sang nền dân chủ đa đảng trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, sau khi trở thành tổng thống vào năm 2000, ông đã thực hành những biện pháp tàn tệ để bóp nghẹt bất đồng chính trị và thao túng các vấn đề dân tộc và tôn giáo để bám giữ quyền lực.

Ông để lại sau lưng một đất nước chia rẽ, mối đe dọa sự bình ổn của toàn vùng.

Trong 33 năm, Ivory Coast được cai trị bởi vị Tổng thống lập quốc Felix Houphouet-Boigny, người có đường lối chính trị ôn hòa và có những mối liên hệ chặt chẽ với phương Tây, từ thưở ban đầu đã đem lại ổn định và thịnh vượng kinh tế khiến cả lục địa (Phi châu) thèm khát.

Thế rồi dần dà ông Houphouet-Boigny càng ngày càng chuyên chế, hủ bại và không được lòng dân.

Giá dừa sụt vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 đã tạo ra nạn thất nghiệp to rộng và sự bất mãn về chính trị.

Đồng thời, ông Houphouet-Boigny cũng bắt đầu xía vào những công chuyện các nước láng giềng, kể cả việc ủng hộ cuộc đảo chính năm 1987 chống Thomas Sankara, tổng thống nước Burkina Faso.

Bị bỏ tù

Đối lại, ông Gbagbo một trong những người đối lập ác liệt nhất của ông Houphouet-Boigny, kêu gọi dân chủ hóa mạnh mẽ hơn nữa và tái phân phối tài phú của đất nước.

Giữa những năm 1971 và 1973, ông Gbagbo bị bỏ tù vì tồi “kích động nổi loạn khi dạy học” và tội “gây rối”.

Laurent Gbagbo lật đổ Robert Guei và trở thành tổng thống năm 2000

Sau khi lãnh đạo cuộc đình công toàn quốc của giáo viên năm 1982, ông thành lập phe đối lập Mặt trận Nhân dân Bờ Biển Nga (Front Populaire Ivoirien FPI) và đòi chuyển sang bầu cử đa đảng.

Bị lực lượng an ninh của ông Houphouet-Boigny quấy nhiễu, ông Gbagbo lưu vong sang Pháp vào cuối năm đó, rồi trở lại vào năm 1988 để đẩy mạnh áp lực đòi cải cách dân chủ.

Năm 1990, ông Gbagbo và Mặt trận FPI thắng lợi trong việc buộc ông Houphouet-Boigny đưa nước Ivory Coast tới cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên kể từ khi dành được độc lập.

Mặc dù ông Gbagbo – người tranh cử tổng thống thuộc phe đối lập duy nhất – đã bị thua rất đậm trong cuộc bầu cử gian lận rõ ràng, ông vẫn được một ghế trong Quốc Hội và tiếp tục hoạt động đòi thay đổi về chính trị.

Điều này dẫn ông tới vụ đi tù lần thứ hai vào năm 1992 – lần này ông nằm trong tay thủ tướng Alassane Ouattara, người khi đó đang thực điều hành đất nước do tình trạng sức khỏe tồi tệ của ông Houphouet-Boigny.

Nỗi uất giận ghê gớm của ông Gbagbo đối với ông Ouattara vì những năm tù đầy này cho thấy rõ sự xung đột hiện thời giứa hai ông lãnh đạo.

Các hành động của ông Ouattara trong thời kỳ này cũng khiến mọi người nghi ngờ tính cách dân chủ của ông và khả năng thực thi lời ông cam kết cai trị đất nước bình ổn sau cuộc bầu cử năm 2010.

Cạm bẫy quyền lực

Bằng cái giá đắt mà chính cá nhân phải trả, ông Gbagbo vốn là một nhân vật vô cùng mạnh mẽ mở toang không gian dân chủ cho nước Ivory Coast.

Tuy nhiên, sự phản đối chính trị mà chính ông Gbagbo đã tạo nên lại ngày càng mạnh, gây chia rẽ và bạo lực sau khi ông Houphouet-Boigny chết vào năm 1993.

Niên biểu Gbagbo trong Lịch sử

1971: Bị tù vì “dạy học bạo động”
1982: Lưu vong qua Paris sau hoạt động Mặt trận
1988: Quay về Ivory Coast
1990: Thất bại trong bầu cử
1992: Bị tù sau các cuộc phản kháng của sinh viên
2000: Tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử nhiều tranh cãi
2002: Đảo chính thất bại chia rẽ nước Ivory Coast
2007: Chấp thuận chính phủ phân chia quyền lực với các tay nổi loạn xưa
2010: Bầu cử 5 năm sau. Không chịu ra đi sau khi LHQ tuyên bố ông thua
2011: Bị buộc rời quyền lực

Với những cơ may mới về chính trị và những cạm bẫy quyền lực, thì cũng xuất hiện sự thay đổi đầy kịch tính của ông Gbagbo trong vấn đề ý thức hệ.

Năm 1999, Robert Guei cướp được ghế tổng thống nhờ đảo chính và ngay lập tức đưa thông qua được đạo luật đòi cha mẹ của các ứng viên tổng thống phải là người sinh ra bên trong nước Ivory Coast.

Điều này sẽ ngăn trở hẳn việc các ứng cử viên chủ chốt được tham gia cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2000, trong đó có cả ông Ouattara thân phụ ông này sinh ra ở Burkina Faso và là người được ủng hộ mạnh mẽ về chính trị của vùng phía bắc Ivory Coast nơi đạo Hồi có ảnh hưởng thống trị.

Điều này khiến chỉ còn lại ông Gbagbo là ứng viên tổng thống duy nhất của phe đối lập.

Cúng rất giống như cuộc bầu cử gian lận năm 2010, ông Gbagbo được công nhận thắng cử năm 2000 nhưng ông Guei tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để bắm lấy quyền lực.

Được sự ủng hộ của những phần tử trong quân đội và những cuộc biểu tình tuần hành vô cùng đông trên đường phố, ông Gbagbo lật được ông Guei và được đưa lên làm tổng thống.

Cũng giống như ông Guei trước đó, trong cả một thập niên tiếp theo, ông Gbagbo thao túng các căng thẳng xoay quanh chuyện các dân tộc (cùng sống chung trong nước Ivory Coast), chuyện quốc tịch và chuyện quyền sử hữu đất đai để chống đỡ cho việc kiểm soát về chính trị và vô hiệu hóa các tay đối lập với ông, như ông Ouattara.

Sự giận dữ dâng cao đến đọ có cuộc đảo chính năm 2002, khi đó các binh lính nổi dậy đã chiếm được các thành phố phía Bắc Korhogo và Bouake.


Ông Gbagbo trước ngày bị bắt giữ

Ngôn từ độc địa

Ông Gbagbo sử dụng sức mạnh tổng lực để đè bẹp quân nổi dậy, dẫn đến cuộc nội chiến tàn hại chia cắt Ivory Coast làm hai, miền Bắc và miền Nam.

Ông Gbagbo kết tội “người nước ngoài” đặc biệt là nước Burkina Faso đã ngấm ngầm tổ chức cuộc nổi dậy và dùng ngôn từ độc địa để mô tả “người Bờ Biển Ngà” và “người bên ngoài”.

Trong tám năm tiếp theo, ông Gbagbo khai thác các căng thẳng giữa các nhóm dân tộc địa phương với người lao động nhập cư trong công nghiệp dừa, đặc biệt phân biệt đối xử người di cư từ Burkina Faso.

Cuộc bầu cử tổng thống định vào năm 2005 bị hoãn đi hoãn lại 5 lần, cho tới khi ông Gbagbo phải đồng ý tổ chức vào năm 2010.

Chuẩn bị cho bầu cử, một lần nữa ông Gbagbo lại khuấy lên những căng thẳng giữa các dân tộc trong nước và kết tội ông Ouattara là không phải “người Bờ Biển Ngà” và do đó không đủ tư cách tranh chức tổng thống.

Bất kể những chuyện đó, ông Ouattara lại thắng cử và được quốc tế công nhân là cuộc bầu cử tự do và đúng đắn.

Ông Gbagbo từ chối công nhận kết quả bầu cử, tuyên bố rằng đó là gian lận và phổ biến là ở các khu vực bỏ phiếu miền Bắc.

Ông ra lệnh cho quân đội duy trì kiểm soát dinh tổng thống, đài truyền hình và các doanh trại quân đội.

Nhiều tháng thương lượng đình trệ buộc ông Ouattara dùng giải pháp quân sự, dẫn tới những cuộc dàn trận đánh nhau giữa quân của ông Ouattara và ông Gbagbo ngay trên đường phố thủ đô Abidjan.

Cuối cùng thì ông Gbagbo bị phe đối lập bắt giữ sau thời gian dài bao vây dinh tổng thống, khi đó đối với hầu hết người dân Ivory Coast, vai trò lịch sử của ông trong việc đấu tranh cho dân chủ và cho việc phân chia công bằng các nguồn lợi quốc gia, giờ đây mấy chuyện đó coi như đã bị quên lãng từ lâu rồi.

Tiến sĩ Phil Clark là giảng viên môn Chính trị học so sánh và quốc tế tại Viện nghiên cứu các vấn đề phương Đông và Phi châu (School of Oriental and African Studies) Đại học London, và thành viên nhóm Nghiên cứu về Chuyển đổi Pháp lý tại Đại học Oxford.

Người dịch: Đại Phúc

Nguồn:Bản gốc BBC, bản dịch Anh Ba Sàm

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gaddafi, em lo cho số phận của Papa và nhân dân của ngài!

    02/04/2011Bùi Quang MinhChào Papa "lãnh đạo anh minh" quý mến của em!
    Những ngày qua, thông tin về những bất ổn, chiến sự, chiến tranh tại Libya ngày một dày đặc, đầy lo ngại. Các tin tức, hình ảnh về chiến sự, bom rơi, đạn lạc, tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm, chiến xa, dinh thự của Papa bốc cháy... làm em cả ngày hôm qua đứng ngồi không yên! Em phải viết lá thư ngay cho Papa!
  • Polpot - Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị...

    25/03/2011Bùi Quang MinhKẻ độc tài được mô tả dưới đây trong bài viết hoàn toàn không biết tới các tầng mức của Quyền tự do đối với một Con người, lại càng không biết đến Dân chủ đối với tổ chức xã hội, đảng phái... Kẻ độc tài này với đạo lý cách mạng Anka, khi thực hiện "Công cuộc cách mạng cao cả" đã thảm sát và bỏ đói 1/3 dân tộc của Nhà nước "Campuchia Dân chủ" mà mình cai trị... Nếu không bị đánh đuổi sớm bằng bạo lực thì không biết "Công cuộc cách mạng cao cả" của kẻ độc tài này sẽ còn đi tới "Đỉnh cao vĩ đại" nào?
  • Gaddafi, vì đâu nên nỗi này?

    18/03/2011Bùi Quang MinhNgài Gaddafi kính mến,
    Em nghe cô bạn tâm phúc Galyna Kolotnytska - y tá riêng của ngài kể và cho xem một vài bức hình có chân dung ngài, em vô cùng ngưỡng mộ và muốn gửi thư bày tỏ với ngài giống như bao người đua nhau bày tỏ ý kiến, lòng cảm kích tới Lãnh tụ của mình...
  • Gaddafi: mộng và thực

    09/03/2011Danh ĐứcĐã có một thời đại tá Gaddafi là hiện thân của niềm hi vọng và hãnh diện của dân chúng Libya. Nhưng vì sao giờ đây ông trở thành sự thất vọng?
  • Các “vương triều cộng hòa” Ả Rập

    21/02/2011Nguyễn Ngọc Lan ChiLàn sóng biểu tình tiếp tục lan rộng khắp thế giới Ả Rập, làm lung lay quyền lực của nhiều nhà lãnh đạo lâu năm và cắt đứt tiền đồ của con cái họ. Được xem là người sẽ kế vị Tổng thống Hosni Mubarak, con đường quyền lực của Gamal Mubarak lẽ ra đã rất suôn sẻ nếu biến động không xảy ra...
  • Saparmurat Atayevich Niyazov - nhà độc tài Trung Á mang dấu ấn kỳ lạ

    19/02/2011Saparmurat Niyazov, "Tổng thống suốt đời", "Người cha đáng kính của mọi người dân" của Turkmenistan từ năm 1990 - 2007, là một trong những nhà độc tài ít nổi tiếng nhất mọi thời đại nhưng lại là kẻ có đầu óc điên dại hoàn toàn...
  • xem toàn bộ