Vật lý hạt và vũ trụ học - những kết quả đầu tiên của LHC

10:52 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Bảy, 2010

Gặp gỡ Blois lần thứ 22 diễn ra từ ngày 15 đến 20-7-2010 trong Lâu đài Blois, lâu đài hoàng gia xưa nằm trên đỉnh đồi giữa trung tâm đô thị cổ Blois, thành phố kết nghĩa với cố đô Huế của Việt Nam ta. Cũng như Huế trải rộng dọc đôi bờ sông Hương êm đềm thơ mộng, Blois nép mình bên sông Loire, giữa một thung lũng cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ hoang dã, nơi có nhiều toà lâu đài đế vương, công hầu nguy nga, lộng lẫy được xây cất vào thời Trung đại và thời Phục hưng. Cũng như cố đô Huế, thung lũng sông Loire được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

Nơi hội tụ các nhà vật lý 26 nước

Dự cuộc gặp năm nay có 151 nhà vật lý của 26 nước, đông nhất là Mỹ (46), tiếp đến là Pháp (17) và Nga (17). Mấy con số đó nói lên phần nào rằng vật lý học đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, ta còn gặp các nhà vật lý nhiều nước và vùng lãnh thổ khác nhau thuộc bốn châu lục (không thấy châu Phi) như: Anh, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Na Uy, Hy Lạp… đến từ châu Âu; Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Iran… đến từ châu Á; Canada, Mexico, Brazil… từ châu Mỹ; và Australia từ châu Đại Dương.

Hầu hết họ là những nhà vật lý của những trường đại học và viện nghiên cứu lớn. Ta gặp ở Blois nhiều tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ LB Nga đến từ Viện Hàn lâm khoa học, Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, Viện Vật lý Lebedev, Viện Vật lý lý thuyết và thực nghiệm Moskva… Ta cũng gặp nhiều nhà vật lý Mỹ đến từ Trung tâm Quốc gia Máy gia tốc mang tên Fermi (gọi tắt là Fermilab) và từ các trường đại học nổi tiếng như Yale, Stanford, Cornell, Rutgers, California, Virginia, Columbia, v.v.

GS Trần Thanh Vân, tiến sĩ khoa học vật lý, Chủ tịch Gặp gỡ Blois, có nhã ý chọn thành phố Blois cổ kính để hằng năm đều đặn mở các hội nghị quốc tế khoa học đa ngành, nhằm giúp các bạn đồng nghiệp đến từ các châu lục khác nhau có dịp vừa dự hội nghị, vừa kết hợp đi thăm một số di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng trong thung lũng sông Loire để từ đó có cảm nhận trực quan về nền kiến trúc cổ huy hoàng của nước Pháp.

Gặp gỡ Blois được tổ chức lần đầu vào năm 1989, và rồi từ đó đến nay, suốt 21 năm qua, năm nào cũng diễn ra đều đặn vào mùa hè ở Pháp, với khí trời ôn đới dịu mát (nhiệt độ ở Blois hôm khai mạc cuộc gặp là 18-26 0C), giúp các nhà vật lý làm việc ít mệt mỏi, đồng thời, được thảnh thơi thưởng ngoạn vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên cũng như của những lâu đài cổ xưa nước Pháp. Họ vừa đến họp, vừa tiện thể mang theo người yêu hoặc vợ, con đi du lịch.

LHC - Máy Va chạm Hadron Lớn

Cuộc gặp diễn ra trong lâu đài hoàng gia Blois.

Gặp gỡ Blois là một hội nghị khoa học quốc tế đa ngành. Nhìn lại chủ đề của những lần gặp gỡ trước, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, ta có thể dễ dàng nhận thấy điều ấy. Năm 2000, chủ đề là: Những biên giới của sự sống. Năm 2001: Những biên giới của Vũ trụ. Năm 2002: Sự bất đối xứng giữa vật chất và phản vật chất. Năm 2003: Vũ trụ học vật lý. Năm 2004: Những thách thức trong khoa học khí hậu. Năm 2005: Tán xạ đàn hồi và nhiễu xạ. Năm 2006: Khoa học hành tinh - những thách thức và khám phá. Năm 2007: Vật chất và năng lượng trong Vũ trụ - từ tổng hợp hạt nhân đến vũ trụ học. Năm 2008: Những thách thức trong vật lý thiên văn hạt. Và năm 2009: Những ô cửa sổ nhìn ra Vũ trụ.

Nhận rõ tính chất đa ngành của các lần gặp gỡ trước đây, ta càng hiểu hơn chuyên đề của Gặp gỡ Bloisnăm nay: Vật lý hạt và vũ trụhọc - những kết quả đầu tiên của LHC. Vậy LHC là gì? Đó là một cụm từ rất quen thuộc đối với giới vật lý, nhưng có phần khó hiểu đối với bạn đọc không chuyên. LHC là ba chữ cái đầu dùng để viết tắt cụm từ tiếng Anh Large Hadron Collider có nghĩa Máy Va chạm Hadron Lớn. Khác với loại máy gia tốc thẳng - hay còn gọi là máy gia tốc tuyến tính - không lớn lắm mà ta thường gặp ở nhiều nước, đây là cỗ máy gia tốc tròn - hay còn gọi là máy gia tốc hình xuyến - lớn nhất hành tinh, có thể tạo ra những va chạm của loại hạt hadron như proton. Đường ống dẫn hạt dài tới 27 km, rộng 3,8 m, là một loại đường hầm, ta có thể hình dung phần nào giống đường xe điện ngầm, chạy vòng tròn trong lòng đất ở vùng biên giới Pháp - Thuỵ Sĩ. LHC do Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) xây dựng nên.

Ban đầu, CERN chỉ bao gồm các nước Tây Âu và Bắc Âu nhưng, về sau, thu hút thêm sự tham gia của nhiều nước Trung Âu và Đông Âu (như: Ba Lan, CH Czech, Bulgaria, Hungaria, Slovakia, v.v.) , và cả nhiều nước khác trên thế giới (như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ…).

Số nhà vật lý Trung Hoa đại lục và lãnh thổ Đài Loan đến cuộc gặp năm nay còn ít. Dù sao ta cũng có thể thấy mấy tiến sĩ đến từ Viện Vật lý Năng lượng cao Bắc kinh, và từ một số viện nghiên cứu cũng như trường đại học ở đảo Đài Loan.

Về các nhà vật lý người Việt hiện làm việc ỏ nước ngoài, bên cạnh GS Trần Thanh Vân và nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Vân ở Pháp, ta còn gặp GS Trịnh Xuân Thuận và GS Phạm Quang Hưng ở Đại học Virgina, Mỹ. Từ Hà Nội đến Blois dự họp có TS Nguyễn Anh Kỳ, Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Mặc dù đang bận việc ở Paris, nhà vật lý Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Văn Hiệu vẫn dành ra một ngày để ghé thăm cuộc gặp, trò chuyện với những đồng nghiệp quen biết…

Nhớ lại cách đây chưa đầy một năm, trưa 23-11-2009, các nhà bác học và kỹ sư làm việc tại CERN lần đầu tiên cho chạy thử LHC, tức là cho hai chùm proton tách biệt, một chùm bay theo chiều kim đồng hồ, và chùm kia bay theo chiều ngược lại, và gia tốc chúng tới một vận tộc cực cao, xấp xỉ vận tốc ánh sáng, tức là xấp xỉ 300.000 km/s, rồi buộc chúng va chạm vào nhau dữ dội, để từ đó, “nhìn thấy” các “mảnh vụn” bay ra, nhằm thấu hiểu cấu trúc bên trong của proton, cũng như khảo sát các hiện tượng vật lý khác thường mới xuất hiện để rồi từ đó có thể xây dựng một nền vật lý mới bên ngoài Mô hình Chuẩn hiện nay.

Các detector (máy dò) ALICE, ATLAS, CMS, LHCb giúp giới nghiên cứu dò tìm những hiện tượng vật lý mới ở vùng năng lượng cực cao. Do đó, chuyên ngành vật lý này được gọi là vật lý năng lượng cao.

Viện Dubna tặng GS Trần Thanh Vân Huy chương Danh dự

Trong phiên họp đầu tiên, sau lời khai mạc của GS Trần Thanh Vân, ông Marc Gricourt, Thị trưởng Blois, nhà lãnh đạo địa phương của Đàng Xã hội Pháp, phát biểu ý kiến chào mừng, cho biết từ nhiều năm nay thành phố Blois luôn cảm thấy tự hào và hết lòng ủng hộ các cuộc gặp gỡ khoa học do GS Trần Thanh Vân tổ chức, coi đó là một sự kiện quan trọng trong đời sống khoa học của Blois và cả của nước Pháp.

Tiếp đó, GS Mikhail Itkis, Quyền Giám đốc Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Dubna, một viện nghiên cứu lớn có 18 quốc gia thành viên, đặt trụ sở tại Dubna, LB Nga, đã công bố quyết định của Viện tặng GS Trần Thanh Vân Huy chương Danh dự, để công nhận những đóng góp xuất sắc của ông đối với vật lý hạt cơ bản cũng như đối với sự hợp tác lâu năm và đầy hiệu quả giữa các nhà khoa học của Viện Dubna với Việt Nam.

Về khả năng xuất hiện một nền vật lý mới

Sau khi nghỉ giải lao, cuộc gặp bắt đầu nghe báo cáo và thảo luận chung quanh các kết quả mới nhất thu được tại các detector của LHC cũng như triển vọng to lớn đang mở ra phía trước. Đây thật sự là những tin tức “thời sự sốt dẻo” đối với giới vật lý thế giới. Và đây cũng chính là điểm hấp dẫn nhất của Gặp gỡ Blois 2010. Mỗi detector của LHC là một nhà máy lớn, cực kỳ phức tạp và hiện đại.

GS Fabiola Gianotti, nhà vật lý hạt người Italy phụ trách ATLAS, một trong các detector lớn của LHC, cho biết: “LHC là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, khó tưởng tượng nổi trong vật lý học; chúng ta hy vọng nó sẽ làm thay đổi sách vở vật lý hiện có.”

Với công cụ mới đầy hiệu quả, rất có khả năng xuất hiện một nền vật lý mới bên ngoài Mô hình Chuẩn hiện nay.

LHC ở Geneva trị giá 6,2 tỷ USD, là cỗ máy hiện đại nhất và đắt tiền nhất thế giới hiện nay. Nó tạo ra mức năng lượng cao hơn năng lượng kỷ lục trước kia của máy gia tốc Tevatron ở Fermilab, Mỹ.

Ngoài việc thông báo và thảo luận chung quanh những kết quả đầu tiên thu được tại LHC, Gặp gỡ Blois 2010 cũng lắng nghe các báo cáo về những vấn để thời sự khác trong vật lý hạt cơ bản, như về cuộc săn lùng hạt Higgs, một loại hạt mà theo tiên đoán của lý thuyết về Mô hình Chuẩn thì nhất thiết phải có nhưng, cho đến nay, thực nghiệm vẫn chưa tìm thấy. Nếu tìm thấy hạt Higgs, và không tìm thấy thêm một loại hạt mới nào khác, thì coi như Mô hình Chuẩn được xác nhận hoàn toàn. Nhưng, nếu không tìm thấy hạt Higgs, mà lại tìm thấy một cái gì khác lạ ngoài dự đoán, thì rất có thể cần phải xây dựng một nền vật lý mới bên ngoài Mô hình Chuẩn.

Toà nhà chính trong khuôn viên lâu đài hoàng gia Blois.

Cuộc gặp cũng nghe thông báo những tìm tòi mới về hạt quark đỉnh, về những vi phạm đối xứng CP, về hạt neutrino bên ngoài Mô hình Chuẩn, về bước tiến trong thiên văn học sóng hấp dẫn, về động lực học vũ trụ, về vật chất tối, về sắc động lực học lượng tử toàn ảnh, v.v.

Theo chương trình, trong phiên họp chiều 19-7-2010 sắp tới, GS Trần Thanh Vân sẽ giới thiệu với các nhà vật lý quốc tế, về Trung tâm Quốc tế Khoa học liên ngành đang được xúc tiến xây dựng trên bờ biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Đây là một nơi lý tưởng để các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau có thể đến mở hội nghị quốc tế, mở các trường mùa hè, mùa đông, các lớp huấn luyện chuyên đề, vừa làm việc vừa kết hợp nghỉ dưỡng bên một bờ biển vào loại đẹp của Việt Nam, có các loại hội trường lớn, nhỏ thích hợp, có khách sạn bốn sao, bể bơi nước ngọt, nhà hàng, quán cà-phê và những con đường dạo bộ giữa rừng dừa cao vút, rừng đước thẫm xanh để tha hồ đắm mình vào suy tư, khám phá, sáng tạo…

Nhiều nhà vật lý các nước cũng tham gia thảo luận về các biện pháp giúp đỡ giới vật lý Việt Nam hội nhập sâu hơn vào cộng đồng vật lý quốc tế.

GS Trịnh Xuân Thuận nói chuyện tại Blois

Trong khuôn khổ Gặp gỡ Blois, còn tổ chức buổi nói chuyện khoa học bằng tiếng Pháp dành cho công chúng Blois, về chủ đề: Vị trí của con người trong Vũ trụ - Big Bang và sau đó. Diễn giả là nhà vật lý thiên văn người Việt nổi tiếng thế giới Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Đại học Virginia, Mỹ. Ông vừa được tặng Giải thưởng của UNESCO về phổ biến khoa học, cũng như Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp về cuốn sách Những con đường của ánh sáng, một tác phẩm có ý nghĩa triết học và khoa học sâu sắc, đã được Phạm Văn Thiều và cộng sự dịch ra tiếng Việt.

GS Trịnh Xuân Thuận cho biết: Từ năm 1543, sau khám phá của nhà thiên văn học Ba Lan Copernic chỉ ra rằng Trái đất không phải là trung tâm của Vũ trụ, các phát hiện khoa học tiếp theo dường như ngày càng hạ thấp vị trí của con người trong Vũ trụ, về không gian cũng như về thời gian. Nhà triết học Pháp Pascal đã phiền muộn thốt lên: “Sự yên lặng vĩnh hằng của không gian vô hạn khiến cho tôi kinh hãi!”Câu nói ấy dường như thể hiện sự “vỡ mộng” của con người trong thế giới nhân sinh.

Thế nhưng, Trịnh Xuân Thuận lại cho rằng, vũ trụ học hiện đại đang quay về ca ngợi thế giới nhân sinh, khám phá ra sự gắn kết xa xăm giữa Vũ trụ và con người. Tất cả chúng ta đều là những hạt bụi của các ngôi sao. Diễn giả cũng chỉ cho mọi người thấy: Vũ trụ đã được điều chỉnh một cách cực kỳ chính xác để cho phép xuất hiện sự tồn tại của con người. Và, Vũ trụ sở dĩ vĩ đại đến thế, là vì dường như, ngay từ đầu, đã được sắp đặt để đến một thời kỳ nào đó thì sản sinh ra con người, với tư cách là nhà quan sát có nhận thức và cảm xúc, biết kinh ngạc say mê trước vẻ đẹp lạ lùng và sự hài hoà tuyệt diệu của Vũ trụ…

Nguồn:Nhân dân
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách khoa học là best-seller, tại sao không?

    07/07/2019Đoan Trang (thực hiện)16 năm trong nghề, dịch giả Phạm Văn Thiều đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam rất nhiều cuốn sách kinh điển về khoa học thuộc các lĩnh vực “cao siêu”: lượng tử, vũ trụ học, di truyền học, toán học… Ít ai ngờ được điều mà ông khẳng định: Sách khoa học là thứ sách bán chạy, và người dịch có thể sống tốt với nghề.
  • “Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

    17/06/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ Hoàng TườngTin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.
  • Một số vấn đề triết lý hiện đại

    28/12/2015Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác...
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Mối quan hệ giữa triết học và bức tranh vật lý học về thế giới

    11/01/2015TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Bùi Bá LinhMặc dù việc xây dựng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là công việc của các nhà khoa học tự nhiên, nhưng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới không thể được xây dựng thuần túy từ các thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên được. Bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là một công trình sáng tạo khoa học vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân khoa học tự nhiên...
  • Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại

    09/12/2009David Lindley*Công trình có ảnh hưởng lớn của một nhà tư tưởng quan trọng nhất thế kỷ XX, Vật lý và triết học là một diễn giải ngắn ngọn và dễ hiểu của Heisenberg về cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại mà ông hay chính xác là các tư tưởng của ông đóng vai trò chủ đạo.
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    25/11/2009Lê Ngọc Sơn(Thực hiện)UNESCO vừa trao giải thưởng danh giá Kalinga về phổ biến khoa học cho ông Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới đang làm việc tại Đại học Virginia (Hoa Kỳ). GS Thuận là người Việt đầu tiên được trao giải thưởng cao quý này. Ông là một nhà viết sách phổ biến khoa học nổi tiếng thế giới. Sách của ông được dịch ra 20 thứ tiếng trên toàn cầu.
  • Nếu bạn muốn “thử” tìm hiểu về lượng tử…

    10/08/2009Hoàng Thư… thì bạn nên bắt đầu với cuốn Thế giới lượng tử kỳ bí như con đường dễ đi nhất để trả lời những câu hỏi như: vật chất là gì? tại sao nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt? Bạn đừng sợ, bởi những khái niệm “khủng khiếp” đó đều đã được giải thích trong cuốn sách best-seller này, với tác giả là một cô gái chưa tốt nghiệp phổ thông.
  • Một số vấn đề triết lý của vật lý hiện đại

    26/05/2009Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Cơ học Newton hay quyết định luận Laplace từng chi phối nhận thức và hành động của toàn nhân loại. Vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác.
  • Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan

    09/10/2008CC. biên dịch và chú thíchTạp chí La Recherche số tháng 4/2008 có đăng bài báo của 3 tác giả Michel Bitbol, Anton Zeilinger, Markus Aspelmeyer, Carlo Rovelli & Matteo Smerlak nêu lên quan điểm sai lầm của Einstein về cơ học lượng tử và đưa ra một quan điểm mới về CHLT: Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics). Nội dung bài báo không chỉ liên quan đến CHLT mà đặt ra một vấn đề quan trọng trong nhận thức luận đối với thế giới khách quan...
  • Vật lý - Phật học - Vũ trụ

    07/09/2008Nguyễn Quang RiệuTrong những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của Phật giáo. Người phương Tây thường coi Phật giáo là một ngành triết học. Thiên văn học nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, sự sinh tử của những vì sao và nguồn gốc của sinh vật trên trái đất, thậm chí cả khả năng có sự sống trên những hành tinh khác. Do đó thiên văn học là một đối tượng hấp dẫn đối với các nhà Phật giáo, các nhà siêu hình học và triết học...
  • Nguyên lý đột sinh với vật lý hiện đại

    22/03/2008CC. biên dịchTheo một trong ba tác giả, Robert Laughlin, giải Nobel vật lý năm 1998: đột sinh (emergence) là nguyên lý cấu trúc vật lý theo đó xuất hiện những định luật mà ta không thể suy diễn từ những nguyên lý vật lý cơ bản hơn. Quan điểm đột sinh của Robert Laughlin được nhiều nhà khoa học chia sẻ, tạo nên một nguyên lý khoa học mới có khả năng làm lung lay cơ sở vật lý hiện đại...
  • Nhà thơ trong thiên văn học

    11/10/2006
  • Vật lý và nghệ thuật

    22/07/2006Nguyễn Bỉnh QuânVới tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng...
  • Bao giờ sẽ xuất hiện 'Einstein mới' ?

    03/01/2006Thuận An (theo AP)Liệu sẽ có một Einstein khác trên bầu trời khoa học? Đây là chủ đề tranh luận ngầm đang diễn ra tại các cuộc hội thảo tưởng nhớ nhà bác học lừng danh suốt năm nay. Nhưng có thể từ nay đến đó sẽ dài hơn. Ít nhất, cũng đã có hơn 200 năm cách biệt giữa Einstein và "đối thủ" gần ông nhất - Isaac Newton.
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • "Định mệnh đưa tôi đến với vật lý thiên văn"

    19/08/2005Khánh HàGS. TS. người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Ông đã viết khoảng 200 bài tiểu luận về sự hình thành các yếu tố trong Big Bang và Thiên hà, cùng sự tiến triển của chúng...
  • Nhà vật lý thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới: Trịnh Xuân Thuận

    19/08/2005Giáo sư - Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt - Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Cả cuộc đời ông dành cho thiên văn học. Ông không chỉ nghiên cứu vũ trụ với tư cách một nhà thiên văn mà còn nghiên cứu nó ở góc độ triết học. Trịnh Xuân Thuận còn là một nhà văn nổi tiếng viết về vũ trụ. Những tác phẩm của ông chủ yếu nghiên cứu về thiên văn nhưng đẫm chất văn chương và triết học như: Giai điệu bí ẩn (1988); Số phận của vũ trụ, Big Bang và sau đó (1992); Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000); Nguồn gốc và nỗi buồn (2003)... Ông hiện là giáo sư ĐH Virginia (Mỹ)...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • "Tôi tin vào thuyết sáng tạo"

    07/07/2005Bích HạnhNói tiếng Việt không thật chuẩn, thường xuyên phải minh họa bằng tiếng Anh, Pháp và cả "body language", nhưng giáo sư Trịnh Xuân Thuận vẫn hấp dẫn hội trường đông kín người tại ĐH Bách khoa Hà Nội suốt 3 giờ đồng hồ sáng nay, với bài nói chuyện về Big bang và con người trong vũ trụ...
  • xem toàn bộ