Gẫm suy về…

08:32 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Giêng, 2009

Nhân sinh ai cũng biết mọi sự vật trong trời đất sẽ tan biến qua thời gian, dù cứng như đá, vững như đồng, những lâu đài thành quách, cả núi cao ngàn trượng…những gì càng to lớn, chất ngất cao, khi đổ vỡ thường gây ra dư chấn không chỉ khoảnh khắc đang xảy ra mà cả ngàn vạn năm sau con người còn dò tìm ngọn ngành, soi rọi tính năng, di chỉ, sự kiện…để làm nấc thang khám phá, xây dựng tầng tầng lớp lớp tri thức của con người thông qua thời gian, mở ra ý niệm tồn sinh và hủy diệt.

Tuổi thọ của đời người thường rất mong manh, ngắn ngủi. Thời gian cảm nhận sự sống không bao giờ lâu, cứ tiếp truyền tư duy có, thương đau có, để kiến tạo những ước mơ không chỉ thách thức với muôn loài, mà muốn làm bá chủ với không gian và thời gian…Nhưng lại khó vượt qua chính bản thân mình trước tồn sinh và rã mục, dù tư duy cao thấp, giàu nghèo may mắn, trầm luân khổ ải…và nhờ đó sự kết nối trong mọi công cuộc kiến tạo xã hội người luôn thuộc tính chuyển động mạch nguồn của sự sống, luôn chênh vênh bên bờ vực đổ vỡ, nhiều hơn tồn tại. Nhất là sự tồn tại trong không gian sống, qua thời gian ghi nhận, giá trị nhân văn triết học, sáng tạo nghệ thuật, khoa học và nâng cao giá trị làm người. Từ những sự kiện phụng hiến đó đã làm đẹp nhân thế vượt thời gian không còn lằn biên hẹp hòi ranh giới, hành chính, địa dư, quốc tịch…

Và bên cạnh đó cũng không thiếu lòng ham muốn vị kỷ, ác độc tự tôn của lớp người lấy tính lực quyền năng, sức mạnh bầy đàn, áp đặt mạnh được yếu thua, luôn tỏ quyền uy, linh thiêng có, sa đọa có, súc vật có, trung mưu đồ bá đạo, và càng bá đạo siêu đẳng cấp, lại tạo dựng thêm một số nô tì mềm môi, uốn lưỡi, truy cập ngữ nghĩa đó đây, mang đầy sắc màu, ý tưởng, phủ dụ…để tụng ca hình tượng anh minh, kiệt xuất, thần thánh vạn tuế, vạn vạn tuế…

Ôi thảm thương thay nhân loại có được bao nhiêu người được lưu truyền đế chế, ngôi vị ngàn năm. Hay chỉ còn lại để hậu sinh những lời phẩm bình của con người qua môi miệng, ngôn ngữ, chữ viết…một khí cụ bất biến, nhẹ như bấc, nặng cả ngàn cân, cứ thế nhập thế giữa đời làm đèn soi, làm thước đo, làm chứng nghiệm trước bão giông, trước mọi hoàn cảnh bị dập vùi. Và không có sự dập vùi nào không được khai mở trước thời gian, thời gian luôn đi về phía trước, để cuộc đời được soi rọi, học hỏi tính nhân văn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc và nghe nhìn

    14/08/2016Nguyên NgọcBàn về cái thường được gọi là "văn hóa đọc hiện nay", thoạt đầu tôi đã định viết: "Sách... và cách mạng", nhưng rồi nghe to lớn và nghiêm trọng quá, nên đã bỏ đi. Tuy nhiên, nếu nói "và cách mạng" thì cũng không sai...
  • Sống và Suy ngẫm

    13/04/2014Sống và suy ngẫm tập hợp những câu chuyện nhỏ về muôn vàn góc cạnh cuộc sống mà ông ghi chép, lượm lặt trên những nẻo đường đã qua, những trải nghiệm thực tế được ông kể lại với phong cách hóm hỉnh, trào phúng, mang lại thật nhiều thi vị để ngẫm ngợi...
  • Danh và phận

    11/10/2013Hoàng Duy VũCon người ta trong đời ai cũng có phận. Nói với màu sắc định mệnh: đó là số phận. Số phận đã định thế. Vậy chẳng nên băn khoăn, than vãn làm gì! Còn danh, là cái gắn với phận, để thành danh và phận trong một kết cấu gắn bó, nương tựa vào nhau. Nhưng dẫu có gắn bó, cả hai thưởng lại có so le ít nhiều. Sự so le này thường đưa lại nhiều suy ngẫm, và ở các trường hợp so le lớn, lại gây nên nhiều cám cảnh hoặc bất ngờ, trên hai nẻo hài và bi...
  • Suy ngẫm: Để thành công trong cuộc sống

    24/06/2011Bạn hãy suy ngẫm về sự thành công của mình...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Suy ngẫm mỗi ngày

    05/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTrong bài ngắn này tôi đưa ra suy nghĩ, quan sát từ thực tiễn tư vấn của mình trong 5 năm gần đây. Ngõ hầu sửa chữa tư duy của rất nhiều nhà quản lí chưa có thói quen hay nhận thức đầy đủ, và tính được mức độ tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời trợ giúp các nhà quản lí tổ chức vĩ mô hay vĩ mô tham khảo định hình bài toán hoạch định tương lai của tổ chức mình...
  • Suy ngẫm về Tầm Nhìn

    26/11/2008Nguyễn Tất ThịnhMột khái niệm rất cơ bản mà các Nhà Quản lí Vĩ mô hay Vi mô đều phải đối mặt và nhận trách nhiệm về chính mình trong sự nghiệp đảm trách dẫn dắt tổ chức mình trên con đường phát triển, đó là Tầm Nhìn. Vậy tại sao phải xác định Tầm Nhìn và Tầm Nhìn là gì ?
  • Cùng đọc và suy ngẫm

    21/04/2008N.H. sưu tầmNếu như thu gọn nhân loại toàn thế giới xuống thành một cái làng nhỏ (100 người), chúng ta sẽ có một ngôi làng với: 57 người châu Á, 21 người châu Âu, 14 người châu Mỹ, 8 người châu Phi...
  • xem toàn bộ