Xin nhớ đừng viết hình này vào bài kiểm tra

10:39 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Mười, 2009

Thầy hiệu trưởng ĐH California San Diego (UCSD) là Don Wayne đang đọc một bài luận của sinh viên, và chợt nhìn thấy chữ LOL...

"Tôi không thể nhớ ra nổi chữ đó là viết tắt của cái gì" - thầy nói. Thầy đã dạy viết luận cho sinh viên đại học từ năm 1969. Thầy Wayne ghi chú ra lề của bài luận, rằng viết tắt hoặc viết những cụm từ thông tục vào bài luận/bài kiểm tra là điều rất không phù hợp.

Phong cách viết quá "đường phố"

Trong nhiều thập kỷ nay, chất lượng bài viết của sinh viên luôn là một trong những điều mà giáo viên Mỹ phải đau đầu - và tranh luận - nhiều nhất trong các trường đại học. Các thầy cô, từ lâu, đã phàn nàn rằng sinh viên hay viết sai chính tả hoặc viết những câu bất thành cú với hàng đống lỗi ngữ pháp. Một số thầy cô khác phàn nàn rằng sinh viên viết quá "đường phố", rối ren hoặc không rõ ràng.

Sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến của tin nhắn cũng như các mạng xã hội đã khiến cho những cụm từ chuyên dùng trênInternet như LOL ("laughing out loud" - phá lên cười) xen lẫn vào cả văn chương học đường. Chỉ có 26% số giảng viên ở các trường đại học tin rằng sinh viên viết rất tốt, theo cuộc điều tra năm 2008, được thực hiện bởi Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ.

"Khi tôi nói chuyện với các đồng nghiệp, dù là ở các trường đại học tinh hoa hay các trường cao đẳng cộng đồng, thì tất cả đều nói rằng sinh viên viết không đạt yêu cầu" - theo Terrel Rhodes, Phó Giám đốc Hiệp hội.

Ngay cả những giảng viên tin rằng sinh viên viết rất tốt cũng vẫn nêu ra một số vấn đề. Richard Finn, thầy giáo dạy lớp luyện viết bắt buộc cho tất cả sinh viên ở ĐH công San Diego (SDSU), nói rằng, các lỗi sinh viên gặp phải bao gồm từ việc đặt dấu sai, đến cấu trúc câu thảm hại. "Họ sẽ bắt đầu một câu với một ý tưởng này, rồi chuyển qua một ý tưởng khác ngay ở giữa câu" - thầy Finn nói.

Việc viết không nghiêm túc, sau một vài năm có vẻ chìm xuống, nay lại trở thành mối lo ngại ngày càng tăng của nhiều giảng viên, bao gồm Martha Stoddard Holmes, giáo viên dạy viết luận ở Cal State San Marcos.

"Nhiều khi tôi thấy các em sinh viên viết số 4 thay cho từ "for" (cho/vì)" - cô Holmes nói - "Tôi phải nhắc sinh viên rằng, các em ấy thật không biết nghĩ đến độc giả. Tôi là người dễ tính, nhưng tôi vẫn là cô giáo của các em ấy mà". Thầy Finn thì nói rằng nhiều giảng viên đã phải nhắc sinh viên đừng cho thêm những biểu tượng cảm xúc - mặt cười hoặc mặt nhăn - vào bài luận.

Matthew Herbst, giáo viên dạy Sử ở UCSD, còn phải viết bản hướng dẫn về việc trao đổi qua email một cách phù hợp, và đưa hướng dẫn này vào chương trình học.

"Đôi khi, có sinh viên gửi email cho tôi: "Hey, em cần được giúp cho kỳ thi giữa học kỳ" - thầy Herbst nói - "Thậm chí, họ chẳng viết tên nên tôi phải gọi bằng địa chỉ email của họ. Mà địa chỉ nhiều khi rất quái. Nên có khi email trả lời của tôi sẽ bắt đầu bằng, "Gửi em[email protected]". Bạn có thể tưởng tượng được việc viết một bức thư và không ký tên? Hoặc gọi điện cho ai đó mà không xưng danh?"

Sinh viên học nói + viết

Cho nên nhiều trường đại học hiện nay đã phải có thêm những khóa luyện khả năng ngôn ngữ cho sinh viên, cả viết và nói, vì "đây là những kỹ năng rất cần thiết ngay cả khi sinh viên rời trường đại học".

Cũng có những cách lý giải khác, rằng sinh viên biết những điều cơ bản nhưng đọc ít quá, chỉ mải xem TV, video và chơi điện tử - toàn là những cách không rèn được khả năng giao tiếp của con người.

"Chúng tôi có những sinh viên giỏi, nhưng đôi khi họ không chịu tự đọc và học để mài dũa các kỹ năng của mình, thật lãng phí!" - thầy Herbst nói.

Margo Wilding, Giám đốc Trung tâm luyện viết ở ĐH San Diego nói bà tin rằng chất lượng viết lách của sinh viên có liên hệ trực tiếp với việc họ dành bao nhiêu thời gian để đọc những cuốn sách hay.

"Tôi đã hỏi những sinh viên học viết sáng tạo của mình về việc trong mùa Hè họ đã đọc những gì. Và tôi rất sốc khi họ nói rằng họ không đọc lấy một cuốn tiểu thuyết nào, chỉ toàn xem phim!" - bà Wilding nói.

Hiện nay, nhiều trường đại học đã phải áp dụng những cách luyện viết khác nhau.

Ở Cal State San Marcos, mỗi khoá học ở đại học đều đòi hỏi sinh viên viết ít nhất một bài luận 2.500 từ trở lên. Nhà trường cũng mở một chương trình đánh giá hàng ngàn bài viết của sinh viên để giúp giảng viên đưa ra những hướng dẫn phù hợp.

"Chìa khoá bí mật" ở đây là không được bỏ cuộc - McClish ở SDSU nói. "Để viết được tốt thì cần rèn luyện cả đời. Tôi cũng đang nỗ lực cải thiện khả năng viết của mình. Tôi không nghĩ rằng bạn có thể viết thật tốt chỉ sau một hai khóa học, hay thậm chí là trong cả thời gian học đại học được".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gọi tên và đánh thức cảm hứng thế hệ Y

    12/11/2019Phùng Hồng Minh (Dịch từ The Washington Post)Ngay từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, Obama đã dành rất nhiều ưu ái cho thế hệ Y hay còn được gọi là “thế hệ của những đứa con thiên niên kỷ”...
  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Mười “Hiện đại hóa” của sinh viên đại học Trung Quốc

    27/03/2014Dương Quốc Anh dịch theo tạp chí “Cách ngôn”Dưới làn gió xuân cải cách “sản nghiệp hóa giáo dục”, hưởng ứng lời hiệu triệu vĩ đại “mở rộng chiêu sinh”, từ năm 1999 đến nay trường mở rộng chiêu sinh, thu được thành tích nổi bật, trở thành điển hình của các trường đại học, cao đẳng trong toàn thành phố, chuyển lỗ thành lãi, sản xuất có quy mô. Bây giờ, tôi có thể kiêu hãnh mà tuyên bố trường tôi đã dần dần thực hiện “mười cái hiện đại hóa”...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • Sinh viên với kỹ năng

    03/04/2009Nguyễn Thị Thùy DươngTheo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc. chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển của xã hội, không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay. Do vậy, sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt các kỹ năng “mềm” như tư duy phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giao tiếp hay làm việc đồng đội...
  • Quan điểm của sinh viên về sống chung trước hôn nhân

    16/03/2009Lê Hồng NhậtTrong vài thập niên gần đây, rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng liên quan đến tình dục của giới trẻ như “sống thử”, nạo thai, đang ngày càng phổ biến. Và điều đáng nói là cơn sốt “tình yêu” đó cũng đã ảnh hưởng tới giới sinh viên. Nên nhìn nhận vấn đề này thế nào? Đó chính là chủ đề nghiên cứu thu hút sự chú ý của nhóm các bạn sinh viên Khoa Kinh tế, ĐHQG TP HCM, gồm Hải Yến, Phương Hà, Ánh Hồng, Đan Thanh, và Lệ Thủy.
  • Sinh viên muốn được đối xử như người lớn

    19/12/2008Thực hiện: Tuệ Lâm - Ảnh: Quỳnh HoaViệt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.
  • Những xu hướng ra đời từ tháng 5/1968.

    10/11/2008Nhóm phóng viên Quốc tế-Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trong năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó một năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này...
  • Thế hệ sau năm 1968

    06/11/2008Meta WagnerCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng… đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm).
  • Kỳ 3: Mùa hè tình yêu

    06/11/2008Nhóm Phóng viên Quốc tế-Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trong năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống phụ huynh

    05/11/2008Nhóm Phóng Viên Quốc tế Hội NhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…đã được định hình trong năm 1968 ( hoặc trước, sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Khi sinh viên “vùi mình” vào game, vào sex…

    29/08/2008Theo B.H (PhuNuNet)Càng ngày càng có nhiều bạn trẻ trong đó không ít là sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi, già hối hận” và lao vào những cuộc chơi bạt mạng thâu đêm suốt sáng. Không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ, họ đang liều lĩnh, phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn...
  • Sinh viên đang chịu nhiều áp lực "chết người"!

    18/11/2003TS. Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc)Chỉ một tháng đầu năm học 2003 -2004, tại TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp có bốn sinh viên tự tử. Điều đáng ngạc nhiên là các sinh viên này đều rất chăm học, quý trọng thầy cô, cha mẹ. Điều gì đã khiến họ hành động tiêu cực như vậy?
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ