Đừng quên lợi thế kinh doanh

07:57 SA @ Thứ Năm - 01 Tháng Mười Hai, 2005

Mồ hôi cũng là tài sản

Tập đoàn loại hàng đầu thế giới về công nghệ thực phẩm tới ViệtNam tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài vào lĩnh vực sảnxuất men vi sinh thực phẩm cao cấp. Một trong những điểm được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ là "phải tìm cho được đối tác có kinh nghiệm, có uy tín và hiểu biết tốt về thị trường ViệtNam".

Doanh nghiệp tư nhânY tại TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới tiêu thụ men thực phẩm được đánh giá là tương đối rộng và hiệu quả trên toàn quốc đã được lựa chọn. Quá trình đàm phán, lập và ký kết các văn bảnpháp lý diễn ra thông đồng bén giọt. Bên Việt Nam háo hức vì có được một đối tác nặngký về công nghệ và vốn, ngõ hầu có thể giúp họ thực hiện ước mơ vươn lên dẫnđầu thị trường men thực phẩm nội địa, bên nước ngoài cũng vừa lòng vì đã tìm được đối tác “chuyên nghiệp về men thực phẩm”, “có một mạng lưới phân phối lâu nămvà rộng khắp”.

Tuy vậy, vào buổi họp cuối cùng để chốt lại những điều khoản chi tiết của hợp đồng liên doanh, vị chủ doanh nghiệp tư nhânY đã gây sốc khi đòi hỏi đối tác nước ngoài phải ghi nhậncông sức mà gia đình ông đã bỏ ra trong bao nămqua để phát triển mạng lưới phân phối sảnphẩm cũng như uy tín của gia đình ông đối với khách hàng, bằng cách tăng phần góp vốn của ông trong Công ty liên doanh tương đương 10% vốn pháp định.

Cảm nhậnchung của tất cả những người tham dự phiên họp nàylà đòi hỏi cửa vị chủ doanh nghiệp tư nhân có phần hơi quá đáng.Đã đành ông phải đổ mồ hôi, sôi nước mắtđể gây dựng lên doanh nghiệp ngày hôm nay, nhưng nếu không có như vậy liệu đối tác nước ngoài có lựa chọn doanh nghiệp của ông hay không?

Không có cách nàokhác, vị đại diện cho tập đoàn X đành phải xin tạmdừng cuộc thương thảo để thỉnh thị ý kiến của Công ty mẹ về yêu sách mới của đối tác này.Ngay cả luật sư tư vấncho doanh nghiệp Y cũng có cảm nhậnrằng, cuộc thương thảo sẽ đổ bể nếu như thân chủ của mình không "xuống thang" bằng cách rút lại yêu cầu quá đáng nọ.

Thật ngạc nhiên, sau 3 ngày, vị đại diện tậpđoàn X đề nghị một cuộc gặp cuối cùng. Trong cuộc gặp này, vị đại diện thông báo rằng Hội đồng quản trị của tậpđoàn X "chấp thuận về mặtnguyên tắcyêu sách về phần vốn góp tính trên cơ sở lợi thế kinh doanh của bên Việt Nam", chỉ đề nghị bên Việt Nam giảm yêu cầu của mình xuống 8%.

Sau một hồi mặc cả, điều khoản về vốn góp đã được thông qua, các bên thỏathuận ghi nhậnviệc doanh nghiệp tư nhânY được góp 8% vốn pháp định bằng lợi thế kinh doanh (Goodwill) trị giá tương đương với 320.000 USD. Hợp đồng liên doanh được ký đã làmngỡ ngàngngay cả luật sư tư vấnvà cơ quan cấp giấy phép đầu tư.

Vậy, lợi thế kinh doanh là gì?

Phải chăng tập đoàn X đã hớ khi chấp thuận cho doanh nghiệp tư nhânY được góp vốn pháp định 320.000 USD bằng một loại tài sản “giời ơi" có tên là lợi thế kinh doanh hoàn toànkhông phải vậy! Đây là luật chơi, là nguyên lý cơ bảncủathị trường.

Vị giám đốc doanh nghiệp Y xuất nhân từ một người bánbánh mì, không có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ như các vị giám đốc đạo mạo khác. Nhưng hơn ai hết, ông thấu hiểu được nỗi nhọc nhằnkhi gây dựng cơ nghiệp. Hơn ai hết ông cảm nhậndược giá trị thực của thương hiệu mà nhiều người vẫn bàn rarả nhưng thực ra chưa hiểu rõ là gì. Vị chủ tịch lọc lõi cửa tập đoàn X cũng hiểu rằng, khi liên doanh với doanh nghiệp tư nhân Y, ngay lậptức Công ty liên doanh sẽ tậndụng được hệ thống phân phối rộng khắp của đối táclợi hại này. Sản phẩm của Công ty liên doanh sẽ dễ chấp nhậnhơn với người tiêu dùng khi có trên của doanh nghiệp Y trong Công ty liên doanh. Nếu một mình một ngựa, tập đoàn X sẽ phải mất ít ra là dăm bảy năm cùng với chi phí tiếp thị tốn kém để tạo dựng được uy tín trên thị trường.

Khái niệm về lợi thế kinh doanh chính là sảnphẩm của nềnkinh tế thị trường khởi thủy từ thành công của Công ty đầu tư Beckershy Hathaway của tỷ phú Warren Buffet. Beckershy Hathaway đã đầu tư vào hàng loạt Công ty trong thập kỷ 70 dựa trên lợi thế kinh doanh nhiều hơn là tài sản.Chính vì vậy, thay vì đầu tư vào Boeing, họ đầu tư vào Mc Donald, họ nắmgiữ cố phiếu của Nike chứ không đầu tư vào Ford Motor. Bởi lẽ các doanh nghiệp nàyđã tạođược lợi thế kinh doanh trước các đối thủ cạnh tranh rõ ràng hơn nhiều so với hai người khổng lồ Boeing và Ford Motor.

Theo Warren Buffer trong nềnkinh tế hậu công nghiệp, giá thị trường cửa doanh nghiệp chủ yếu sẽ được cấu thành từ lợi thế kinh doanh thay vì giá trị tài sản trên sổ sách. Mỗi khi tiến hành các thương vụ mua, sáp nhập hay đầu tư liên doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhàđầu tư quan tâmchính là giá thị trường (Market Value) của doanh nghiệp dựa trên công thức sau:

Giá thị trường = Giátrị của tài sản trên sổ sách + Lợi thế kinh doanh

Trong trường hợp dự ánliên doanh nêu trên, tập đoàn X chẳng quan tâm mấy đến vốn tài sảncủa đối tác ViệtNam. Cái họ quan tâm chính là giá thị trường được cấu thành chủ yếu từ lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Y.

Khi nào và trong điều kiện gì thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến lợi thế kinh doanhkhi đầu tư vào các thị trường mới tại những nước đang phát triển như Việt Nam, các Công ty nước ngoài thường chỉ lựa chọn đối tác bảnđịa và thànhlập Công ty liên doanh cho dự án đầu tư tại quốc gia sở tại trong các trường hợp:

1. Tậndụng được những kỹ năngvà kinh nghiệm về thị trường của đối tác bảnđịa.

2. Dựa được vào uy tín và các mối quan hệ hành lang sẵn có của đối tác sở tại đối với cơ quan chính quyền nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho tiến trình cấp phép hoặc hoạt động của Công ty liên doanh về sau này.

3.Tận dụng được đội ngũ lao động có kỹ năngvà trình độ chuyên môn cao của đối tác bảnđịa.

Không phải tình cờ mà khi đầu tư vào một dự ánlắp ráp xe hơi, một đại gia trong ngành sản xuất ô tô lại cứ phải chèo kéo bằng được một tổng Công ty của Bộ công nghiệp tham gia dự án.Một tập đoàn khách sạn- giải trí nước ngoài cũng chẳng dại gì khi gạ gẫm Công ty du lịch của một tỉnh Duyênhải tham dự vào một dự ánlớn về du lịch – giải trí. Thứ mà họ quan tâm ở đây là lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp này trên thị trường. Tiếc thay, không phải vị giám đốc nàocủa chúng ta cũng biết điều ấy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những ý tưởng lớn

    30/11/2005“Chúng ta có thể vươn xa tới đâu… chúng ta có thể phát triển mạnh như thế nào… và chúng ta có thể tiến tới điều đó nhanh như thế nào” ...
  • Thuật kinh doanh

    29/11/2005Trương T. Quỳnh TrangKhông ai có thể là Robinson trên đảo vắng nếu muốn hoạt động và thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Họ phải có các mối quan hệ bền chặt với khách hàng, người cung ứng, cổ đông, nhà băng, nhân viên,… và rất quan trọng là đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh, họ là ai? ...
  • Những phương kế trong cạnh tranh

    25/11/2005Gia HòaTrên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân.
  • Chiến lược hay chiến thuật?

    23/11/2005Trong marketing, những hoạt động mang tính chiến thuật thường thể hiện được hiệu quả tức thì và hiệu quả ấy là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Thế nhưng, khi không có một chiến lược marketing rõ ràng, một tầm nhìn bao quát, chắc chắn Công ty của bạn sẽ bị lạc vào cái vòng luẩn quẩn, phí tiền bạc lẫn thời gian.
  • Doanh nghiệp cần một chiến lược phát triển!

    29/10/2005Ths. Bích NgọcThật không thể hiểu nổi nếu một vận động viên chạy marathon không lường trước được chặng đường đua của mình và thế là sức chỉ chạy được 5.000m, lại tham gia cuộc đua 10.000m, dốc toàn bộ sức lực cho 2.000m đầu tiên rồi sau đó lê chân không nổi… Để tồn tại và phát triển, nhà doanh nghiệp cần xd cho mình một chiến lược…
  • Lợi thế của cá nhỏ

    21/10/2005Bảo ThạchCó một cách nói ngụ ý là “sẽ tốt hơn khi là một con cá lớn trong một hồ nước nhỏ, thay vì là con cá nhỏ trong hồ nước lớn”. Chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, ông Hermawan Kartajaya cho rằng doanh nghiệp quy mô nhỏ lại có lợi thế trong xây dựng thương hiệu.
  • Sứ mệnh của một doanh nghiệp

    11/10/2005Hoàng Quỳnh LiênMột kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác định một cách rõ ràng. Mintzberg định nghĩa về sứ mệnh như sau: “Một sứ mệnh cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hoá và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó”. ...
  • Quản trị chiến lược

    21/09/2005Hoàng Quỳnh LiênQuản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý.
  • 5 yếu tố quan trọng trong business plan

    27/07/2005Trương Thu HàTrong kinh doanh, mọi thứ đều rất công bằng: nếu bạn muốn có tiền của nhà đầu tư, bạn phải trình bày cho họ các kế hoạch kinh doanh khả thi. Kể cả khi bạn viết một bản tóm tắt quản trị sơ lược 12 trang hay một kế hoạch kinh doanh chính thức dài 70 trang.
  • Thương hiệu mạnh có ý nghĩa gì?

    07/07/2005Nhưng dù kinh doanh trên lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng phải qua hai khâu mua và bán, nghĩa là làm thương mại. Do vậy, thương hiệu không dừng ở nghĩa biểu tượng thương mại mà cao hơn đó là biểu tượng của doanh nghiệp...
  • Tản mạn chuyện lập kế hoạch kinh doanh

    02/07/2005Vũ Hữu MạnhCông việc của tôi như đang rối tung lên, mọi việc dồn đến luôn quan trọng và cấp bách thúc ép tôi phải giải quyết. Tôi cảm thấy mình như bị cuốn vào công việc. Tôi cố gắng tìm giải pháp bằng cách tăng thời gian làm việc và cường độ làm việc của mình hơn nữa song dần dà sức ép công việc khiến tôi kiệt sức.
  • Bảy vấn đề chủ yếu trong quản trị nhãn hiệu

    16/12/2003Nhãn hiệu cần được nhìn nhận như một thực thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • xem toàn bộ