Đừng để giọt nước tràn ly!

10:50 SA @ Thứ Năm - 01 Tháng Hai, 2007

”Nên nhớ rằng, mục tiêu của bất kỳ phòng, ban, cá nhân nào trong tổ chức đều phải phù hợp với mục tiêu chung của Công ty và tất cả mọi điều đi ngược lại hay nguy hại hơn đến mục tiêu chung đều phải được điều chỉnh ngay”.

Những tưởng Zinedine Zidane có thể cùng đội tuyển Pháp một lần nữa giơ cao CúpVàng vô địch thế giới. Nếu được như vậy, quả là một cuộc chia tay ngọt ngào cho đời cầu thủ của Zidane. Nhưng một chữ nhưng đầy luyến tiếc không chỉ cho bản htân anh, cho đồng đội anh mà còn cho cả những người yêu bóng đá Pháp trên toàn thế giới. Anh đã chịu đựng suốt 110 phút với sự đeo bám dai dẳng và cả những trò tiểu xảo của Materazzi - trung vệ tuyển Italia. Và rồi một giây phút không kiềm chế nổi trước những lời khiêu khích nặng nề, Zidane đã trả đũa lại bằng một cú húc vào giữa ngực cẩu thủ số 23 này. Vậy là tất cả chấm dứt: thẻ đỏ, đội Pháp mất đi một chuyên gia đá phạt đền cho loạt đá luân lưu phân định thắng thua và một kết cục buồn cho cả nước Pháp. Họ đã mất CúpVàng, vào tay người Italia. Sau trận đấu, có người trách ông huấn luyện viên Domenech, giá như ông kiên định hơn một chút thay Zidane trước đó thì mọi việc sẽ có một kết quả khác cho đội tuyển Pháp và tất nhiên cho cả bản thân Zidane. Nhưng đó cũng chỉ là giá như mà thôi, sự thật vẫn không thể thay đổi: Zidane bị đuổi khỏi sân trận đấu cuối cùng của đời cầu thủ và tuyển Pháp thất bại.

Đó là câu chuyện bóng đá, trở lại với chuyện trong doanh nghiệp. Có lẽ trong quản trị nhân sự, các nhà quản lý không ít thì nhiều cũng đã có lần rơi vào cảnh tiếc rẻ như ông Huấn luyện viên kia. Anh đã không can thiệp ngay, hay có những quyết định kịp thời để đến khi sự việc đổ bể rồi, lúc đó chỉ còn tìm cách chữa cháy thôi. Mà đã cháy rồi thì ít hay nhiều chắc chắn đều có thiệt hại. May mắn thì một vài ngày khắc phục xong, nặng nề mất cả vài tháng, thậm chí có thể cả hàng nửa năm trời với bao công sức và tiền bạc. Nguyên nhân dẫn đến cú húc đầu lịch sử của Zidane là do Materazzi cố tình khiêu khích làm anh không thể kiềm chế nổi. Còn trong doanh nghiệp đa phần các trường hợp đáng tiếc này xuất phát từ những mâu thuẫn trong công việc giữa những cá nhân với nhau. Nếu sếp không có những can thiệp đúng lúc hoặc đúng cách, những mâu thuẫn này sẽ tích tụ và lớn dần lên và chỉ cần thêm một sự việc nếu bình thường sẽ là rất nhỏ nhưng khi đó sẽ làm cho mọi việc đổ bể không thể cứu vãn nổi.

Một chủ doanh nghiệp tâm sự, anh đã từng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười khi chuẩn bị quyết toán thuế thì cô Kế toán Trưởng nộp đơn xin nghỉ. Sau này, khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn, ngồi bình tâm phân tích lại anh mới thấy mình đã phạm sai lầm khi không giải quyết mâu thuẫn giữa phòng kinh doanh và phòng kế toán ngay từ khi nó phát sinh. Mâu thuẫn ban đầu chỉ là hục hặc nhỏ giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên kế toán thanh toán. Bị sức ép chỉ tiêu, đôi lúc nhân viên kinh doanh có những khoản chi hoa hồng lớn hơn quy định và thiếu chứng từ hợp lệ, bên kế toán thì nhất định không chịu dù khi không đầy đủ thủ tục. Và cứ như vậy mâu thuẫn từ hai nhân viên chuyển thành mâu thuẫn giữa hai phòng ban. Xuất phát ban đầu từ công việc, nhưng càng về sau nó càng nhuốm màu tính cách và quyền lực cá nhân. Cả hai sếp đều không ai muốn chịu "lép vế” trước mặt nhân viên mình. Và rồi chuyện gì đến phải đến, sau nhiều lần "bị" phòng kế toán làm khó dễ, phòng kinh doanh quyết tìm dịp "chơi" lại để trả đũa. Lần đó khi bị mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh Giám đốc hỏi lý do, họ bèn đổ là do phòng kế toán nguyên tắc quá cứng nhắc, không linh động nên kinh doanh không bán được hàng. Vậy là Giám đốc nổi nóng và có vài lời lẽ không nhẹ nhàng với Kế toán trưởng. Và rồi ngay sáng hôm sau, anh nhận được đơn xin thôi việc để trên bàn với thời hạn bàn giao vỏn vẹn chưa đầy tuần. Cô tự ái vì thấy Sếp la không đúng, cô nguyên tắc cũng là chỉ lo cho việc chung của Công ty được tốt đẹp mà sếp không hề hiểu và quan tâm đến phòng kế toán, Sếp chỉ quan tâm đến kinh doanh vậy thì để Trưởng phòng kinh doanh tự đi mà quyết toán thuế!

Thường trong một Công ty, mục đích từng phòng ban có khác nhau, đôi khi có phần đối nghịch nhau. Kinh doanh chỉ quan tâm đến bán được nhiều hàng, không chú ý đến về chứng từ và công nợ, kế toán lại muốn chứng từ phải đầy đủ, hợp lệ, quy trình thanh toán, thu tiền phải đơn giản. Sales muốn có nhiều ngân sách cho khuyến mãi để bán được nhiều hàng ngay, marketing lạimuốn dành ngân sách nhiều hơn cho quảng cáo và đầu tu nhãn hiệu. Sản xuất muốn làm được nhiều hàng để công nhân có thu nhập cao, bên chất lượng lại muốn kiểm thật chặt cho an toàn, để không bị khách hàng khiếu nại... Tất cả những mâu thuẫn trong công việc này sẽ luôn tồn tại trong doanh nghiệp và cũng nhờ chúng mà doanh nghiệp phát triển. Thế nhưng nếu lãnh đạo không hài hòa, xử lý được các mâu thuẫn công việc này chúng sẽ chuyển thành các mâu thuẫn cá nhân mang màu sắc ganh đua thể hiện quyền lực theo kiểu ai mạnh hơn ai, hay bộ phận nào cần hơn bộ phận nào... Nếu để chúng chuyển hóa như vậy thực sự sẽ là một mối nguy cho tổ chức. Nhà lãnh đạo cần phải có các biện pháp hóa giải ngay. Anh cần nhắc lại mục tiêu chung của Công ty là gì. Nên nhớ rằng, mục tiêu của bất kỳ phòng, ban, cá nhân nào trong tổ chức đều phải phù hợp với mục tiêu chung của Công ty và tất cả mọi điều đi ngược lạihay nguy hại đến mục tiêu chung đều phải được điều chỉnh ngay. Ngoài ra, anh cũng cần tỏ rõ thái độ và quan điểm của mình đối với những hành động làm tổn hại mục tiêu của Công ty, đừng giữ thái độ chung chung không rõ ràng, dứt khoát theo kiểu thế nào cũng được. Điều này sẽ càng làm cho các mâu thuẫn cá nhân có điều kiện phát triển.

Một trong những biện pháp phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng phải làm quan tòa phân giải là làm thế nào để tất cả các bộ phận không chỉ hiểu biết về mục tiêu của Công ty, mà còn hiểu biết về công việc và mục tiêu của nhau để thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để mọi người thấm nhuần mục tiêu của Công ty. Không phải là ngẫu nhiên mà một trong những yêu cầu đầu tiên của Hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001 là mục tiêu chất lượng của các phòng ban phải nhất quán với mục tiêu chung của toàn Công ty và mục tiêu chung này phải được phổ biến đến từng thành viên trong Công ty. Hãy tạo điều kiện cho các phòng ban trong Công ty giao lưu, hiểu biết về công việc của nhau, hiểu về cả những thuận lợi lẫn những khó khăn của nhau. Thực tế cho thấy, ở một tập thể có sự gắn kết và chia sẻ cao giữa các phòng ban trong Công ty thì tính hợp tác sẽ tăng lên, sẽ có ít đi những mâu thuẫn mang màu sắc cá nhân.

Biết là không dễ, nhưng cũng vì không dễ nên hãy cố gắng và kiên trì thực hiện. Và nếu có phát sinh hãy can thiệp đúng lúc và đúng cách, chứ đừng để cảnh phải nhìn cúp vàng lọt vào tay người khác rồi mời tiếc rằng đã không cho Zidane ra nghỉ trước khi đá hiệp phụ như ông huấn luyện viên Domenech.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những dấu hiệu suy yếu trong môi trường văn hóa doanh nghiệp

    14/11/2006Đông DươngKhi được hỏi rằng tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là gì, đa số các Giám đốc cấp cao đều có cùng một câu trả lời đó là con người! Thế nhưng, phản hồi từ các nhân viên cấp dưới lại cho thấy dường như các nhà quản lý của doanh nghiệp chưa thật sự thực hiện đúng với phương châm này.
  • Thế nào là “Văn hóa tổ chức”?

    27/10/2006Hạ LanVậy, văn hóa tổ chức là gì? Thuật ngữ “văn hóa” chỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý của doanh nghiệp cũng như một loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này...
  • Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp gia đình

    23/09/2006Hồng HàNhững xung đột trong một doanh nghiệp gia đình không chỉ là nững nỗi bất hòa liên quan đến công việc kinh doanh, đến tài chính và sở hữu mà chúng có thể làm tổn hại cả các mối quan hệ huyết thống. Vì vậy, dù doanh nghiệp gia đình đang êm thắm, người đứng đầu vẫn nên nghĩ đến những cách giải quyết các xung đột trước khi chúng ta phát sinh...
  • Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng

    09/09/2006Cuối tháng 6/2006, Viện nghiên cứu những nơi tốt nhất để làm việc (GPWI) ở Mỹ đã phối hợp với Tổ chức quản trị nguồn nhân lực thực hiện một cuộc khảo sát và công bố bằng xếp hạng thường niên lần thứ ba “Những Công ty vừa và nhỏ tốt nhất để làm việc ở Mỹ”. Một số điểm chung của các Công ty lọt vào danh sách này là những điều đáng để cho các doanh nghiệp Việt Nam suy ngẫm và học hỏi trong xây dựng và đầu tư cho nguồn nhân lực…
  • Thời gian thực hiện các kế hoạch chiến lược

    08/09/2006Trương Thanh HằngViệc lên thời gian biểu cho các kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào đặc điểm, nhu cầu của công ty cũng như các yêu cầu cấp thiết của môi trường bên ngoài. Ví dụ đơn cử như đối với những công ty có sản phẩm và các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế biến động mạnh thì các kế hoạch nên được thực hiện thường xuyên.
  • Đã đến lúc cơ cấu lại doanh nghiệp?

    03/05/2006Nguyễn Ngọc BíchTheo sự tiến triển của doanh nghiệp, các phương thức quản trị doanh nghiệp cũng dần dần thay đổi ngày càng mang tính khoa học hơn. Nhưng vấn đề là phải vận dụng mỗi phương thức cho phù hợp hoàn cảnh...
  • Càng chuyên sâu càng cần hợp tác

    17/03/2006Võ Đắc KhôiMột số Công ty trong nước gần đây áp dụng chỉ số ISO như là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm thay dịch vụ. Nhưng đối với nhà quản lý doanh nghiệp muốn xây dựng sự hợp tác giữa các cá nhân hay các đơn vị trong tổ chức với nhau thì ISO sẽ có thêm một điểm tốt...
  • Cơ cấu tổ chức

    14/03/2006Võ Đắc KhôiLựa chọn một mô hình thiết kế bộ máy tổ chức thích hợp cho doanh nghiệp là đòn bẩy thứ hai có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề hợp tác...
  • xem toàn bộ