Đừng sốc với triết lý của tuổi mới lớn

10:48 SA @ Thứ Tư - 28 Tháng Năm, 2014

Sáng tạo những triết lý "không đụng hàng" là một cách để trẻ khẳng định mình. Đừng vội la mắng con, nếu biết lắng nghe, cha mẹ sẽ khám phá được cái nhìn của con về cuộc sống...

TS. Bích Hồng giúp các bậc cha mẹ thấu hiểu tâm lý của con em mình khi trẻ có khuynh hướng làm người lớn, muốn tự khẳng định mình trong nhóm bạn, xác định bản sắc riêng cho mình… Dựa vào đó, phụ huynh nên có cách cư xử khéo léo, biết lắng nghe để thấu hiểu con mình.

Chẳng hạn, cha mẹ đừng vội sốc khi nghe con nói: “Con không bao giờ hối hận quá 3 phút”. Người lớn sẽ chẳng thể la mắng nếu nghe trẻ giải thích: “Nếu lỡ làm gì sai, con sẽ chỉ hối hận 3 phút thôi, sau đó đi sửa sai, vì có hối hận thêm cũng chẳng ích gì”.

Tuổi mới lớn còn rất nhiều triết lý khác: “Lời nói chẳng mất tiền đâu, lựa lời mà nói thì câu được tiền”, “Một sự nhịn, chín sự nhục”, “Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi, mà hãy tự hỏi vì sao giỏi lại để mình nghèo”… Điều này cho thấy, trẻ thích xây dựng những triết lý mới lạ, “không đụng hàng”, đó là một trong những cách trẻ khẳng định mình. Nếu kiên nhẫn tìm hiểu, cha mẹ sẽ nắm bắt được suy nghĩ của con về cuộc sống.


Lý luận thú vị của một học sinh lớp 12 về việc không thi đậu đại học.

Giai đoạn này, trẻ rất coi trọng mối quan hệ với bạn bè, thể hiện ở việc thích kết bạn, trung thành - bảo vệ tình bạn, muốn được bạn thừa nhận… Vì vậy, phụ huynh có thể khéo léo dạy con thông qua mối quan hệ bạn bè của con.

Ví dụ: Nếu con mải chơi ở nhà bạn mà không chịu về, cha mẹ có thể nhờ bạn của con: “Cháu bảo bạn về nhà giúp cô nhé, cả nhà đang chờ cơm”. Hoặc khi thấy cha mẹ mình khen những việc làm đúng của bạn, trẻ cũng sẽ tự giác làm theo…

Một bà mẹ đặt câu hỏi: “Sắp thi cử rồi mà con tôi ham chơi lắm. Tôi hối thúc cháu học bài mà cháu không nghe, vậy tôi phải làm sao?”. TS Bích Hồng đưa ra lời khuyên: “Hãy để con tự xếp lịch học của mình”.

Cụ thể, người mẹ có thể nói: “Con xếp lịch học làm sao, nói cho mẹ biết với để mẹ phối hợp với con. Ví dụ, con xếp giờ đó học bài thì mẹ tắt ti vi, giờ đó con chơi thì mẹ không bảo con làm việc nhà…”, cách nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và cởi mở chia sẻ với mẹ.

Nếu lịch học trẻ đưa ra hợp lý thì cha mẹ ủng hộ. Còn nếu chưa ổn thì mẹ khéo léo giúp con điều chỉnh: “Con ơi, con học bài có 1 tiếng đồng hồ mà bài vở nhiều lắm, làm sao kịp? Môn Sử có 5 điểm thôi, mẹ không la con, nhưng như thế có nghĩa là 1 tiếng học bài vẫn chưa đủ. Vậy con suy nghĩ tăng giờ học lên thế nào để cải thiện điểm số của con nhé”. Tức là phụ huynh giao trách nhiệm sắp xếp, định đoạt cho con trong sự định hướng của mình. Điều này khác hẳn với việc cha mẹ nói ngay: “Thế này không được, con phải học 4 tiếng đồng hồ!”.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên nhìn trên diện rộng là thời nay, phần đông trẻ vừa học vừa chơi. Số trẻ chỉ ham thích việc học không nhiều. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình vừa học vừa chơi mà cần để ý kết quả học tập thế nào để giúp con điều chỉnh.

Thêm một vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm, đó là việc đăng ký các khóa học kỹ năng cho con trong mùa hè này. TS. Bích Hồng chia sẻ: “Nếu con của bạn có tính hướng ngoại thì việc bảo cháu tham gia các khóa học kỹ năng không khó. Nhưng nếu cháu là đứa trẻ hướng nội, ngại tiếp xúc với đám đông thì bạn cũng đừng thúc giục trẻ mà áp dụng chiêu “mưa dầm thấm lâu”, chẳng hạn một câu bâng quơ khen ngợi khóa học, rồi vài ngày sau, bạn rủ con đến đó “thử xem có hay thật không”... Trường hợp cháu cảm thấy khóa học không cần thiết với mình thì bạn đừng nên ép buộc. Trong cuộc sống, không phải ai cũng có đầy đủ các kỹ năng. Con bạn không có kỹ năng này thì cháu có kỹ năng khác”.

Nhìn chung, để dạy con trong độ tuổi vị thành niên, theo TS Bích Hồng, phụ huynh phải dựa trên nguyên tắc: lắng nghe, tôn trọng, định hướng, chia sẻ, thích ứng với con… thì trẻ sẽ nghe lời.

Nguồn:Dân Trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Câu chuyện Kiến trúc và Hoài bão của thanh niên trẻ Việt Nam

    03/03/2016Nguyễn Thành TrungMột công trình muốn đẹp, bền vững, phải có thiết kế đẹp. Một khu vực, đất nước muốn đẹp, bền vững, phải có quy hoạch tổng thể hợp lý và tầm nhìn lâu dài. Cuộc đời chúng ta cũng là một công trình....
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Nói với thanh niên: Hòa bình không phải là thụ hưởng

    18/07/2015Huỳnh Tấn MẫmMột khi đã đánh mất quá khứ thì phương hướng hình thành lý tưởng yêu nước tồn tại trong từng con người ở hiện tại và tương lai khó mà vươn lên đỉnh cao mới...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

    05/12/2014TS. Lê HươngViệc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan...
  • 'Sự quan tâm của thanh niên còn quá hạn hẹp'

    29/10/2014Chi Mai (Thực hiện)Ông Đặng Hoàng Giang cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về khảo sát thí điểm “Liêm chính trong thanh niên Việt Nam” thực hiện bởi ba tổ chức Hướng tới Minh bạch, CECODES và Live&Learn, cũng như trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội nói chung...
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Thanh niên và văn hóa thanh niên

    04/12/2008GS.TS Ðặng Cảnh KhanhVăn hóa thanh niên, xuất phát từ khao khát muốn khẳng định mình của giới trẻ, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế, nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới.
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • xem toàn bộ