Đông và Tây

10:30 SA @ Thứ Hai - 31 Tháng Giêng, 2011

Khi người La Mã còn mải rong chơi
Đuổi bắt cái lá nho của nữ thần Vénus
Người Ai Cập đã có 2.000 năm dựng lên nhà nước
Tàn bạo không cùng bóc lột đám dân đen!…

Người phương Tây lập ra nghị viện
Vua do dân bầu dân chủ công khai
Phương Đông cúi đầu tụng niệm
Thiên tử anh minh đang tập tễnh bò toài!

Phương Tây ra đời từ vó ngựa thảo nguyên
Nên bước chạy thật nhanh, rõ ràng, dứt khoát
Còn phương Đông, bám bờ sông nhờ Trời sống thoát
Đủng đỉnh trâu ơi, đếm nhận nhọc nhằn.

Phương Tây tôn vinh người giỏi giang
Xứng mặt anh hùng, thủ lĩnh
Phương Đông cứ sống lâu là có quyền phán định
Đúng – sai, đâu đáng kể gì?

Phương Tây chẳng cần suy nghĩ vẩn vơ
Họ chọn từ phương Đông một triết minh cần thiết
Họ tự cắt may lấy manh áo đời khác biệt
Biết sống với đua tranh, mặc ảo mộng ưu phiền.

Phương Đông ư? Giả mê đắm chữ Thiền
Để hành hạ con người xa xót lắm
Đại Lãn chờ sung, Chử Đồng Tử chờ người đến tắm
Sao huyền thoại nào cũng chỉ biết chờ thôi?
Cả phương Đông mỏi cổ chờ thời
Giống như thể chờ mưa cho lúa cấy
Người phương Tây tạo ra, chiếm lấy
Thách thức ư? May mắn sẽ mỉm cười
Cơ hội mới đồng hành cùng những cơn đau?

Vì sao?
Cả Ấn, Lão, Nho Gia vây quanh Đức Phật
Cả Trung Đông chìm trong nước mắt
Hạnh phúc vẫn đóng đinh cho đến tận bây giờ?

Lịch sử u buồn, lịch sử ngây ngô
Người phương Đông cứ lòe nhau bằng giả hoặc
Quyền lực coi khinh những mảnh đời lăn lóc
Rồi, cười tươi, những “minh triết” (wisdom) đáng ngờ!

5.000 năm chuyên chế đẫn đờ
Cả trăm quốc gia không tìm thấy một nền dân chủ
Triệu triệu con người khiếp sợ
Cong lưng mơ phận kiếp tôi đòi.

Lịch sử nhọc nhằn lịch sử ham chơi
Bất kể những điều có thật
Chỉ thấy đùa vui mà quên đi nước mắt:
Rét 0 độ ở Hà Giang, trẻ em không áo mặc
Chị Dậu, cu Tô là bịa đặt thôi à!

Phương Đông ơi minh triết mà chi
Tư tưởng lớn mà chi, khi cuộc đời khổ thế?
Đức Phật, Khổng Phu, Jê Su… cũng chìm vào dâu bể
Khóc than oan nghiệt kiếp người!
Đau đớn thay chuyện sống – chết trên đời
Nằm gọn trong tay vài lão vua nào đó
Cả phương Đông sống cùng nỗi sợ
Lặng câm nhăn nhó nhại cười.

Lịch sử mỏi chân rồi lịch sử hết hơi
Chỉ biết ngáp và thở dài buồn chán
Phương Đông 5.000 năm xán lạn
Sao lại buông xuôi cho mưa dập, gió vùi?

99% những cái con người cần để sống, vui chơi
Đều đến từ trời Tây “xấu nết”
Tủ lạnh, TV, tàu bay, tàu bò, web – net…
Phương Đông xài và mỉa mai la hét
Sao giãy chết lâu rồi vẫn sáng tạo, lũ cuồng say?

Sao ta không tự hỏi rằng đang triết lý ngô ngây
Sáng tạo, phát minh chẳng thể được sinh ra từ cái ác
Những cái nhất phải là con của NHẤT
Những gì sai chẳng tốt đẹp bao giờ!

Họ không tốt bởi tham thực dụng?
Ta khôn ngoan nên biết mua láng giềng gần
Ta tự nâng mình bằng cái kiểu khôn ranh
Tình cảm sao nỡ bán – mua đàng điếm?

Thước đo nhân cách trời Tây là những gì khả kiểm
Cho đời từng đóng góp nhỏ nhoi
Thước đo của phương Đông là vòng vo, lấp liếm
Đèn ai nấy rạng, mặc người…

Phương Đông coi vua là thiên tử
Nên dốt đến cỡ nào vẫn được vây quanh
Sự quẫy đạp, những phản đề bị coi là ngố
Lặng câm, sống mãi, muôn vành.

Phương Đông như những con gà kiến
Cứ lao vào nhau đấu đá suốt ngày
Phương Tây như con gà tây hãnh diện
“Quân tử” tỏ tường mới rõ thẳng ngay.

Phương Tây coi cái đẹp là Trời
Thưa Quý bà rồi mới nhắc đến Quý ông sau đó*
Còn phương Đông dập vùi phụ nữ
Hành hạ những con người vất vả, mảnh mai(!)?

Tại sao? Hỡi những người đàn ông phương Đông
Thích chà đạp những người đàn bà yếu đuối
Phải chăng cả đời cúi đầu mê muội
Nên chỉ còn một chốn – để, ta đây?…

Những câu hỏi dứt day như chính cuộc đời này
Bởi những câu trả lời đuổi lừa nhau mãi
Lảng tránh nỗi đau, cúi đầu sợ hãi
5.000 năm, bệnh chứng không lành.
Ta tìm chi trong cuộc sống mỏng manh?
Khao khát đổi thay, được tôn thờ cái đúng
Được nói rõ lòng mình không ấp úng
Được tự do thanh thản giữa đời
Được mỉm cười không nước mắt tuôn rơi…

*Ladies and Gentlemen, Madammes et Monsieurs…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Phương Đông và phương Tây

    07/11/2015Phạm Quỳnh (sinh (17/12/1892 - mất 6/9/1945)Chúng ta sống trong một thời kỳ khủng hoảng của lịch sử thế giới. Đấy không phải là một lời sáo rỗng tầm thường, một công thức mơ hồ và có phần cường điệu. Đấy là một nhận xét cần thiết nếu ta nghĩ đến những hậu quả kinh khủng của bi kịch do cuộc va chạm giữa Phương Đông và Phương Tây gây ra trên thế giới...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Tư duy phương Tây vs. tư duy phương Đông

    07/12/2008Hoàng Thạch QuânGiáo sư Nisbet cho rằng tư duy của Đông và Tây là khác nhau và người phương Tây thường không ý thức được tư duy của họ bám chặt vào các nguyên tắc logic đến mức nào, trái ngược với kiểu tư duy “biện chứng” của phương Đông.
  • Vấn đề phương Đông và phương Tây

    25/11/2008Phạm QuỳnhCó chăng một vấn đề Phương Đông và Phương Tây? Đặt ra vấn đề về các quan hệ giữa hai phần đó của thế giới do sự đối lập hay sự đối kháng của chúng là đúng hay sai? Giữa chúng có những khác biệt đặc trưng cho phép một sự đối lập như vậy không?
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • xem toàn bộ