Dòng chảy Việt trong “làn sóng" hội nhập

06:16 CH @ Thứ Bảy - 17 Tháng Giêng, 2009

Dòng chảy Việt từ trước và cho đến hôm nay vẫn là những đương đầu và thách thức. Năm mới Kỷ Sửu – năm con trâu – trước những thách thức về kinh tế và hội nhập, thương hiệu Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng tỏa sáng trên bản đồ kinh tế và văn hóa nhân loại.

Từ Văn Lang - Âu Lạc đến Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia phát triển liên tục trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định sự tồn tại và không ngừng lớn mạnh.

Cuộc sống lao động gian khổ tạo nên tính cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn - những khó khăn, thách thức tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, dòng họ, láng giếng.... của người Việt. 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận.

Văn minh sông Hồng

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á.

Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh sông Hồng với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ. Vừa dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc rất lớn. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh".

Mốc son quan trọng

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Trong hoàn cảnh này, một số trí sỹ Việt Nam đã nhận thức được yêu câu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm (1858-1945).

Nhưng 30 năm sau mới thống nhất, 10 năm sau đó đất nước phát triển theo kinh tế kế hoạch đã bộc lộ những yếu kém. Nhận thức vấn đề này, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng hơn.

Mô hình nổi bật

Sau hơn 20 năm đổi mới, hơn 2 năm gia nhập WTO, hình ảnh Việt Nam trong phát triển và đô thị hóa nhanh đến mức không ngờ. Năm con trâu nhìn lại, bên cạnh nhiều cái được thì có nhiều cái đang đi vào dĩ vãng.

Đó là hình ảnh con trâu và cái cày đang ngày một lùi xa trong đời sống hiện thực nông thôn. Hình ảnh trâu cày chỉ còn thấy trên các thửa ruộng bậc thang miền núi.

Việt Nam đi qua thời kỳ bao cấp trước đây, bước vào thời kỳ đổi mới, nay là hội nhập, công cuộc phát triển càng ngày càng đa dạng, các nhóm xã hội, các cá nhân lựa chọn cái mà người ta cho là hợp lý ngày càng phân nhánh rõ rệt. Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ ba, bà Claire Sutherland (giảng viên tại Đại học Manchester, Anh) nhận định: "Việt Nam là một mô hình nổi bật trong khu vực ASEAN - là yếu tố tích cực cho quá trình xây dựng và phát triển của các dân tộc thành viên, tạo điểm mốc quan trọng trong hệ quy chiếu. Đây là mô hình cho các hệ thống khu vực khác trên thế giới như ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ". Nhận định về nông thôn, GS. TS. Tô Duy Hợp cho biết: "Nếu cứ để tiếp tục phát triển như hiện nay mà không có điều chỉnh gì, thì nông thôn Việt Nam sẽ rất ảm đạm. Nhưng nếu học các mô hình của các nước, có lẽ sẽ có sự sáng tạo hơn".

Trước sức ép của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đối với mọi quốc gia, ông Don Lam, nhà quản lý tài sản Canada gốc Việt đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét:"Giống như mọi thị trường đang nổi, Việt Nam cũng sẽ cảm nhận được sức ép này. Tuy nhiên, Việt Nam có thế mạnh của việc sản xuất và XK nông sản và các mặt hàng công nghiệp của họ sẽ không bị tác động nhiều bởi nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm, vì người ta vẫn cần phải ăn và mặc đầy đủ".

GS. Lê Văn Lan:
Tôi rất thích nói đến con giáp và con trâu. Con trâu có đời sóng giản dị chất phác. Con trâu và cây tre đó là hình ảnh tiêu biểu của người Việt về sức khỏe và sự dẻo dai. Cây tre sống vươn lên trên những vùng đồi cằn cỗi, dưới triền sông hay bao bọc xóm làng. Con trâu cần cù hay lam hay làm, ăn uống đạm bạc. Từ khi đổi mới đến giờ, Việt Nam đã trải qua hai năm trâu. Năm Đinh Sửu 1997, cuộc khủng hoảng tài chính “nhẹ nhàng” tại các nước ngoài vào nước ta. Sau 12 năm, khó khăn lại rơi vào đúng năm con trâu, nhưng theo tôi nghĩ, năm 2009 chúng ta sẽ khôi phục được nền kinh tế. Chúng ta sẽ đồng tâm, đồng sức hò nhau “kéo cày” đưa nền kinh tế thoát khỏi khó khăn.

TS. Vũ Duy Thông:
Dự kiến năm 2009, vốn đầu tư vào nước ta đạt khoảng 60 tỷ USD, đây cũng là thông tin tốt. Năm 2008 và những năm trước đó, chúng ta đẩy mạnh XK mà bỏ quên thị trường trong nước, trong khi đó có khá nhiều DN nước ngoài lại muốn đến thị trường VN để bán lẻ vì họ thấy đây là thị trường lớn trên 80 triệu dân. Khủng hoảng cũng là cách để các DN Việt Nam nhìn lại thị trường trong nước của mình để có những điều chỉnh. Năm 2009 sẽ là năm lạm phát của thế giới, nhưng sẽ là thuận lợi đối với chúng ta: mua được nhiều thiết bị công nghệ giá trị cao với giá rẻ vì họ phải bán để thu tiền và đầu tư sản xuất.

PGS. TS. Phan Anh, Viện KHXH:

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những bước thăm trầm với những điều kiện hết sức khắc nghiệt hàng nghìn năm nay, nhưng chúng ta vẫn biết tự điều chỉnh và tồn tại lâu dài, đó chính là nhờ vào sức mạnh văn hóa. Thay đổi kinh tế có thể nhanh nhưng thay đổi văn hóa thì có khi phải trải qua vài thế hệ, tất nhiên sẽ có ảnh hưởng nhưng những nền tảng bền vững như đạo đức, tính nhân văn, lòng yêu nước, tình yêu thương cha mẹ, trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình… thì không thể thay đổi mà phải luôn giữ gìn. Tôi tin tưởng rằng, thế hệ trẻ của chúng ta không dễ bị “hư” trước “cơn sóng” hội nhập này, hãy lạc quan về họ.

Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến:

Mỗi lần về quê, nhìn những "chú" trâu đen gợi cho tôi hình ảnh lao động cần cù, dẻo dai, bền bỉ của người nông dân trên cánh đồng. Hình ảnh con trâu vàng có trong chuyện cổ tích, trong giấc mơ. Trâu bạc thì trong huyền thoại, huyền bí, tâm linh. Bà tôi hay nói, con trâu làm thật ăn giả đó là nó cày ruộng cho người nông dân mà chỉ ăn cỏ, uống nước lã. Trong các sáng tác của tôi, bài hát “Ông tôi” – đó là sự gắn bó hòa quyện giữa hình ảnh ông tôi đi về phía núi cùng với con trâu. Ngoài những sáng tác và quan điểm về trâu, tôi còn một quan niệm khác nữa, con trâu tượng trưng cho sức khỏe dẻo dai, nam tính.

NSƯT Chiều Xuân:

Tôi rất thích nghĩ về năm con trâu. Hình ảnh con trâu thường được thể hiện trên những thước phim giản dị, thân thương. Năm 2003, Seagame tổ chức ở Việt Nam đã lấy con trâu vàng làm biểu tượng. Việt Nam là nước nông nghiệp, gắn bó với nhà nông là con trâu - "con trâu là đầu cơ nghiệp". Bây giờ cuộc sống đi lên, sự hiện đại hóa đang hiện diện ở những làng quê, hình ảnhcon trâu kéo cày đang đi vào dĩ vãng. Với tôi, một diễn viên dã có những vai diễn về làng quê, tôi từng học đi cày, học cấy để vào vai thôn nữ. Còn bây giờ tôi thấy tiếc khi những hình ảnh đó đang ngày một xa dần. Có lẽ một mai, hình ảnh ấy chỉ còn lại trong tâm tưởng, trong ký ức về đồng quê làng Việt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Truyền thống và hội nhập

    16/01/2009Tô PhánLịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại...
  • Giao lưu văn hóa trong thời hội nhập

    12/08/2008GS. TS Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa (GLVH) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, bản sắc dân tộc là cội rễ của GLVH. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • xem toàn bộ