Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

03:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Hai, 2003

"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng.

Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.

Rõ ràng, trong thế kỷ 21, Việt Nam phải thể hiện được sự tái định hướng của giáo dục. Đây thực sự là một phương diện của cuộc cách mạng nhằm phát triển tinh thần dân tộc.

   Vấn đề của giáo dục lúc này là phải biết tận dụng triệt để tính cách của người Việt Nam, tính cách bẩm sinh của một dân tộc hiếu học, biết sáng tạo để vươn lên trên hoàn cảnh gay gắt để tất cả tập trung vào một mong muốn là người Việt Nam hãy học và sáng tạo theo kiểu người Việt Nam.

Như vậy, trên bình diện hội nhập thế giới và hội nhập giáo dục khu vực và sự tái định hướng giáo dục ở nước ta, các nhà giáo dục Việt Nam lại càng phải chú ý đến tính chủ động của chủ thể (cả thầy lẫn trò).
Tính chủ động Việt Nam sẽ là chủ đạo trong sự tái định hướng giáo dục ở nước ta, chứ không phải chỉ là học theo cách của Âu - Mỹ. Giáo dục của Âu - Mỹ có nhiều ưu điểm, đặc biệt là công cuộc "công nghiệp hóa giáo dục". Nhưng chính mặt trái của Âu - Mỹ là đã sản sinh ra nhiều con ngời quá thực dụng, thậm chí phi nhân tính như: hiện tượng học sinh dùng súng xả vào bạn và thầy cô giáo trong trường học.
Để phát huy tính chủ động Việt Nam, thiết nghĩ cần chú ý hai phương diện: nhận thức đúng nhiệm vụ giáo dục ứng với thời đại và đề xuất được giải pháp giáo dục tối ưu đối với nước ta hiện nay.

Theo chúng tôi, giáo dục Việt Nam cần có một cuộc cách mạng kiểu tư duy. Có thể nói, trước khi hoàn thành công nghiệp hóa ở nước ta thì phải hoàn thành "công nghiệp hóa kiểu tư duy". Cũng vậy, muốn tiến hành thành công chủ trương giáo dục hướng vào ngời học thì phải cách mạng hóa kiểu tư duy của cả người dạy lẫn người học.

Kiểu tư duy của người Việt Nam chúng ta hiện nay chủ yếu vẫn là kiểu tư duy đơn tuyến. Tư duy đơn tuyến là kiểu tư duy đặc trưng cho văn minh nông nghiệp.

Dạy học theo lối đơn tuyến là một hoạt động chuyển kiến thức của thầy sang kiến thức của trò theo một chiều. Thầy mà giản đơn thì trò đơn giản gấp hai lần thầy.

Tư duy đơn tuyến cũng là tư duy dễ cả tin. Trong giáo dục, đặc biệt là trong khoa sư phạm, tư duy đơn tuyến thường được biểu hiện qua việc dạy các bài mẫu cho các giáo sinh, nhng lại không dạy cách sáng tạo theo cấp số nhân các mẫu đó.

Để thay đổi kiểu tư duy đơn tuyến, giáo dục Việt Nam phải tạo được kiểu tư duy đa tuyến cho người học (ngay từ cấp I). Điều này khó, nhưng có thể làm được.

Tư duy đa tuyến có đặc điểm là bao quát tổng thể đối với mỗi sự vật, nhưng từ đó lại nắm được bản chất cụ thể và sâu xa của sự vật đó. Không có sự vật nào tồn tại cô lập, đơn giản, chỉ một bộ phận, một phương diện mà không có quan hệ qua lại trên nhiều bình diện. Tư duy đa tuyến trong khoa học còn là tư duy theo hệ hình thức tương tác. Ta có thể so sánh hai kiểu tư duy qua định nghĩa về phương pháp: tư duy đơn tuyến coi "phương pháp là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn..." Chẳng thế mà nhà tương lai học Thiery Gaudin đã nói rất hay cho dù có phần hơi quá: "Hãy học về phương pháp chứ đừng học dữ liệu". Dạy học cũng vậy.

Trong bài Giải pháp giáo dục, Giáo sư Hồ Ngọc Đại viết: "Trong tình hình hiện nay, ngành giáo dục nên nắm chắc hai khâu chủ yếu, như nắm lấy hai đầu dây xích (thì sẽ kiểm soát được cả sợi xích), là tiểu học và đại học" (Văn nghệ số 2 ngày 12-1-2001).

Cũng vậy, theo chúng tôi trong tình hình cần xây dựng kiểu tư duy đa tuyến, trong số rất nhiều môn học, ngành giáo dục nên nắm lấy môn toán học làm biện pháp chủ công, vì:

 - Toán học giúp cho tư duy chính xác, nhạy bén, linh hoạt, nhiều chiều, hiệu quả, tối ưu, 6 tính chất này cũng là 6 tính chất chủ yếu của tư duy đa tuyến.

K.Marx từng nhấn mạnh: "Một khoa học chỉ thực sự phát triển nếu nó sử dụng được phơng pháp của toán học". Như vậy, khi lấy môn toán học làm biện pháp chủ công, (trước hết là phương pháp của toán học chứ không đơn thuần là nội dung toán học) thì ta sẽ nhanh chóng xây dựng được kiểu suy nghĩ phân tích chiều sâu, gắn với hiệu quả tối ưu.

Có thể lấy đôi thí dụ: xác xuất thống kê học là một ngành toán được các nhà khoa học nông nghiệp vận dụng để tạo ra các cây, con giống phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp. Các nhà y học dùng nó để chẩn đoán bệnh và phục vụ công tác dịch tễ, các chuyên gia kinh tế dùng nó để dự báo và điều chỉnh những thay đổi về kinh tế đất nước. Các nhà xã hội học dùng nó để nghiên cứu dân số và kế hoạch hóa gia đình cùng sắc thái tâm lý của các cộng đồng dân cư. Toán "rời rạc" được sử dụng vào lĩnh vực tin học và viễn thông. Ngành cơ học lý thuyết và đặc biệt là cơ học sức bền vật liệu đợc dùng trong xây dựng cầu đường, các nhà cao tầng, chế tạo vỏ ô-tô, tàu thủy, tên lửa và các loại vũ khí. Lý thuyết Graph và mạng được các nhà quản lý giao thông sử dụng để lập hệ thống giao thông đô thị và giao thông toàn quốc, v.v.

Đến đây chúng tôi thấy có cơ sở để đáp lời của giáo s Nguyễn Đình Chú và chị Nguyễn Phương Hoa khi các tác giả đặt vấn đề: "Cải cách (hay là cách mạng) phương pháp dạy và học với tư tưởng chủ đạo: Phát huy chủ thể của học sinh, coi học sinh là trung tâm. Thế là đúng rồi. Nhưng xin hỏi: chủ thể, trung tâm ở phơng diện nào? (Báo Văn nghệ, số 22 ra ngày 1-6-2002).

Xin thưa: ở phương diện thay đổi kiểu tư duy từ đơn tuyến sang tư duy đa tuyến theo chiều sâu, lấy toán học làm biện pháp chủ công, lấy phương pháp làm đòn bẩy trong chuyển tải một dung lượng giáo dục hợp lý, tiên tiến để biến tri thức và kinh nghiệm nhân loại thành tri thức và kinh nghiệm bên trong của các cá nhân học sinh. Chỉ có như vậy, mới tạo ra bản sắc Việt Nam trong trào lưu giáo dục hướng vào người học. Trong khung cảnh này, thầy dạy một cách sáng tạo và trò cũng học một cách sáng tạo. Nhờ đó mới tạo ra cách học suốt đời, học đủ loại sách, loại thầy. Kể cả các thầy trên Internet.

Bùi Thị Hường (Báo Văn nghệ) 

LinkedInPinterestCập nhật lúc: