Đối thoại giữa Lãnh đạo và Quần chúng

08:28 SA @ Chủ Nhật - 15 Tháng Chín, 2019

Hai danh từ trên là hai phạm trù to lớn của hiện thực xã hội, khoa học quản trị! Tôi viết bài này nhằm làm sống động thêm logic bản chất mối quan hệ hai phạm trù trên, và con đường nghệ thuật hình thành Lãnh Đạo cùng cách ứng xử với Quần Chúng của họ ! Lãnh đạo trước hết phải biện luận được tư tưởng và tạo con đường cho tư tưởng của mình đi vào Quần Chúng...

.

Quần Chúng: Thời nào chúng ta cũng 'dĩ thực vi tiên' thôi ( lấy có miếng ăn làm trước hết ). Chúng ta sẽ đi theo ai hiện thực được điều đó. Nếu không thì 'dĩ Thiên vi thực' (dùng Trời vì miếng ăn).

Lãnh Đạo: Ta sẽ biến điều đó thành 'dĩ Thiên vi thủ' ( lấy Trời đội đầu ). Ta sẽ tập hợp những người biết trọng đạo Trời , đi trong đó, mà ta là đại diện. Nếu không 'dĩ thủ vi tiên' ( lấy đi cái đầu ).

Quần Chúng: Chúng tôi luôn là lực lượng khủng khiếp, khó vạn lần chỉ cần có chúng tôi, dễ vạn lần không chúng tôi cũng chịu!

Lãnh Đạo: Nhưng cần có ta biến lực lượng đó thành vĩ đại . Với triết lý ' triệu người : từng một, trong một, dưới một , vì một' không để ai sai lạc.

Quần Chúng: Đám đông không bao giờ thiếu trí tuệ, không gì là không thể, từng người tuy chỉ là từng giọt nước cộng lại thành thác thành sông.

Lãnh Đạo: Đồng ý! Thế nên việc tôn ta mới cần và có giá trị, để tạo 'Luân Vũ'. Trong đó phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc chung ta định ra.

Quần Chúng: Chúng tôi rất ghét ai ví chúng tôi như 'đàn cừu' bên vực núi hay 'bầy trâu' trên đồng cỏ hoang dã ! Nếu như thế thì ông sẽ là ai?

Lãnh Đạo: Trâu hay cừu và ai nếu nghĩ thế đều thuộc loài giống nhau. Đám đông dồn tạo cho ta là người cao hơn xa hơn , mạnh hơn thế.

Quần Chúng: Nếu cuộc sống mà vạn sự được trật tự, mọi việc luôn được yên lành, lòng an là nhân nghĩa, thì chúng tôi cứ sống 'vô vi tự tại' , sẽ không cần đến ông đâu.

Lãnh Đạo: Thiên hạ được như thế thì 'Dân vi bản, Vua vi khinh' . Khi đó ta hứa sẽ từ chức . Nhưng hiện các người cần hùn hạp cho ta 'đặc quyền' để dùng nó kiến tạo đã.

Quần Chúng: Vậy chúng ta cùng lập khế ước như thế ? Tinh thần là chúng ta cho ông 'vay' hoặc 'tạm ứng' một số quyền vốn có, ông bảo toàn vốn và trả lãi cho điều đó.

Lãnh Đạo: Tất nhiên chúng ta cùng kí, để quyền được vay đó hội vào ta đứng đầu , tập hợp chỉ huy số đông còn lại thành sức mạnh ưu trội: đó mới chính là lợi nhuận!

....

Đến đây đám đông xôn xao , thậm chí láo nháo... nhiều tiếng nói vang lên 'có khẩu khí mơ hồ....'.

.

Quần Chúng: Nếu chúng tôi chủ động muốn ông thôi chức khi ông chưa tự nguyện, chưa đến tuổi về hưu thì phải làm thế nào? Bằng cách chúng tôi rút lại 'sự cho vay' đó nhé?

Lãnh Đạo: Hoàn toàn được! Sẽ có Luật xử lý điều khoản đó . Nhưng trước hết phải tôn ta là 'Số Một' đã ! Để chữ ký phê chuẩn nó mới có giá trị chứ !

Quần Chúng: Chúng tôi muốn được nghe trước vài nguyên tắc của ông? Để từng người quyết định cho ông vay quyền của họ.

Lãnh Đạo: Được!

. Nguyên tắc 1 : 'Thiểu số theo đa số' . Ví dụ 1 triệu người đã cho ta vay thì đám đông nào nhỏ hơn thế cũng phải theo mà cho ta vay. Ta là Một luôn cần các người ủng hộ mà không ngược được

. Nguyên tắc 2: 'Luôn phải có Lãnh Đạo' . Nghĩa là luôn có người số Một , hiện hữu, liên tục, mọi chuyện và hiệu lực ! Sẽ thay được ta khi có ngay ai như ta!

. Nguyên tắc 3: 'Tương đương về tối đa' . Nghĩa là 1 triệu người ban đầu ủng hộ ta, cho ta vay quyền, thì ta tương đương 1trieu người. Sau muốn đổi ý thì 1 ta hoặc chữ ki 1 triệu người , thiếu 1 cũng không tương đương

. Nguyên tắc 4: Các người sáng tạo ra cụm từ 'cho ta vay quyền' thì ta dùng kiểu ngân hàng để ứng xử. Nghĩa là nếu ai rút vốn trước kỳ hạn thì không có lợi nhuận. Trong kỳ hạn ta toàn quyền sử dụng vốn vay!

.... và...

Quần Chúng: Thôi ông ơi.... nghe đau hết cả đầu! Hay là ông mở trường dạy trước cho chúng tôi đã, được không?

Lãnh Đạo: Thế mới gọi là 'tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi' , dù trong đó là nước sạch và đang đi trong sa mạc ! Các người đông nhưng không là gì cả nếu thiếu tư tưởng !

Ta luôn bắt đầu bằng mở trường truyền bá điều đó ! Khi đến các người hãy hiểu ngay rằng : Nơi đó chưa cần các người cho 'vay vốn quyền' ! Ta đã là Lãnh Đạo, các người phải tôn kính và tuân thủ !


Quần Chúng: Dạ.... vâng.... Thế cho chúng tôi vào ngay nơi chưa phải cho vay mượn gì.... lại có tea break để chén. Cứ nghe theo ông dạy bảo đã!

Lãnh Đạo: Kết luận: ta là đại diện Thiên, cần tôn ta là Thủ , theo đường ta là Thuận, phụng sự ta sẽ có Thực, cùng ta mưu sự Thành!!!

Quần Chúng: Và cho chúng tôi được hô : ông muôn năm dù ông muốn nằm! Chúng tôi dù vạn đại mà vẫn dại!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lãnh đạo

    31/10/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi thường chia sẻ những thông điệp 'tốt Đời đẹp Đạo' gắn với cương vị của các học viên! Họ đều là những nhân vật 'hơn người thường' ở một số tiêu chí nhất định, nên tôi không đề cập nhiều đến ' kĩ năng lãnh đạo' mà nhấn mạnh đến ' phương pháp vận dụng Đạo / Đức'...
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • "Đường Cách Mệnh" của các nhà lãnh đạo

    10/04/2016Khánh DuyCuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của GS quản trị Đại học Harvard John Kotter vừa được xuất bản ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đã tạo ra tên tuổi cho Kotter như một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực thay đổi chiến lược doanh nghiệp.
  • 10 lí do vì sao những người đọc nhiều thường là những lãnh đạo giỏi

    14/01/2016Dung Nguyen. Đọc sách cung cấp nền tảng để trở thành một lãnh đạo giỏi, đó là điều không cần phải tranh cãi. Những lãnh đạo nổi tiếng như Steve Jobs hay Elon Musk rất xem trọng việc xây dựng tư duy bằng cách đọc sách...
  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • ‘Thể chế chính trị’ - sự tương tác giữa giới Lãnh đạo và Nhân dân

    23/03/2015Nguyễn Tất ThịnhGiới Lãnh đạo xưa nay, đâu cũng vậy, có tâm lý định hướng tư tưởng là : cho Nhân dân nhận thức khác đi / lệch hướng sao có lợi cho việc lãnh đạo của họ, rất ngại khi để Nhân dân hướng chú ý vào chính trị, lại càng không thích can dự vào thể chế chính trị…
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Tùy bút về ‘Số Lớn’ của quần chúng Nhân dân

    30/05/2014Nguyễn Tất ThịnhQuần chúng Nhân dân chính là Số Lớn Vĩ đại ! Bất cứ điều nào muốn trở thành Lớn Lao, có giá trị với thời gian phải đi được vào Số Lớn, được Số Lớn chấp nhận, cộng hưởng… Ai thuyết phục được Nhân dân, người đó đã chứa trong mình chất ‘chính nhân quân tử’ , có lực lượng để làm chuyện Lớn. Bằng không anh có thể đang là Lớn sẽ bị sự định vị lại của Nhân dân nghiền nát thành cám lợn!
  • Nhân dân làm chủ ở đâu?

    12/06/2012Thăng LongHội đồng nhân dân huyện, quận, phường một lần nữa nằm trong quyết tâm bị bỏ khi mà Tổng kết bước hai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường sáng 6.6.2012
  • Phan Văn Trường - kiến trúc sư của “Yêu sách của nhân dân Việt Nam”

    09/07/2011Tiến sĩ luật Cù Huy Hà VũCuối năm 1908, sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục mà ông tham gia bị chính quyền thực dân đàn áp, Phan Văn Trường sang Pháp là “để khỏi phải chứng kiến những cảnh đau lòng trong đời sống thuộc địa” như sau này ông thổ lộ, nhưng suy cho cùng cũng là để tìm phương tiện đấu tranh mới cứu đồng bào mình khỏi chế độ thực dân hà khắc và tàn bạo. Và một trong những phương tiện đó chính là kiến thức pháp luật. Thực vậy, ngay sau khi đến Paris ông đã theo học ngành luật tại Đại học Sorbonne nơi ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật hình và do đó trở thành tiến sĩ luật học đầu tiên của Việt Nam...
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • xem toàn bộ