Đọc "Chủng diệt dự ngôn", nhớ lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu

10:26 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Mười Hai, 2017
Tiến sĩ Jorgen Unselt là một nhà Việt Nam học tại Viện Nam Á trường đại học tổng hợp Heidelberg, Cộng hòa LB Đức năm 1972 lúc sang Việt Nam để thu thập tư liệu về Phan Bội Châu nhằm chuẩn bị cho luận án Tiến sĩ của mình, đã được ông Anh Minh (thư ký riêng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng) ở Đà Nẵng cho xem bản đánh máy tác phẩm Chủng diệt dự ngôn của Phan Bội Châu và được trao tặng một bản sao chụp.
.
Cuối năm 1989, tiến sĩ Unselt đã chuyển giao văn bản Chủng diệt dự ngôn cho Giáo sư Phan Huy Lê khi ông sang công tác tại Đại học Amsterdam, Hà Lan.
Nội dung tác phẩm Chủng diệt dự ngôn(Lời dự đoán về sự diệt chủng) là lời báo động rằng nếu không chịu cảnh tỉnh, phục hưng đất nước thì dân Việt Nam sẽ thua và sẽ bị tiêu diệt bởi những thủ đoạn, chính sách thâm độc và tàn ác của thực dân Pháp về mọi mặt: chính trị, kinh tế, giáo dục, quỷ kế... Phan Bội Châu cũng qua đó làm những bài thơ than nòi giống và kêu gọi thợ thuyền, dân cày, học sinh, phụ nữ, quân đội, giáo dân, từng hạng người hãy thức tỉnh và tỉnh dậy đoàn kết nhau phục sinh dân tộc.
.
Xin giới thiệu ít đoạn cùng bạn đọc.
.
CHỦNG DIỆT DỰ NGÔN
(Lời dự đoán về sự diệt chủng)
.
Lời mở múi (Lời mở đầu)
Hai chữ “chủng diệt” thường thấy ở trong pho tự điển của các nước dã man. Thổ nhân ở châu Mỹ, Hắc Phồn ở châu Phi, cho đến nước Chiêm Thành, ở nước ta thuở xưa đều đã thành ra một pho tự điển riêng của họ, từ đầu suốt đuôi chỉ có hai chữ đó. Mà pho tự điển ấy của nước ta, bây giờ cũng có lẽ rày mai xuất bản.
.
Than ôi! Con Hồng cháu Lạc cha Rồng mẹ Tiên trót 4000 năm, thường tự khoe mình là nòi thần giống thánh, mà bỗng chốc in hai chữ “chủng diệt” vào trong pho tự điển của nước mình, và cũng để thêm mấy câu “điếu cổ điệu vong” cho những người thi nhân văn sỹ ở trong thế giới. Chúng ta nghĩ đến đó, muốn nói mà ghê răng rút lưỡi, muốn viết mà run tay giật mình. Thế thời không nói được sao? Không viết được sao? Không! Không! Ta cố nói, cố viết. Thí như người đã già, già thời bệnh, bệnh thời chết. Ta đâu kiêng nói chết mà thần chết có nể ta đâu!

Nhưng không phải, hễ người bệnh mà biết chữa, thầy đã hay, thuốc đã tốt, phương pháp lại tinh thông, người trong nhà điều hộ bệnh cũng lại đồng tâm đồng lực, thời dầu có ma lự đến thế nào cũng phải tìm đường xa lánh! Đó là việc rất thường, không lấy gì làm lạ. Chỉ có việc lạ thứ nhất là một hạng người bị bệnh đã lâu năm, ngũ quan, bách hài từ đầu đến gót, chốn nầy thời vi trùng, chốn kia thời lưu độc, chu thân tất thảy là uy quyền của ma bệnh. Mà khốn khổ thay! Thầy thăm mạch đã không, thầy bốc thuốc cũng không, người điều hộ cũng không ráo! Chẳng những thế, và lại ăn rặt đồ độc vị sát nhân; ở rặt ở những chốn không khí ô trọc, còn hãy trầm mê bất tỉnh, nhận giặc làm cha, ngày ngày ở trước bệnh ma, khấn vái lầm thầm, cầu đức ma bệnh thương mình chút đỉnh! Thế mà không chết, có lẽ nào!

Chao ôi! Trời ôi! Từ đây về sau, chầy nữa 30 năm, hoặc 40 năm, chóng ra nữa 8 năm hoặc 10 năm, người ta nếu cứ ngu si thế mãi, bệnh phu ta nếu cứ nằm ý thế mãi, thế lực bệnh ma nếu cứ thánh thần thế mãi, thời chỉ có thấy hai chữ “chủng diệt”, chỉ có thấy ở trong pho tự điển riêng của nước ta, không còn nghi ngờ gì nữa. Bấy giờ tôi không nói chủng diệt, mà chủng chắc cũng diệt mà thôi. Tôi còn kiêng gì mà không nói: Vậy tôi có bản sách “Chủng diệt dự ngôn”.

Sáng ngày 26/12/2017, Bộ TT-TT đã phát hành bộ tem kỷ niệm 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu (1867-1940)
.
CHƯƠNG THỨ CHÍN
BẢO CHỦNG TRƯỜNG CA
(Bài ca dài bảo vệ nòi giống)

Tôi viết tám chương trên kia, tôi mới đoái lại tình hình đồng bào trong nước, càng bắt tôi ruột héo như dưa, lòng đau như cắt, tôi muốn viết nữa mà không biết viết gì! Tôi muốn nói nữa mà không biết nói gì! Quanh đi quẩn lại chỉ có mấy câu: Chủng ta tất diệt! Chủng ta tất diệt! Thế thời nói mà chi nữa! Viết mà chi! Dầu nói ra nữa, dầu viết ra nữa, thời chủng cũng diệt. Thời không viết nữa, không nói nữa có lẽ phải hơn.

Nhưng mà khổ thay! Tôi vẫn còn sống, mà chủng ta cũng chưa tới ngày diệt, Tôi có lẽ ngồi yên được sao? Âu có một phép. Phép gì? Phép khóc. Tôi khóc đã gần 30 năm mà nước mắt tôi vẫn không hiệu lực, thế thời tôi khóc cũng đủ, âu là tôi hát. Người xưa có câu “Trường ca sỹ đương khốc” nghĩa là tiếng hát dài để thay tiếng khóc. Vậy tôi hát, hát cho bạt quan triều đình, cho vang động đất, cho rung rinh trời. Vậy tôi có mấy bài ca như sau nầy:
.
Bài hát thứ nhất
THAN NÒI GIỐNG TA
Giống người thảy giời cha đất mẹ
So mình cùng Âu Mỹ khác gì đâu?
Cớ sao mình thời liệt nó thời ưu? (Liệt: liệt bại, thua; ưu: ưu thế, vượt trội)
Nghĩ nông nỗi càng đau vì nông nỗi!
Trời đâu ta? Nghểnh đầu thử hỏi?
Giống mình mà liệt bại có oan không?
Bốn nghìn năm dòng dõi Tiên Rồng.
Tầng võ liệt, văn công in cựu sử
Trưng, Triệu hai bà gan nướng nữ
Hán, Ngô mấy lũ khiếp người Nam.
Nước Tây Hồ còn lấp lóe bóng gươm
Đá Thanh Hóa hãy sàm nham đầu ngựa!
Tài khăn ướm cũng tung hoành vương bá,
Khí râu mày mà hèn hạ quyết không không!
Giáo đâm Hồ gớm sức anh hùng
Cờ dựt nước ghê công thần võ.
Tay Trần Thánh và vua Lê Thái Tổ
Chém cha quân thù lỗ dám ngo ngoe!
Nguyên đứt đuôi; Ngô cũng ngúp đầu về,
Thôi đất Việt chớ hề mày lóc lẻm
Lò tinh tú đúc nung còn mạnh lắm!
Giặc Hán – Thanh mày dám nếm gươm chơi,
Sấm xuân một trận vang trời!
Vua Quang Trung tới, giặc lui cõi người.
Tôn Sĩ Nghị vẫn người tham bạo,
Đụng tay mình nên vứt giáo quăng gươm.
Cha ông mình lừng lẫy giữa trời Nam
Biết bao thằng hổ mãnh lang tham
Tha hồ trục trục đam đam cùng hết phép.
Xưa đại dũng sao nay tiểu khiếp
Liếc giang sơn e có nhịp hoàn hồn.
Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Còn trời, còn biển, còn non, còn mình.
Còn trí tuệ tâm linh in thuở trước,
Chân ngày sau xin nối bước người xưa.
Trai anh hùng và cùng gái anh thư
Gánh dòng họ quyết vai ta cất nổi.
Cứu quốc vô công là hữu tội
Lanh tay khởi cử mới hồi sinh
Khóc than tỏ mối tâm tình,
Lại xin các chị các anh nghĩ giùm.
.
Bài hát thứ mười một.
KHUYÊN MỖI HẠNG NGƯỜI
Chim mạnh gió đưa thêm khí thế,
Rồng thiêng mây đỡ mới tinh thần.
Từ xưa nay cách mạng khởi quân (quân lính nổi dậy)
Tất cả nước toàn dân ra mặt trận.
Có tiên phong há rằng không hậu thuẫn?
Phải đứng sau mặt trận một vài phe,
Lao công nông học đã như kia,
Tính toàn cuộc phải quân hè quân nấp (người thì ào ạt xông, người thì bí mật hành động)
Nghĩa dân tộc nào phân đẳng cấp,
Chẳng ai là đứng lớp bàng quan.
Nỗi chìm đau đớn kiếp giang sơn,
Dầu ai cũng ruột gan chung máu mủ
Nào thương gia, nào phú hộ.
Nào cừu gia ngày cũ, (gia đình có thù với giặc)
Nào quan lại đời nay,
Dưới trời Nam mang cặp râu mày,
Ai nấy cũng một giây máu mủ.
Xúm vây cánh nâng niu dòng họ.
Kẻ giúp đang bằng tiền của (giúp đỡ)
Kẻ nâng đỡ bằng trí khôn.
Người tạc vuông, nhưng có kẻ vo tròn,
Hay biến hóa mới ra khôn thần quỷ
Ngoài ập vào và trong đứng dậy,
Lũ ma vương không biết chạy đường nào (lũ tà quái, hại người)
Thênh thênh đất rộng trời cao!
Hai mươi lăm triệu chung nhau vẫy vùng.
Thế mới là cháu dòng con giống,
Thế mới là người sang của quý,
Dân tộc Việt Nam thêm giá trị,
Khắp người thế giới nhận đồng bào,
Còn ai mà áp chế đặng ta đâu!
Bắt tay cùng Mỹ với Âu,
Trội mày mặt, giữa Á châu (nổi bật, dân tộc nào cũng biết tới)
Vàng với trắng đen hòng chung hạnh phúc,
Cờ đại đồng phất phới lúc bấy giờ.
Anh em ta gặp thời cơ,
Tin nhau xin chớ nghi ngờ gì nhau.
Ai ôi! Thức tỉnh mau mau!
.
Lời kết
“Nhưng mà khổ thay! Tôi vẫn còn sống, mà chủng ta cũng chưa tới ngày diệt, Tôi có lẽ ngồi yên được sao? Âu có một phép. Phép gì? Phép khóc”.
(Phan Bội Châu)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Dân tộc tính

    24/04/2018GS. Nguyễn Đăng ThụcChúng ta đang đòi hỏi một ý-thức để thống-nhất quan-niệm và hành-động. Cái hệ-thống ý thức ấy không phải tìm trong sách vở xa lạ, mà ở tại chính trong bản thân thực nghiệm của dân-tộc, một dân tộc đã dám ngẩng đầu lên phương Bắc để tuyên-bố: "Nam-Việt Chi Quốc, Văn-hiến chi bang" (Bình Ngô Ðại-cáo).
  • Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

    06/02/2016Nguyễn Văn TuấnHỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc hay từ Tây Tạng...
  • Tết là cái phúc cho dân tộc

    12/02/2018Đỗ ĐứcCòn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Thế nào là một dân tộc văn minh?

    11/05/2017Cao Huy Thuần“ Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Mỗi vấn đề định nghĩa này thôi, bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.
  • Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tổ tiên

    26/03/2017GS. Cao Huy ThuầnTôi định nghĩa thế nào đây về tôi? Tôi là ai? Dân tộc tôi là ai? Là gì? Là thế nào? Nếu không định nghĩa được bằng khẳng định, thôi thì ta tạm định nghĩa bằng phủ định: Tôi không phải như thế này, tôi đáng lẽ phải là thế khác. Dân tộc tôi xứng đáng hơn thế này. Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tổ tiên...
  • Khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

    21/02/2016TS Nguyễn Minh HòaCái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược...
  • xem toàn bộ