Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

10:11 SA @ Thứ Ba - 07 Tháng Mười Một, 2006

Ngày nay, ở nước ta, mặc dầu đã có Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp bổ sung, sửa đổi năm 2001, Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương lần thứ V (khóa IX), Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ 01/01/2000, khởi nghiệp doanh nghiệp tư nhân vẫn đòi hỏi sự dũng cảm, dấn thân và chịu đựng.

Dũng cảm vì, ngoài bất trắc vốn có của bất kỳ nền kinh tế thị trường nào, ngoài sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, trở ngại, hiểm nguy từ rất nhiều phía trong kinhdoanh như: gom vốn, tìm mặt bằng kinh doanh, vượt qua mê hồn trận văn bản pháp quy vừa mù mờ vừa rối rắm, thiếu ăn khớp với nhau. Dấn thân và chịu đựng mặc dầu đã có nghị quyết và luật pháp phải vượt lên bao thành kiến, cách làm tư lợi và tắc trách của không ít viên chức ở một số cơ quan nhà nước có quyền “sinh, sát" đối với doanh nghiệp. Mặc dầu tạo ra việc làm, đem lại thu nhập chính đáng cho người lao động, nộp thuế, tham gia các hoạt động từ thiện và bảo trợ xã hội, doanh nhân vẫn bị coi là "kẻ ích kỷ”, “chỉ làm giàu cho cá nhân mình" một cách vô căn cứ. Thành kiến phổ biến đến mức phim ảnh trên truyền hình hay tác phẩm văn học nếu có vai "Giám đốc doanh nghiệp tư nhân" thì đó phải là một kẻ lưu manh, làm ăn liều lĩnh và lừa đảo, đồi bại về đạo đức, sống buông thả, táng tận lương tâm, vi phạm pháp luật. Nếu như trên tivi, báo, đài nói đến tăng, giảm giá thì thường quy cho là tại “bọn tư thương ép giá” hoặc"tư thương đầu cơ" mặc dầu không bao giờ chứng minh được hành vi đầu cơ đó như thế nào, cụ thể ai đầu cơ thế nào. Và cho đến nay cũng chưa có quy định hướng dẫn về khen thưởng doanh nghiệp tư nhân được thưởng huân chương về đóng góp của mình cho xã hội. Sự nhẫn nhục chịu đựng, kiên trì! bền gan kinh doanh phải được coi là một đức tính quan trọng của doanh nhân ngày nay. Nếu nói đến văn hóa thì đó cũng là một giá trị văn hóa của sự chịu đựng và thích nghi.

Kinh tế thị trường, cạnh tranh có luật pháp, thể chế, quy định phù hợp. Kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa ngày nay đòi hỏi phải chiếm lĩnh khoa học công nghệ, am hiểu văn hóa, thường xuyên học hỏi, sáng tạo và tự đổi mới mình. Kinh doanh ở TrungQuốc đòi hỏi phải am hiểu văn hóa TrungQuốc, thị hiếu, khẩu vị của người TrungQuốc ở mỗi vùng trong khi kinh doanh ở nước theo đạo Hồi phải am hiểu kinh Koran và phong tục, tập quán của từng nước. Thật là vô căn cứ và võ đoán khi đồng nghĩa kinh tế thị trường với bóc lột, áp bức, dối trá, lừa đảo và vô văn hóa, vô đạo đức.

Doanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp. Văn hóa của doanh nghiệp trước hết là tuân thủ pháp luật, là bảo đảm có lãi, không những nuôi được người lao động mà còn phát triển. Trên thế giới, từ Microsoft đến Honda, Sony đã sáng tạo ra bao nhiêu giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần phát triển văn hóa của loài người.

Một doanh nghiệp độc quyền, rất sang trọng về vật chất nhưng chính họ lại rấtthiếu văn hóa và nhẫn tâm vì họ đã áp đặt phi lý gánh nặng chi phí kinh doanh lên bao nhiêu người dân. Thử hỏi quy định bắt người tiêu dùng dùng điện thoại di động gọi có 1 giây nhưng phải trả tiền cho 60 giây là có văn hóa hay vô văn hóa. Phải chăng đó là văn hóa tước đoạt hàng ngày, hàng giờ tiền bạc của người tiêu dùng lại được áp đặt bằng quyền lực hành chính?

TừBiti's đến TháiTuấn, gạch Đồng Tâm... mỗi doanh nghiệp đều xây dựng văn hóa và nềnnếp kinh doanh của riêng mình. Trong kinh doanh, doanh nghiệp, doanh nhân có quan hệ kinh tế, xã hội với rất nhiều người trong xã hội, trong mỗi quan hệ đó đều thể hiện văn hóa kinh doanh. Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, từ việc cung cấp trung thực các thông tin về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, bảo đảm đúng các cam kết với chủ nợ dẫu việc kinh doanh của mình có khó khăn. Với các đối tác kinh doanh, chữ tín là văn hóa, là phẩm chất của doanh nhân, là kỷ luật và bản lĩnh kinh doanh. Với khách hàng, bảo đảm chất lượng, không lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để lừa họ (mà trong khoa học kinh tế được xác định là sự bất đối xứng thông tin giữa người bán hàng và người mua hàng), để bán hàng kém phẩm chất, hàng rởm là văn hóa, là có lòng tự trọng và tôn trọng các giá trị tinh thần. Trong kinh tế thị trường, khách hàng được coi là tài sản của doanh nghiệp, khách hàng càng được trân trọng trong những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có uy tín. Có thể kể đến người bán hàng, tiệm ăn rất chiều khách, lấy công làm lãi, chăm sóc rất chu đáo khách hàng. Phải coi người doanh nhân biết xuất khẩu lá chuối tươi, rau muống xào tỏi đông lạnh ởNhà Bè, xơ dừa ở Bến Tre, rơm sạch ở Ninh Bình, tượng đá ở Đà Năng...là những người có văn hóa. Họ đã đem lại những cái coi là không có giá trị những giá trị sử dụng và thẩm mỹ mà trước đó chưa hề được phát hiện.

Điều nàylại càng đúng đối với những nghề dịch vụ mà khách hàng không có khả năng kiểm nghiệm chất lượng của dịch vụ như thiết kế xây dựng, dịch vụ khám, chữa bệnh, giải phẫu thẩm mỹ hay dịch vụ tư vấn luật pháp, kiểm toán...Xã hội cần đề cao những doanh nhân trung thực, nêu cao trách nhiệm và các giá trị tinh thần trong kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp và doanh nhân không chỉ coi trọng lợi nhuận là giá trị duy nhất mà còn rất coi trọng sự đóng góp cho xã hội từ đóng thuế đến tạo ra việc làm hay cả niềm vui của khách hàng thỏa mãn với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Sản phẩm ởđây hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sản phẩm vật chất (may mặc, xe máy hay đồ chơi trẻ em), tinh thần như tư vấn, sức khoẻ, sự hài lòng của khách hàng mà bao gồm cả con người đối với các cơ sở đào tạo. Không thể nào coi là có văn hóa nếu như các trường sản xuất ra những “người rởm", bằng cấp thật nhưng kiến thức, nhân cách, tinh thần làm việc, tinh thần trách nhiệm đều rất kém cỏi. Văn hóa ở đây vượt lên trên sự hào nhoáng của xe cộ, hội sở, quần áo hay các nữ thư ký mặc sành điệu. Văn hóa ở đây nằm trong sản phẩm kinh doanh, mỗi hành vi kinh doanh, mỗi hợp đồng, mỗi cam kết của doanh nhân.

Trong nội bộ doanh nghiệp, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các Trường học, Viện nghiên cứu, văn hóa thấm sâu trong từng mối quan hệ trong doanh nghiệp giữa giám đốc với công nhân, giữa doanh nghiệp với khách hàng... Vừa qua chúng ta đã phải chứng kiến những hành vi rất vô văn hóa của chuyên gia đánh công nhân, đối xử tàn tệ với người lao động ở một vài doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. May mắn thay những việc đó chưa phát hiện ở doanh nghiệp tư nhân trong nước, nếu không sự lên án và thành kiến chưa biết đến mức nào.

Đương nhiên, trong doanh nghiệp tư nhân còn không ít hành vi vô văn hóa vàphản văn hóa, làm ăn chụp giật. Song, số ít đó không phải là đặc quyền cố hữu của doanh nghiệp tư nhân mà như các vụ án về bà Trương Thị Thanh Hương ở lương thực An Giang hay Mai Văn Huy ở Đồng Tháp và các vụ bê bối về hầm, về cầu, về đường... khác cho thấy thì trong doanh nghiệp nhà nước cũng không phải là không có. Vơ đũa cả nắm, thành kiến còn tệ hại hơn sự ngu dốt vì nó bất chấp sự thật và dẫn đến những thái độ sai lầm.

Và để cho kinh doanh có văn hóa, doanh nghiệp có văn hóa thì công sở, cơ quan nhà nước các cấp cũng phải có văn hóa, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hóa. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức nhà nước ứng xử tư lợi và thiếu văn hóa. Muốn có văn hóa doanh nghiệp thì trước hết các công sở phải có văn hóa trong đối xử với công dân và doanh nghiệp. Viên chức Nhà nước tự ý lạm dụng quyền hạn, hành động vượt quá quy định pháp luật, bắt chẹt, làm khó cho doanh nghiệp không thể coi là có văn hóa.

Vì vậy toàn xã hội và mỗi một doanh nghiệp hãy cùng phấn đấu để doanh nghiệp và công sở đều hoạt động đúng pháp luật và đúng văn hóa. Hãy tôn vinh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có năng lực cạnh tranh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và cho tiến bộ xã hội. Và phải lên án những hành vi vô văn hóa hay phản văn hóa khi chúng xuất hiện ở bất cứ đâu để cho cái tốt, cái thiện được phát triển. Vì đất Việt chúng ta từ ngàn xưa đã là đất văn hiến. Chấn hưng nềnvăn hiến đó, đạt được thịnh vượng và phồn vinh trong thế kỷ thứ XXI này, đó phải là sự nghiệp của tất cả chúng ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư gửi vợ: Khi anh là doanh nhân

    11/10/2018Khi anh là doanh nhân! Gia đình chúng ta vui vầy, hạnh phúc. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh đưa con đến trường, rước em tới công sở bằng xe hơi. Khi anh là doanh nhân! Em không còn hoảng hốt trước những khoản chi tiêu bất ngờ nào đó. Nhận một tấm thiệp hồng em không phải tần ngần với tủ quần áo nghèo nàn như ngày nào. Khi anh là doanh nhân...
  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Ba yếu tố làm nên thành công của doanh nhân

    29/07/2005Nguyễn Trần Bạt“Tôi nhận ra rất sớm là kiểu gì cũng phải có học vấn và kiên quyết bắt đầu từ việc trang bị kiến thức cho mình”. Cũng thật thẳng thắn khi anh Bạt nói rằng: “Tôi thông minh và hiểu biết hơn nhiều người. Chuyên ngành học chính của tôi là cầu đường - trường đại học xây dựng nhưng 20 tuổi, tôi đã nghiên cứu rất sâu chủ nghĩa Marx và hiểu biết thật sự trong nhiều lĩnh vực kinh tế, triết học, âm nhạc rồi tốt nghiệp cả đại học ngữ văn tại chức…”.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    23/11/2012Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thì sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là thờ ơ với sách vở...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Doanh nhân phải biết làm việc với người thông minh hơn mình

    02/12/2005Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • Những con số dành cho doanh nhân

    21/07/2005Có thể những con số thực tế sau làm bạn liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của mình...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • xem toàn bộ