Định lý Gödel (Gödel's Incompleteness Theorems) về tính bất toàn của các Hệ Thống

05:17 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Mười Một, 2019

Tôi nghiên cứu đề tài này và đã phát biểu trong các diễn đàn, xin chia sẻ. Đây là Định Lý được nhiều nhà khoa học xem như ‘Định Lý Mẹ’ vì có tính nền tảng và tính liên thông giữa các ngành khoa học. Khái niệm ‘Hệ Thống’ được đề cập lớn như Vũ Trụ, hệ máy tính, các quốc gia và tổ chức toàn cầu…


Diễn giả Nguyễn Tất Thịnh trình bày bài chia sẻ khoa học về Định lý Gödel

.

1. VÀI CÂU HỎI ( VẤN ĐỀ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ )….???...

  • Có đúng chăng câu : ‘nhìn là thấy’ ? Không thấy là không có ? Không Bằng Chứng là không tồn tại ? Con Cá sống dưới sâu lòng Đại Dương có nhận biết còn Bầu Trời cao không ?
  • GPS chỉ đường vì Nó trên cao và có các THÔNG TIN . Chim Di Trú xác định được phương hướng? Sư Tiểu đi trong rừng rậm tối, không có gì ngoài bản thân cả, thì làm thế nào để tìm được đường đi tiếp ?
  • Hiểu thế nào về câu : ’Ta Tư Duy là Ta tồn tại ( I’m Thinking therefore I Am ) ? Ta biết tư duy thì có phải là tiến hóa từ Khỉ không ? Gà không thể trả lời ‘Nó có trước hay Quả Trứng có trước’ , còn Ta ?
  • Từ Trăm năm Cô đơn’ ( One Hundred Years of Solitude )à trong VH Làng Xã thì hội nhập Thế Giới như thế nào ? Hài hòa làm sao : Hệ XHCN và Hệ Kinh tế Thị trường đầy đủ’ ?

2. NỘIDUNG

ĐỊNH LÝ 1:

Nếu một Hệ Logic dựa trên một Hệ Tiên Đề nhất quán - phi mâu thuẫn - ( chứa đựng những phép toán số học đủ mạnh ) thì trong Hệ đó tồn tại những Mệnh Đề không thể chứng minhcũng không thể bác bỏ ( undecidable statements )

Ví Dụ :

- trong Hệ Tiên Đề Euclide : tổng 3 góc trong 1 Tam Giác bất kỳ luôn bằng 1800 là không thể chứng minh. Và ‘số học mạnh’ chính là phép Cộng 60 + 30 + 90 = 180 như là không thể khác được. ( nhưng nếu đứng ngoài Hệ đó thì không còn là thế )

ĐỊNH LÝ 2:

Trong một Hệ Logic như trên, chỉ có THÔNG TIN NỘI, khó có thể tự nhận thức được liệu có Hệ Nào Khác Ngoài Nó không, nên không tự khẳng định / chứng minh được rằng Nó sẽ là gì, còn tính nhất quán không khi xảy ra tương tác TRONG NÓ & NGOÀI NÓ .

Ví Dụ :

Trên màn hình máy tính hiện ra những hình ảnh ….. Chúng không thể hiểu Cấu Hình và nhận ra ai đó bên ngoài đang thao tác . Nhưng nếu ngộ nhỡ Chúng thông minh mà nhảy ra ngoài màn hình thì sao ???

(*) Ví dụ thế nào là ‘số học mạnh’ : Số Pi là số Vô Tỉ ( Π = 3,141592….. ) , rất THỰC làm nên những đường Tròn hữu hạn…..( số học đủ mạnh ) . Nhưng rất ẢO – Nó có thể mô tả được không gian Vũ Trụ Vô Hạn là Tròn được không ??? TRÍ TUỆ CON NGƯỜI KHÔNG THỂ HÌNH DUNG RA ĐƯỢC CON SỐ CUỐI CÙNG CỦA NÓ VÀ KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC TẠI SAO NÓ LẠI LÀ THẾ ???!!!


Diễn giả Nguyễn Tất Thịnh trình bày bài chia sẻ khoa học về Định lý Gödel

.

3. HỆ QUẢ

Hệ Quả 1:

  • Khi Ta cùng đứng trong một Hệ Quy Chiếu hữu hạn ( cùng Tiền đề / cùng Logic / cùng Số học )thì Ta không thể tự chứng minh được nhiều điều, nên buộc phải đưa ra những ĐỊnh Đề trong Hệ này ( áp đặt là ‘Hoàn Toàn – Perfect mà không thể khác) . Ví Dụ : Giáo Hội ban đầu cho rằng Trái Đất là Địa Tâm Vũ Trụ - và đứng trong Hệ đó để độc quyền ban ra các quan điểm Tôn Giáo… dựa trên Niềm Tin ban đầu ( không phê phán )
  • Nhưng nếu thoát ra, đứng ngoài Hệ này ( bằng tư tưởng hoặc thực nghiệm quan sát tiếp cận được KHÁCH QUAN, Copecnic phát hiện thấy điều trên là Bất Toàn - Imperfect - Ông cho rằng Mặt Trời là Tâm ….. Nhưng càng rộng ra hơn…trong Vũ Trụ…. Thì Mặt Trời cũng không phải là ‘Tâm – Hệ Quy Chiếu)

Hệ Quả 2 :

  • mỗi SVHT ( hoặc các SVHT khác đồng quy ) có thể xem xét trong cùng một Hệ Quy Chiếu hữu hạn ( về biên giới thời-không cùng các logic trong Nó ), Ta có thể tiếp nhận / xử lý / kiểm chứng được Chúng chỉ là tương đối. Còn nhiều điều không giải thích Logic được (gọi là Bầu Trời Sự Kiệncủa Chúng ) ( Ông Vua thách : ngươi nói đúng ta chém, nói sai ta treo cổ …) . Nên nếu có Hệ Quy Chiếu Khác, Ngoài Nó…sẽ tồn tại những ĐIỀU KHÁC
  • Bởi Vậy :có ( Đúng /Sai / Khác ) ; có ( Tốt / Xấu / Khác ). Nên Tốt + Tốt à không hẳn là Tốt / Xấu + Xấu à nhiều khi đẹp như Yêu Tinh / Đúng + Đúng à không hẳn là Lẽ Phải / mặc dù Sai + Sai à thường là Họa Tai.

(*) Do Vậy : mệnh đề Thuận là ổn, Mệnh Đề Đảo : không chắcà Ví dụ : ‘Đạo Phật là LT’ / người đang theo ĐP không chắc LT hoặc người không theo ĐP cũng rất LT…./ hay muốn hiểu ‘Cho đi để Nhận lại’ thì phải quan sát dòng sông dài rộng trong Luân Vũ…

4. SUY RỘNG CHO CÁC HỆ THỐNG QUẢN TRỊ

  • HT nào cũng có ĐỀ NGUYÊN ( để Nó là chính Nó, bảo tồn & vận hành theo cách riêng đặc thù ). MIỄN DỊCH ( để tự có khả năng hóa giải, ngăn loại bệnh tật bên trong và ngoài ). KHÁNG THỂ ( để chống trọi với các thách thức, thiếu thốn , bất cập, bệnh tật gặp phải ) . Cốt yếu là GENE GỐC ( trong mọi bộ phận ) không bị hỏng , NHẬN DẠNG được các thay đổi, và phản ứng NGAY & LUÔN
  • Các bộ phận khi vận hành ( tuy ban đầu có Mục tiêu chung ), nhưng vì KHAN HIẾM và nhu cầu, ưu tiên Vị Kỷ, cố giành hơn, gây cản trở , xung đột nhau , dần mất đồng bộ, tích lũy sai hỏng lây lan từ nhỏ đến lớn, rồi làm hoạt động Hệ thống ngày càng trở nên bất định bất trắc bất lường, khuếch đại các sự cố và cộng hưởng với điều xấu trong ngoài, tự gây ra TAI nên HỌA tìm đường đến
  • Do tồn tại trong môi trường Vĩ Mô, Hệ Thống phải tìm kiếm tiến hóa, nên buộc chấp nhận sự tương tác của bên ngoài vào Nó ( dưới dạng Thông tin + Ngoại cảnh + Tác lực + Cạnh tranh ) dẫn đến thay đổi : đào thải cũ, sinh thành mới cùng LUÂN VŨ VĨ MÔ . Nên thường xuyên cần : tích nạp Nguyên Khí / thanh sạch Âm Khí / tăng cường Dương Khí / hoạt hóa Sinh Khí / cân bằng Tâm Khí.

VÌ VẬY: đối với một Hệ thống, khi đặt ra một Mục tiêu nào đó, thì sự TỐI ƯU là chủ quan, nhất thời ( với những logic giả định, năng lực hữu hạn, trong môi trường không bao giờ đứng yên và hoàn hảo ). Nhưng khi đã chạy thì HT tự tạo dần nên sự hợp lý riêng, nên bàng quan dần với thực tiễn bên ngoài, quan liêu với thực tiễn bên trong…Làm lớn dần các mâu thuẫn Nội Ngoại. Nên cản trở MT mới, khó thay đổi bằng sự ‘TỰ GIÁC’ của bất cứ bộ phận nhỏ nào trong Nó, trừ khi Hệ thống có khả năng TỰ HOÀN THIỆN , được duy trì và khởi hoạt từ ĐẦU NÃO CHỈ HUY MẠNH NGUYÊN KHỐI thúc đẩy quá trình tự cắt bỏ 5 M.

5. CÁC ĐỊNH NGHĨA BỔ TRỢ

  • Hệ Thống:Là cấu trúc tích hợp từ các thành tố nhỏ có chức năng / hay tính dụng xác định, để tạo nên sự thống nhất tương đối và tính trồi mới của toàn thể
  • Chu Kỳ:Tính chu kỳ là đúng với vạn vật : là khoảng thời gian từ hình thành đến kết thúc một giai đoạn đặc trưng ( mà ( đầu ra / đầu vào ) trong đời sống của nó chịu chi phối cùng một tính chất
  • Sinh Diệt: Bất cứ SVHT nào khi sinh ra cũng tạo nên tương tác trong và ngoài nó, và hiện hữu ( gọi là Sự Vật cùng Hiện tượng của nó ) . Bất cứ một sự tương tác nào cũng gây nên SVHT mới . Bởi vậy sẽ tích lũy đến giới hạn khác, tại đó cái Cũ bị mất đi, để lại ‘tro’ của nó
  • Sự Kiện: Là hiện tượng điển hình của Sự Vật, xảy ra do nhu cầu tự thân hoặc khi chịu tác động của bên ngoài để Nó trong trạng thái động, gây ra những ảnh hưởng hay hiệu ứng khác
  • LẼ PHẢI: Một SVHT xảy ra khi Nó : theo quy luật chung, không gây ra di hại , đều có cùng loại nghiệm ở các thời-không khác nhau

(*) SLIDES MINH HỌA

.

.

.

.

.


THÔNG TIN LÀ GÌ?Là những dấu thiệu thực (i) có thể nhận thấy, hoặc ảo (-i) có thể không nhận thấy, là khách quan, được sinh ra & truyền đi cùng với Sự Kiện (tức thời), qua Chân Trời Sự Kiện.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thông báo Hội thảo Khoa học 29.11.2019

    26/11/2019Phạm Việt HưngDiễn giả: Vũ Hữu Như, tác giả cuốn “Tiên đề Thứ tự và Không-Thời gian Sinh học”. Thời gian 1 giờ 15 phút...
  • Sách mới "Định lý Gödel: Nền tảng của khoa học nhận thức hiện đại"

    26/09/2019GS. Phạm Việt HưngĐịnh lý Gödel, tức Định lý Bất toàn của Kurt Gödel, được đánh giá là đột phá toán học #1 của thế kỷ 20, một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của loài người, sánh ngang với Thuyết tương đối của Einstein và Nguyên lý Bất định của Heisenberg,…
  • Từ Kelvin tới Gödel

    08/07/2019TS. Phạm Việt HưngCuối thế kỷ 19, Lord Kelvin đã từng khẳng định các khoa học động lực không thể giải thích Nguồn gốc sự sống. Hơn nửa thế kỷ sau, Kurt Gödel cũng bày tỏ tư tưởng tương tự. Ngày nay, dựa trên Định lý Gödel và nhiều định luật tự nhiên khác, chúng ta có thể chứng minh một cách khoa học rằng Thuyết Phi Tạo sinh là bất khả thi...
  • Gödel chứng minh Chúa hiện hữu

    17/06/2019TS. Phạm Việt Hưngrong một bài thuyết trình về Định lý Bất toàn tại Đại học Sydney, giáo sư Mark Colyvan mô tả Kurt Gödel như “một trí tuệ lạ thường nhất thế giới”. Có lẽ ai cũng lập tức đồng ý với Mark nếu biết công trình cuối cùng của Gödel: một chứng minh về sự hiện hữu của Chúa!
  • 100 năm ngày sinh Kurt Gödel: Một trí tuệ vĩ đại của Lô Gich và toán học

    09/06/2006GS. Phan Đình DiệuTheo kết quả bình chọn của tờ báo danh tiếng TIMES vào cuối thế kỷ trước, thì trong số 20 nhà khoa học được bình chọn vào số những bộ óc vĩ đại có những phát minh nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 có hai nhà toán học là Alan Turing và Kurt Gödel...
  • Godel và bản tính của chân lý toán học

    28/12/2005Nguyễn Tiến Văn dịch và giới thiệuĐây là cuộc trò chuyện giữa bà và tạp chí Edge ngày 6.8.2005 về việc đi tìm căn gốc của Định lí bất toàn trong toán học của Godel. Lí luận chân lí số học đúng nhưng không thể chứng minh hiện hữu trong lí luận thời cổ Hy Lạp của Epimenides. Định lí của Godel còn xuất phát từ sự chạm trán giữa các nhà lý luận thực chứng học ở Vienna (trong đó có Wittgenstein) với Gode trên lập trường triết học Platon...
  • xem toàn bộ