Đi tìm chân dung đô thị Việt

02:22 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Bảy, 2010

Là tác giả của nhiều dự án quy hoạch đô thị trong và cả ngoài nước như quy hoạch đảo Phú Quốc, Phố Đông Thượng Hải và hai bờ sông Hoàng Phố – Trung Quốc, cuộc trao đổi giữa TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn và đội ngũ kiến trúc sư trong nước diễn ra vào ngày 26.6 tại Càphê Thứ Bảy đã đặt ra nhiều suy nghĩ.

Bài toán bảo tồn và phát triển trong quy hoạch đô thị

Từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc bảo tồn những vẻ đẹp cũ trong xây dựng mới, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng: “Việc kết nối giữa cũ và mới luôn là vấn đề được cân nhắc kỹ càng trong kiến trúc quy hoạch. Năm 2003, thành phố đã tổ chức cuộc thi quốc tế về quy hoạch Thủ Thiêm, tôi nghĩ đây là một quy hoạch tốt, nhưng sau đó mới tổ chức cuộc thi quy hoạch khu trung tâm kiến trúc cũ của Sài Gòn.

Thử thách sắp tới của chúng ta là làm thế nào để kết nối hai bờ sông, đặc biệt là từ quảng trường trung tâm, đại lộ Hàm Nghi, Nguyễn Huệ với Thủ Thiêm, để tạo thành tam giác giao thông liền mạch cho những lễ hội và người đi bộ. Thay vì tổ chức hai cuộc thi riêng rẽ, chỉ cần tổ chức một cuộc thi kiến trúc giữa cũ và mới sẽ hay hơn nhiều.

Khi thiết kế Thượng Hải, tôi cố gắng để kiến trúc mới không xen cấy nhiều vào khu phố cổ. Muốn thế, phải xây dựng Phố Đông trước. Nếu chúng ta tập trung xây dựng Thủ Thiêm và Nam Sài Gòn trước khi cải tạo TP.HCM, chúng ta không rơi vào nạn kẹt xe khủng khiếp như hiện nay.

Làm thế nào để bóng các nhà cao tầng không che khuất khu sinh hoạt công cộng cũng là vấn đề phải đặt ra. Vấn nạn lớn nhất của hầu hết các thành phố biển của chúng ta là các công trình sát nhau, người dân không thể nào ra biển được. Khi quy hoạch lại Phú Quốc, tôi đã để những lối đi rộng ra biển, cứ 400 – 800 m lại có mảng cây xanh chạy thẳng ra biển.

Việc đưa trung tâm Hà Nội lên Ba Vì, tôi nghĩ không nên. Phải giữ lại trung tâm cũ xoay quanh Ba Đình, chỉ mở rộng sang hướng hồ Tây. Còn Đà Lạt, quê mẹ của tôi, thật đau lòng khi biết nhiều dự án cao tầng đang được triển khai xung quanh hồ Xuân Hương, phá vỡ hết cảnh quan. Bêtông hoá thì còn gì Đà Lạt nữa.

Tôi cũng đang lo Huế, quê nội của tôi, đang trở thành đô thị loại một. Huế phải là đô thị đặc biệt, mới giữ gìn được phần hồn của mình. Để gìn giữ những công trình cổ, những trung tâm lịch sử của TP.HCM, tôi đã đề xuất lãnh đạo thành phố một bản đồ lập nên ranh giới, để bảo vệ công trình”.

KTS Nguyễn Hữu Thái cũng đầy bức xúc khi nói đến Huế và Đà Lạt: “Hiện nay người ta cứ bắt chước nhau. Huế không phải là Bắc Kinh hay Hà Nội. Với mưa gió ấy, với sông núi ấy, con người ấy, thì kiến trúc cũng phải khác chứ. Tôi còn nghe người ta đang làm một xa lộ thẳng lên tới chợ Đà Lạt! Đà Lạt là vùng núi, chính những con đường chập chùng, quanh co tạo nên vẻ đẹp nên thơ của nó”.

Quy hoạch đô thị có trước, hay con người đô thị có trước?

Đó là câu hỏi của một kiến trúc sư trẻ đặt ra cho các đàn anh của mình. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, ở các nước phát triển, quy hoạch đô thị phát triển song song với con người đô thị. Trước khi làm quy hoạch, kiến trúc sư cùng nhà đầu tư phải nghiên cứu xã hội, để giải được bài toán làm công trình này cho ai, ai là người thuê, ai sẽ trả tiền. Còn nhiều chung cư cao cấp hiện nay đang phát triển trên ảo tưởng của những nhà đầu tư đang mong muốn trở thành tỉ phú, triệu phú. Nên nhiều công trình đẹp làm ra, sau một thời gian sử dụng, người ta không còn nhận ra nó nữa, bởi đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Tranh luận về vấn đề này, KTS Nguyễn Trọng Huấn cho rằng: “Người ta cứ than thở với nhau rằng kiến trúc đô thị của chúng ta hiện nay… xấu như nhau. Nhưng thực tế, vấn đề kiến trúc không nằm trong bản thân kiến trúc nữa, nó được quyết định bởi những nhà kinh tế, bởi quyền lực. Không có kiến trúc mẫu cho một thành phố nào cả, nó là những sáng tác độc bản, xuất phát từ hiện thực cụ thể, trước hết dựa trên mô hình xã hội, nghiên cứu xã hội học về tính cách, con người, đời sống lịch sử và văn hoá vùng miền. Kiến trúc đô thị là một nghề, nhưng rất tiếc những người quản lý chưa nhận ra bản chất của kiến trúc và vai trò của nó. Phải có một cơ quan quản lý phát triển và bảo vệ đô thị và môi trường, để giải quyết sự rối loạn đô thị hiện nay”.

Nhạc sĩ Dương Thụ, người chủ trò nhiều diễn đàn cho giới kiến trúc bày tỏ quan điểm của mình với các bạn kiến trúc sư trẻ: “Khi đọc một bài báo đề cập đến việc phá Givral, và mong ước sẽ có một bức tượng nhỏ của Phạm Xuân Ẩn trong không gian ấy, tôi muốn khóc. Chúng ta phát triển hơi ngược với thế giới, nên thôi, hãy để đô thị có trước, ngăn nắp trước, rồi sẽ có con người đô thị. Cầu Cần Thơ phải làm, các bà vứt rác dần dần sẽ thấy mình kỳ cục quá mà thay đổi. Cùng với nó là việc hoàn thiện luật pháp. Chúng ta, mỗi người, hãy cố gắng là người tử tế trước đã, thấy cái gì hay thì làm. Nếu mọi người truyền cho nhau sự tích cực, mới có thể thay đổi chân dung đô thị”.

KTS Ngô Viết Nam Sơn đầy tâm huyết: “Tôi nghĩ đằng sau sự hỗn độn là tiềm năng. Làm việc cho đất nước mình, bản thân tôi thấy vui hơn nhiều. Nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, nhà kinh tế, người sử dụng và nhà kiến trúc phải cùng nhau hợp tác, và ngang tầm nhau, mới tạo được sự cân bằng, hạnh phúc trong cuộc sống, và sản sinh ra những tác phẩm kiến trúc phục vụ cho con người”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Câu chuyện Kiến trúc và Hoài bão của thanh niên trẻ Việt Nam

    03/03/2016Nguyễn Thành TrungMột công trình muốn đẹp, bền vững, phải có thiết kế đẹp. Một khu vực, đất nước muốn đẹp, bền vững, phải có quy hoạch tổng thể hợp lý và tầm nhìn lâu dài. Cuộc đời chúng ta cũng là một công trình....
  • Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc

    24/03/2015Nguyễn Trần BạtVấn đề bản sắc dân tộc đang được tranh cãi rất nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước đang phát triển. Đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc dân tộc...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Tạ Quang Bửu, "kiến trúc sư" của nền Toán học Việt Nam

    31/12/2009Hàm ChâuCó người cho rằng “Tạ Quang Bửu là một bộ óc Lê Quý Đôn thời nay”. Nhận định ấy cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đó không phải là điều thiếu căn cứ.
  • Nghĩ thêm về bản sắc

    21/12/2009Nguyên NgọcBây giờ thường nghe nói nhiều đến toàn cầu hóa và hội nhập, và mỗi khi nói đến hội nhập hầu như bao giờ cũng nghe kèm theo một chữ “nhưng” chặt chẽ và thận trọng: Hội nhập, đúng rồi, không thể không hội nhập trong thời đại ngày nay, nhưng phải luôn tâm niệm không được để mất bản sắc (cũng như hễ nói đến tiên tiến thì, nhưng, phải đậm đà bản sắc dân tộc).
  • Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp

    10/07/2009Văn NgọcCó một hiện tượng tưởng như chẳng có một ý nghĩa gì quan trọng lắm mà ta thường chứng kiến trong đời thường, và khiến cho ta phải ngạc nhiên, đó là hiện tượng một đứa bé mới chỉ ở tuổi vừa biết nói thôi, nhưng đã biết thích thú khi nhìn thấy một bông hoa, hay một vật thể có màu sắc, mà chắc hẳn người lớn đã bảo cho nó là “đẹp”. Đứa bé đã biết lồng cái cảm giác mà nó có được trước hiện tượng nó nhìn thấy với lời khen “đẹp” mà nó nghe được từ người lớn, cũng như khi nó ngắt được một bông hoa dại, nhặt được một hòn cuội, một vỏ sò, vỏ hến, hay khi nó được phép dùng bút chì màu để vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy.
  • Chuyện hỉ, nộ, ái, ố về kiến trúc nông thôn

    16/01/2009KTS Phạm Thanh TùngChuyện về kiến trúc nông thôn trong thời kỳ mới là câu chuyện dài, nó có đủ cả hỉ, nộ, ái, ố như đời người vậy. Đi tìm một mô hình kiến trúc nông thôn mới đòi hỏi không chỉ tài năng, mà hơn cả là cái tâm, lòng yêu quê hương của các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc sư, cùng sự tham gia, sẻ chia của toàn xã hội.
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Chúng ta thừa kế di sản nào?

    05/10/2007Tuấn Đông (lược thuật)Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, việc kế thừa và phát huy những di sản truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần đưa đất nước phát triển. Vấn đề là ở chỗ, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, giá trị của di sản cũng có thể được nhìn nhận khác nhau. Việc xác định đâu là di sản cần phải phát huy, đâu là di sản cần phải cân nhắc, hạn chế hoặc loại bỏ... là một vấn đề phức tạp mang ý nghĩa cấp thiết
  • Bàn về các yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị

    04/05/2007Lương Bửu HoàngKhi đi tìm những bước đầu tiên của kiến trúc, có lẽ trước hết chúng ta thường liên tưởng đến những câu chuyện mang dấu vết của cái hang, cái lều, cái nhà, thành lũy... Những hình thức đó đáp ứng nhu cầu thiết thực của đời sống hàng ngày: nơi cư ngụ, sinh hoạt và mọi hoạt động của đời sống định cư.
  • Đừng quá sợ đánh mất bản sắc dân tộc

    29/06/2006Kim HạnhCùng với xu thế hội nhập ngày càng gia tăng, mối lo ngại về sự đánh mất dần bản sắc dân tộc cũng gia tăng. Mối lo ngại ấy là tự nhiên thôi. Ông cha mình canh cánh muôn thuở về điều ấy. Rốt cuộc ta vẫn là ta...
  • Cái đẹp trong khoa học, kỹ thuật

    16/05/2006Tạ Quang BửuCó hai ngành mà quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện khá rõ nét là ngành chế tạo máy và ngành xây dựng, vừa có nhiều thành tựu vừa được đầu tư ngày càng lớn. Ở hai ngành này, quan hệ giữa cái đẹp và cái chính xác không phải để tự phát và phải được chuẩn bị ngay từ trường học...
  • xem toàn bộ