Đi hết là biển...

07:44 CH @ Chủ Nhật - 12 Tháng Sáu, 2016

Ngẫm thấy rằng, cuộc sống kỳ diệu này, người ta có thể giải mã được hết thảy những gì bí mật, ví như: mặt trăng thế nào, trái đất bao nhiêu khoa học, bằng phỏng đoán, bằng sự hỗ trợ của những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại... Thế nhưng, cũng có những bí mật mà chỉ có chính bản thân người đó, tự giải mã cho mình, bằng cả quãng thời gian đi hết cuộc đời mình...

Xưa, thuở còn để chỏm, nhớ những đêm hè nóng nực, nhưng cái nóng cũng chẳng thể oi ả như bây giờ. Ba chị em tôi nằm xoay ngang trên chiếc giường rẻ quạt. Mẹ tôi, một người đàn bà nông dân, phành phạch cái quạt nan lá cọ, thức suốt đêm để mà quạt gió chia đều gió cho ba cái đầu chụm lại. Thường, chúng tôi ngủ rất nhanh, chẳng kịp nhớ mồ hôi đã chuyển hết sang mẹ từ khi nào... Nhưng, cũng có những đêm thao thức, chẳng tài nào ngủ được. Mẹ tôi lại cùng một lúc ôm đồm thêm mấy việc: tay không ngừng quạt, vừa quạt vừa trả lời những câu hỏi không đầu không cuối của tụi nhỏ... Trong muôn ngàn câu hỏi ấy, có một lần tôi hỏi mẹ: đi hết biển là gì...?

Câu hỏi chẳng đâu vào đâu ấy, tôi thấy mẹ phải huy động tất cả những hiểu biết, những kinh nghiệm của cả một đời, kinh nghiệm có được của những vụ mùa chiêm trồng lúa chiêm, vụ mùa trồng lúa mùa, vụ đông mẹ giắt dây lang đánh luống để lấy củ ăn đỡ mùa đói... Đại loại rằng, đi hết biển, con sẽ nhìn thấy nhiều điều kỳ lạ, rộng lớn hơn nhiều những điều mà con nhìn thấy trong cái làng nhỏ bé của mình...

Câu chuyện của mẹ, tôi nhớ mãi. Sau này lớn lên, rời bỏ cái giường rẻ quạt mà tấm lạch đóng vột bằng tre ngâm đã lên nước lãng bóng vì mồ hôi rịn, rời bỏ cái làng nằm hắt hiu giữa cánh đồng không mông quạnh, có con sông chảy đến đó bỗng dưng đổi dòng, rồi nặng nề trườn mãi đi xa tít. Có lẽ, sông đi về phía biển...

Tôi không trông minh mình có cơ hội đi hết biển, để tự mình trả lời rằng: đi hết biển là gì? Nhưng những người tôi gặp, những người đã từng đến biển hay đã đi về từ biển, thì họ bảo rằng: đi hết biển, ấy là quay trở về đất nước mình, quê hương mình về cái làng nhỏ bé nằm hắt hiu trên đoạn gấp của dòng sông cụt, trở về với cái giường rẻ quạt đã lên nước vì mồ hôi rịn... Nghĩa là, người ta đi hết một vòng, sẽ trở lại chính điểm mà mình đã đứng, khi bắt đầu xuất phát...

Tôi đồ rằng, những người ấy, họ đã đi hết biển, hay chí ít cũng trở về từ biển, có lẽ họ có cái lý của họ, khi nói rằng, đi hết biển sẽ về đến nhà mình, thì có lẽ, họ nói đúng như những lời chiêm nghiệm!?

Đi hết biển là nhà...
Có lẽ...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình

    20/09/2013Ths Bùi Quang VĩnhNhiều người cho rằng, đàn ông thành công trong sự nghiệp hơn phụ nữ vì họ không vướng bận việc tề gia nội trợ và làm mẹ. Điều này không hẳn đúng: Làm thế nào để vừa là một doanh nhân thành đạt vừa là một người cha, người chồng tốt, một "cái nóc" vững chắc cho ngôi nhà của mình là điều không phải ai cũng làm được. Các nhà tâm lý và quản trị đã đưa ra 10 bí quyết cân bằng giữa công việc và gia đình dành cho doanh nhân.
  • 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình

    06/03/2007Lê Công10 bí quyết đơn giản được tổng hợp từ các nữ doanh nhân thành công trên thế giới, hy vọng các bà mẹ doanh nhân Việt Nam cũng thành công khi áp dụng chúng...
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • "Điều hòa nhiệt độ" gia đình

    13/03/2006Là đàn ông, bạn không những phải thành đạt ngoài xã hội mà còn phải học cách cai trị "vương quốc" nho nhỏ của bạn nữa. Vương quốc mà trong đó chỉ có hai người cai trị và hai nô lệ. Thế giới ấy có bình yên hay không cũng có 50% trách nhiệm thuộc về bạn.
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ