Đi lễ - Tín ngưỡng người Việt

09:17 SA @ Thứ Hai - 03 Tháng Hai, 2020

Đầu năm, mọi người đi lễ cầu may, người ta đi lễ Chùa cầu Phật, lễ Đền cầu Thánh, Mẫu, bà Chúa, Thần, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc, Đức mẹ, Chúa, v.v. Tín ngưỡng như một nơi giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm, gửi gắm, ước nguyện...

“…Hôm qua em đi Chùa Hương,
Hoa cỏ còn mờ hơi sương…“

Mùa Xuân, mùa khởi đầu một năm mới. Vạn vật từ cây cỏ, chim muông, con người đến cảnh vật, khí hậu đều đổi mới với tràn đầy sức sống. Củng cố niềm tin, củng cố tinh thần, một phần quan trọng trong cuộc sống, chúng ta thường có các sự kiện văn hóa và tín ngưỡng trong sinh hoạt.

Tín ngưỡng người Việt từ tín ngưỡng thờ phồn thực, sùng bái tự nhiên với tín ngưỡng đa thần và âm tính (thờ Mẫu), đến thờ Tam, tứ Phủ, hay thờ tứ Pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) đến thờ thực vật, động vật (Rồng tiên, Cây lúa, Thần Lúa…) đến thờ con người như Hồn, Vía, Tổ tiên, Tổ nghề, Thành Hoàng làng, Vua tổ, Tứ bất tử (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh).

Rồi thờ Thần linh, như Thổ công, Thần tài, Thần thánh, các anh hùng dân tộc và các tín ngưỡng tôn giáo du nhập khác như Phật, Lão, Nho, Thiên chúa, Hồi, Tin lành hay mới bản địa hóa theo nhu cầu của vùng đất mới như Cao Đài, Hòa hảo… cùng với 54 sắc tộc anh em khác nhau tạo dựng nên một cộng đồng văn hóa đa dạng trong một khuôn thể thống nhất cùng tồn tại.


Tín ngưỡng như một nơi giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm

Người Việt Nam, với sự cởi mở, sẵn sàng hòa nhập, chọn lựa, cùng tồn tại và duy trì các luồng văn hóa, tín ngưỡng trong suốt chiều dài giao thoa của lịch sử dân tộc, đã và đang làm phong phú bản sắc văn hóa của mình. Chính vì vậy, vào mùa Xuân có rất nhiều lễ hội, ở rất nhiều địa phương, rất nhiều tập tục, nghi lễ, văn hóa diễn ra với “Tháng Giêng là tháng ăn chơi…”

Các nghi lễ, tập tục, hội, v.v được thực hiện từ trên bộ máy trung ương, đến địa phương, tới từng gia đình, dòng tộc, tôn giáo và từng cá thể như Lễ Tịch điền, Khai hạ, Thần nông, Thượng nguyên, Khai ấn, Khai bút, Hội làng, Lễ Phủ, Chùa, đến Nhà thờ họ, dòng tộc và bàn thờ gia tiên, Thanh minh, tảo mộ… đều với mục đích cầu mong mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc, duy trì và phát triển sự sống, biết ơn công đức người đi trước, cội nguồn. Một đất nước đa dạng dân tộc, phong phú tín ngưỡng vào Xuân, các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau cùng hòa đồng với đất nước, sự giao thoa, có thể nói, rất đa dạng, rất phong phú.

“…Nho dùng Tam-cương Ngũ-thường

Đạo gìn-giữ khi giữ giàng ba Nguyên

Thích giáo nhân tam qui ngũ giới…”

- Việt Nam Phật-Điển Tùng San -

Với nhiều người dân, gần như không phân biệt tín ngưỡng, thường đến nơi thờ tụng, đi lễ, nhất là đầu năm mới, họ có thể không biết nơi họ đến lễ không chỉ có thờ Phật, còn có cả Giáo (Lão), Khổng (Nho), Thánh (Trần, Quan Võ), Phủ, Điện (Mẫu), … như tại đền Ngọc Sơn Hà Nội, hay Tam giáo đồng đường (Nho, Lão, Phật) tại chùa- đền Tam giáo Lạng Sơn…

Trong hầu hết các chùa chiền Việt Nam, ngoài thờ phật còn có ban thờ Mẫu. Các bài trí nhiều nơi ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau, như Đền thờ Thánh nhưng… cũng có thờ Phật và Chùa thờ Phật, … cũng có ban thờ Thánh, các bên cửa có Thanh Long, Bạch hổ của Lão. Ngay cả Quán của đạo Giáo (Quán Thánh), người dân cũng đến lễ không phân biệt nhiều với Chùa và đây cũng là Đền thờ Huyền Thiên Trấn Võ!

Người đi theo đạo Thiên chúa cũng có thờ Gia tiên, thể hiện sự dung hòa, thẩm thấu và bản địa hóa các tín ngưỡng khi thâm nhập vào Việt Nam, vào người Việt. Bên Phật giáo, chúng ta có thể thấy, Tịnh độ Tông, sự năng viếng Chùa, Mồng một, hôm Rằm có lễ hòa nhuyễn với các nghi thức dân gian (lễ Sóc và lễ Vọng). Mật tông, sự hòa nhập với các tín ngưỡng dân gian Việt như cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, chú, trị tà, v.v. Thiền tông, Phật tại tâm, Tâm hướng thiện trong mọi người Việt…

Không chỉ người theo đạo, nhiều người khác đạo cũng đến các nơi thờ tự (Chùa, Đình, Miếu, Quán, Đền, nhà Thờ…), như người theo đạo Thiên Chúa cũng đi vãn cảnh Chùa, Đền, Phủ, người theo Phật cũng đi thăm nhà Thờ như một địa điểm văn hóa, v.v... Với đại bộ phận dân chúng, mùa Xuân, mùa các sự kiện văn hóa, tín ngưỡng, sẽ là khởi đầu tốt cho mọi ước muốn và hy vọng, các tín ngưỡng, tôn giáo và sự kiện văn hóa.

Đầu năm, mọi người đi lễ cầu may, người ta đi lễ Chùa cầu Phật, lễ Đền cầu Thánh, Mẫu, bà Chúa, Thần, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc, Đức mẹ, Chúa, v.v.

Trong nét văn hóa tâm linh không khỏi có mê tín dị đoan, tuy nhiên, tín ngưỡng cũng như một nơi giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm, gửi gắm, ước nguyện. Tâm có tĩnh thì cơ thể mới khỏe, hành động mới sáng.

Khổng giáo dậy phải học và thực hành chữ Nhân, Phật giáo nhắc nhở tâm từ bi, Thiên Chúa Giáo đề cao lòng bác ái. Tôn giáo tín ngưỡng giúp cho con người có niềm tin, có ý chí, quyết tâm và lạc quan, gắn kết cộng đồng.

Các tín ngưỡng văn hóa, các sự kiện lễ, hội, tập tục cần được duy trì, gìn giữ và phát triển những bản sắc của mình, và mỗi người cần nâng cao sự hiểu biết lịch sử, tín ngưỡng, tránh có sự lợi dụng, mê tín dị đoan hay những hành động lạm dụng làm mất đi những giá trị tốt đẹp…

Màu nhiệm của tín ngưỡng có thể khó chứng minh, nhưng sự nỗ lực của bản thân mỗi người, của cộng đồng của cả dân tộc với tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai sẽ là nội lực để đưa đất nước chúng ta vượt sóng gió và vươn lên đạt các thành tựu để thành một cường quốc…

Nguồn:Dân trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

    03/02/2020Vương Trí NhànAi đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi. Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh...
  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?

    08/02/2019Vương Trí NhànLễ hội càng ngày càng bát nháo với đủ thứ biến tướng của mê tín, kinh doanh trục lợi, nguyên nhân sâu xa của nó từ đâu? Niềm tin mong manh, cuộc sống bất trắc, con người phải bám víu vào tâm lý cầu lợi để lấp đầy hố sâu ham muốn quyền lợi…
  • Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

    23/02/2018Kim Young ShinGiống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất...
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Nỗi buồn lễ hội

    19/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaXuân đến, phồn thịnh và náo nhiệt, ấy cũng là mùa của những lễ hội. Tựa sợi dây nối tiền nhân với hậu thế, lễ nhắc người ta về đạo làm người. Hội là cuộc vui cộng thể để dồn sức cho cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Giúp gắn kết, tăng niềm tin và sức mạnh dân tộc, lễ hội là một phần thân thuộc và tự nhiên ngày qua ngày bồi bổ nên cốt cách văn hóa của con người Việt Nam.
  • Đi lễ đầu xuân

    19/01/2009Minh HằngKhi những chùm pháo hoa rực rỡ màu trùm lên bầu trời chào đón thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng là lúc mọi người, mọi nhà cùng nhau hướng về bàn thờ tổ tiên, cùng nhau đi lễ cầu phúc, cầu an cho gia đình và bản thân.
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • xem toàn bộ