Từ đề văn: Ngành giáo dục có dám trung thực?

02:15 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Bảy, 2009

Mới qua một thay đổi nhỏ, đã xuất hiện nhiều chuyện “lùm xùm” nảy sinh xung quanh. Nhưng tôi hy vọng không vì thế mà các nhà lãnh đạo giáo dục “chùn chân” với những sự thay đổi. Dám đối mặt, dám sửa sai và dám thay đổi, cũng là một cách hành xử TRUNG THỰC – điều mà hàng nghìn con em chúng ta vừa đặt bút thảo luận trong bài thi của mình. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đặt vấn đề như vậy xung quanh đề thi đại học vừa qua.

Sẽ có một thế hệ dạy văn và học văn theo kiểu khác?

Trong khi dư luận đang xôn xao về nghi án bức thư của Lincoln hay không của Lincoln, thì tôi đã tìm trên Google một tài liệu rất hay của một sinh viên Ân Độ viết về lá thư này.

Anh ta đã mở đầu bài viết của mình như sau: Lincoln đã viết những điều của thời đại ông ấy, còn bây giờ tôi sẽ viết lại bức thư này theo tiếng nói của thời đại mà tôi đang sống.

Tôi đang hồi hộp chờ đến ngày công bố kết quả thi đại học với mong mỏi sẽ có những bài văn đạt điểm cao với lối suy nghĩ như vậy. Tâm trạng này không xuất hiện trong tôi ở những kỳ thi trước vì tôi biết, những bài văn đạt điểm cao sẽ là những bài đúng và trúng với đáp án.

Như vậy, trước tiên, phải khẳng định: Việc đưa đề văn nghị luận xã hội vào kỳ thi đại học năm nay của Bộ GD-ĐT là hay, cần thiết và nên tiếp tục vì những lý do sau:

Thứ nhất, khi đề văn nghiêng về nghị luận xã hội, học sinh có thể cập nhật những vấn đề của đời sống đương đại để đưa vào bài viết.

Thứ hai, đề văn "mở" sẽ khai phá những khoảng không gian sáng tạo mà ở đó, thí sinh có cơ hội giãi bày suy nghĩ chân thực của mình, chứ không chỉ đơn thuần là học thuộc và chép lại kiến thức như một cái máy. Giải trình của Bộ GD-ĐT về điểm văn thấp của khu vực Tây Nam Bộ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là do giáo viên chấm quá sát với đáp án. Liệu, cách chấm này có quay trở lại với kỳ thi đại học, khi giáo viên nghĩ rằng cách tốt nhất là chấm an toàn theo đáp án? Và những em học sinh thật sự giỏi với một năng lực tư duy độc lập sẽ nhận nhiều thiệt thòi?

Giả sử, có những học sinh sẽ viết là: "Em thấy đức tính trung thực là cần thiết nhưng theo quan sát của em, những người trung thực trong cả thi cử lẫn cuộc sống đều phải chịu nhiều thua thiệt" thì bài văn đó sẽ được chấm như thế nào?

Cũng không loại trừ trường hợp, nếu chấm không khéo thì sẽ không khuyến khích thí sinh sáng tạo. Và năm sau, các em sẽ đi thi với những ngân hàng câu hỏi, những đề thi đề văn mở được soạn sẵn và cứ thế mà đem vào bài thi cho chắc chắn.

Cách tốt nhất, theo tôi, chỉ chấm về cách hành văn xem là thí sinh phát triển các ý tưởng của mình có sinh động hay không, có nhiều ví dụ hấp hẫn hay không, bố cục bài viết, ngôn ngữ được sử dụng như thế nào…

Nếu Bộ GD-ĐT tiếp tục đưa những đề văn mở vào thi đại học và kèm theo đó là những cải cách triệt để trong khâu chấm thi, đánh giá thì tôi tin rằng, cách ra đề này sẽ tác động mạnh mẽ đến cách dạy và học văn trong tương lai gần.

Thiếu sót lớn nhất trong cách dạy văn hiện nay là không kích thích được sự trung thực và tính sáng tạo của người học. Với những bài văn mẫu, những đáp án mẫu, chúng ta đang dạy con em mình cách nói dối, nói giả, nói khác đi những gì mà các em suy nghĩ.

Nhưng, việc đưa vào những đề văn nghị luận xã hội, cùng với đó là thay đổi sách giáo khoa với việc đưa nhiều những vấn đề gần gũi của đời sống nhiều hơn, thầy giáo cải tiến phương pháp giảng dạy sinh động, gần gũi, hơn, cách thi đánh giá năng lực tư duy nhiều hơn là học thuộc kiến thức, thì chúng ta sẽ có một thế hệ dạy văn và học văn theo kiểu khác.

Sau giờ thi đại học

Vì sao học sinh được điểm 5 môn Văn lại viết blog hay?

Lại nói về đề văn mở, tôi đã rất ngạc nhiên khi tính trung thực - một vấn đề rất nóng và căn bản của xã hội hiện nay được đưa vào để kích thích, gợi mở suy nghĩ cho học sinh.

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án, một anh bạn cũng là giảng viên đại học gọi đến trao đổi với tôi rằng: Theo anh, đề thi có ba điểm không trung thực.

Thứ nhất, người biên soạn đã không trung thực khi đưa vào SGK một văn bản không đúng với nguyên bản được lấy từ quyển sách của NXB Trẻ.

Thứ hai, đề thi không trung thực vì đã cắt xén từ “ở trường” trong câu nguyên gốc (Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi).

Từ cách cắt xén không trung thực dẫn đến một đáp án không trung thực vì không xét câu nói trong ngữ cảnh của nó, mà ở đây, ý nghĩa đầy đủ theo cách: ông bố muốn nói đến trách nhiệm và sứ mệnh của người thầy, rộng ra của nhà trường là tạo nên những nhân cách trung thực.

Nền giáo dục hiện nay của chúng ta có thể đảm nhận sứ mệnh đào tạo ra những con người trung thực theo một triết lý toàn diện như bấy lâu vẫn nói? Những mục tiêu và mục đích về mặt lý thuyết đặt ra có thể rất hoàn hảo, nhưng cách tiến hành của giáo dục thì quả là dở.

Cái dở thứ nhất là bản thân triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục đang chi phối cách biên soạn SGK, cách giảng dạy… đã và đang bó buộc, đóng khung cho những người thầy muốn tạo ra “sản phẩm” trung thực và sáng tạo.

Cái dở thứ hai là môi trường để dung dưỡng nền giáo dục hiện tại. Vì sao, một HS được điểm 5 môn văn ở trường mà về nhà, các em lại viết blog hay như thế, hấp dẫn, cảm động đến thế? Phải chăng, vì chỉ ở thế giới đó, các em được nói thật những điều chúng nghĩ trong một không gian không giới hạn sức sáng tạo.

Để rồi khi đến trường, các em lại chất đầy kiến thức một cách giả dối để đối phó với những kỳ thi đem lại thành tích cho bố mẹ và nhà trường.

“Xuê xoa, dễ dãi” với khoa học

Lại thêm một chuyện lùm xùm nữa xung quanh đề thi văn khối C năm nay là những nghi vấn liệu bức thư được Bộ GD-ĐT đưa vào SGK và sử dụng làm đề thi ĐH có đúng là lá thư của A.Lincoln? Chưa bàn đến chuyện ai đúng, ai sai, nhưng theo tôi, Bộ GD -ĐT đã căn cứ vào một quyển sách của một NXB rồi đưa vào chương trình giảng dạy mà không có một động thái kiểm chứng, thì đó là việc sai hoàn toàn, dù đó chỉ là ngẫu nhiên.

SGK đã được nhà nước công nhận là một pháp lệnh, lại là giáo trình được giảng dạy cho hàng triệu học sinh thì không thể có những sai lầm tắc trách như vậy.

Đặc biệt, câu nói này lại là phát ngôn của một danh nhân, một chính khách lừng lẫy thì ý nghĩa và phạm vi ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi những ranh giới thông thường khác.

Kể cả bây giờ Bộ GD-ĐT có phát hiện được lỗi sai và có đính chính thì để lại văn bản này thành bài học trong SGK cũng là một điều không thỏa đáng. Vì vị thế phát ngôn của một người cha bình thường với người cha là danh nhân, là chính khách lừng lẫy của một quốc gia vĩ đại đã là hai chuyện khác biệt.

Xét về mặt tâm lý và đặc tính văn hóa thì chúng ta đang “mặc định” và hồn nhiên, dễ dãi với nhau về quá nhiều điều hệ trọng mà văn bản đang được tranh cãi nói trên là một ví dụ điển hình.

Nếu giả sử lá thư kia được minh chứng bằng những chứng cứ khoa học xác đáng là không phải của Lincoln thì đây sẽ là bài học đắt cho các nhà làm giáo dục và khoa học của Việt Nam.

Công cụ thông tin giúp cho chúng ta tra cứu được nhanh hơn, nhiều hơn nhưng cũng kiểm chứng, giám sát chặt chẽ hơn, do đó sự thận trọng và trung thực không bao giờ là thừa.

Mới qua một thay đổi nhỏ mà đã xuất hiện nhiều chuyện “lùm xùm” nảy sinh xung quanh. Nhưng tôi hy vọng không vì thế mà các nhà lãnh đạo GD “chùn chân” với những sự thay đổi. Dám đối mặt, dám sửa sai và dám thay đổi, cũng là một cách hành xử TRUNG THỰC – điều mà hàng nghìn con em chúng ta vừa đặt bút thảo luận trong bài thi của mình.

Nguồn:VietNamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Mục tiêu giáo dục: Thành nhân trước khi thành tài!

    30/09/2006Trần Sĩ ChươngNhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên ở mọi cấp. Những vấn đề tiêu cực trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn của toàn xã hội. Tân Bộ trương Nguyễn Thiện Nhân đã đặt mục tiêu phòng chống tiêu cực lên hàng đầu như chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích của Bộ giáo dục...
  • Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

    30/07/2006GS. Lê Viết LyViệc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức...
  • Từ thi đến học

    26/06/2006TS Nguyễn Đức Mậu"Ngọn lửa" thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong việc thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi địa phương) đang bùng cháy. Việc thẩm tra, xử lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng với tinh thần pháp luật bất vị thân...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Con em chúng ta cần sự trung thực

    18/08/2003Có thể nói mà không sợ bị quy là hồ đồ, thì mỗi người trong chúng ta khi được hỏi là sợ nhất tính gì, nếu có, ở con mình, câu trả lời chắc chắn sẽ là tính giả dối. Thế mà bao lâu nay, hằng ngày chúng ta đưa đón con cái đến những lớp học như thế nào?
  • xem toàn bộ