Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

08:31 SA @ Thứ Bảy - 29 Tháng Chín, 2018

Giới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp? Đó là những vấn đề đã được các chính trị gia, nhà quản lý, doanh nhân, giảng viên ĐH chia sẻ với các bạn SV tại diễn đàn “Hội nhập và sự nghiệp của người trẻ tuổi” diễn ra vào tối 11/5 tại Hà Nội.

Quyền kinh doanh quốc tế và trách nhiệm giữ thương hiệu Việt

Mở đầu buổi toạ đàm, TS Nguyễn Sỹ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) chia sẻ về cơ hội của giới trẻ VN khi hội nhập quốc tế: “Cơ hội lớn nhất chính là khả năng tiếp cận với các nguồn lực trên thế giới.

TS Dũng nhấn mạnh rằng, chúng ta có cơ hội rất lớn để tiếp xúc với các loại tri thức, từ tri thức khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, khoa học kinh doanh. Đặc biệt, ông nhấn mạnh những loại tri thức mà nhiều người trẻ tuổi còn rất mơ hồ, thậm chí chưa từng nghĩ đến. Đó là tri thức của việc quản lý tri thức, tri thức của việc biến tri thức thành tư bản, thành vốn, thành tài sản mang lại sự giàu có, thịnh vượng.

Cũng theo ông Dũng thì đi du học nước ngoài chính là một cách để người Việt trẻ tự biến mình thành công dân toàn cầu. Khi thế giới là ngôi nhà chung, các bạn trẻ càng có nhiều cơ hội việc làm, cơ hội hiểu biết thế giới và cơ hội tận hưởng những thành tựu chung của thế giới.

Đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Sỹ Dũng, TS Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn) chia sẻ quan điểm trong thời kỳ hội nhập, cơ hội và thách thức là 50-50.

Các bạn trẻ có thể thưởng thức thành tựu văn hoá, thể thao, tham gia nghiên cứu khoa học của thế giới. Mặt khác, chúng ta cũng có thể đóng góp lao động trí óc, chất xám vào thị trường trong nước và quốc tế.”

Trả lời câu hỏi của bạn Kim Thoa (SV ĐH Bách khoa Hà Nội) về những quyền mà hội nhập quốc tế mang lại cho giới trẻ Việt, TS Nguyễn Sỹ Dũng khẳng định trước hết đó là quyền được tự do lựa chọn, tự do tiếp cận.

TS Dũng nhấn mạnh hai khía cạnh. Thứ nhất, để thực hiện được quyền của mình thì những người trẻ phải có năng lực. Nếu quyền được tự do kinh doanh trên thị trường thế giới mở ra thì chúng ta phải có năng lực kinh doanh trên thị trường lớn đó. Quyền mở ra, cơ hội mở ra nhưng cơ hội có thành hiện thực hay không lại phụ thuộc nhiều vào năng lực của mỗi người và trình độ.

Vì thế, ông khuyên các bạn trẻ phải học để nắm được quy luật, làm giàu tri thức và biết cách tổ chức công việc hay tổ chức kinh doanh.

Thứ hai là quyền luôn luôn đi với trách nhiệm. Những người trẻ có quyền tiếp cận với thị trường thế giới thì đồng thời phải có trách nhiệm cung ứng những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thế giới, những sản phẩm không làm mất thương hiệu VN. Đó là trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng.

Hoàng Mai Tuyết (SV năm cuối ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) lại đặt ra mối trăn trở về cơ hội mở ra với thanh niên nông thôn thời hội nhập.

TS Đặng Kim Sơn khẳng định thanh niên nông thôn gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc tiếp cận những cơ hội do hội nhập đem lại. Tuy nhiên, ông Sơn cũng kể một câu chuyện về cậu bé nghèo ở ngôi làng nhỏ của Hàn Quốc cách đây 40 năm. Bằng nghị lực và quyết tâm, cậu bé đó đã vượt qua khó khăn, tốt nghiệp ĐH và viết thư cho nhà vua Đan Mạch xin học bổng.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách phát triển nông thôn, được giữ lại làm giảng viên tại Đan Mạch nhưng chàng thanh niên đó quyết định quay về quê hương và sau đó trở thành cố vấn của tổng thống Hàn Quốc. Chỉ sau vài năm, ông đã giúp nông thôn Hàn Quốc có những bước phát triển thần kỳ.

Tuy khó khăn nhưng thanh niên nông thôn vẫn có cơ hội để tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế. Ông Sơn bày tỏ tin tưởng rằng ở VN hiện nay cũng có nhiều bạn trẻ nông thôn giàu nghị lực như cậu bé Hàn Quốc cách đây 40 năm.

SVVN: Thiếu kỷ luật cả trên giảng đường và ngoài phố

“Có năng lực tư duy toàn cầu, chấp nhận thách thức, cạnh tranh, không ỷ lại vào “cọ xoè ô che nắng” trên con đường sự nghiệp.” Đó là lời khuyên đầu tiên mà bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm, dành cho giới trẻ Việt trong tiến trình hội nhập.

Cứ 5 năm là khối lượng kiến thức thế giới tăng gấp đôi. Vì thế người trẻ phải có năng lực nắm bắt và học hỏi từ thế giới. Song song với năng lực là quyết tâm theo đuổi thành công.

Cũng theo bà Phạm Chi Lan thì điều đáng quý nhất của giới trẻ Việt là sự năng động, khôn khéo và khả năng thích ứng tốt với những chuyển động nhanh của đất nước và thế giới.

Nhưng nhược điểm của những người Việt trẻ là kỹ năng lao động và kinh doanh chưa có độ sâu, cái gì cũng thích học nhưng lại không tập trung vào một lĩnh vực nào. Trong khi đó các bạn trẻ nước ngoài khi đã tham gia vào lĩnh vực nào thì nắm rất vững kiến thức về nó. Chính điều đó tạo nên sự tự tin khả năng giải quyết vấn đề độc lập của họ.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc các bạn trẻ VN không có được kỹ năng chuyên sâu là do thiếu kiên trì, “nhảy cóc” liên tục từ công ty này sang công ty khác chỉ vì một chút lợi trước mắt.

Cũng nói về nhược điểm của SV VN, ông Dennis Bisonnette (giảng viên người Canada của khoa Du lịch, Viện ĐH Mở Hà Nội) không ngần ngại nhận xét rằng: “Đó là sự thiếu kỷ luật cả trên giảng đường lẫn ngoài đường phố.”

Nhưng ông Dennis cũng rất tin tưởng vào sự thành công của những người Việt trẻ bởi “các bạn tràn đầy nghị lực và luôn chịu khó làm việc”.

Trả lời câu hỏi của một SV thuộc CLB Chứng khoán Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội về bí quyết thành công, ông Trần Bá Dương, Tổng giám đốc Công ty ô tô Trường Hải bày tỏ quan điểm: “Trong kinh doanh, thành công và thất bại luôn đan xen.”

Ông Dương khuyên các bạn trẻ một mặt phải có chí tiến thủ, mạnh dạn, tự tin phát triển kinh doanh. Nhưng mặt khác phải thận trọng, rà soát từng bước đi để tránh sai lầm, hạn chế thất bại.

“Nếu thấy nguy cơ thất bại, phải chấn chỉnh ngay để nếu có vấp ngã cũng không ngã quá mạnh và vẫn có thể đứng dậy được.”

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Nhìn nhận về sự tác động của toàn cầu hóa tới đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay

    10/11/2006Vũ Văn HậuNghiên cứu về tácđộng của toàn cầu hóa đến đời sống xãhội, bài viết tập trung làmrõ tácđộng của quá trình toàncầu hoáđối với đời sống xã hội nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng, chỉ ra nhữngxu thế chủ yếucủa đời sống tôn giáo hiện nay.Đó là cácxu thế thếtục hoá tôn giáo, hiện đại hoá tôn giáo,đa dạng hoá tôn giáo, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • xem toàn bộ