Dê tím hoa cà trong thơ Bùi Giáng

10:48 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Hai, 2015

Trong 12 con Giáp, con Dê có thể được xem là biểu tượng có ý nghĩa tinh thần phong phú. Nó không chỉ thể hiện vai trò gần gũi trong nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật, mà đôi khi còn chiếm một vị trí quan trọng, độc đáo gắn liền với đời thật của không ít những nghệ sĩ nổi tiếng. Có thể đó là con dê non ngây thơ trong truyện ngắn “Con dê của ông Seguin” của Alphonse Daudet, con dê trong thơ ngụngôn La Fontaine, rồi con dê hiền lành, khổ nạn trong truyện Lục Vân Tiên…

Tuy nhiên, bên cạnh những câu chuyện ly kỳ và bi tráng về những con dê ngang qua số phận những cuộc đời sáng tạo tài hoa, có lẽ câu chuyện ấn tượng không thể không nhắc đến, đó là chuyện thi sĩ Bùi Giáng chăn dê.

Bùi Giáng (1926-1998) trong bài thơ Nỗi lòng Tô Vũ (Mưa nguồn – 1962) đã kể lại chuyện ông “chăn dê một đoạn đời 15 năm ở núi đồi Nam Ngãi Bình Phú”. Đó là một bài thơ hồn nhiên, đầy màu sắc thi vị và đằm thắm: Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm/Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu/Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh/Này đây em Hoa Cà hỡi! chiếc nâu.

Dưới bài thơ đó, Bùi Giáng ghi chú rõ: “Dê Hoa Cà có sắc lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậy. Đẹp vô cùng. Nhất là buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng – xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên sườn núi xanh lơ. Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao, vì lông lổ đổ sáng như sao... Cái lần đầu, thuở 20 tuổi trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đeo vòng cho dê vậy”.

Được gợi hứng từ câu chuyện và hình ảnh ấy, họa sĩ Đinh Cường đã vẽ bức tranh “Bùi Giáng và Dê tím hoa cà” (sơn dầu trên giấy plast 20 x 22 in). Đinh Cường cũng ghi lại mấy vần thơ kèm theo bức tranh này: “Nhớ màu sim tím một đoạn đời 15 năm chăn dê/ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú/ anh ghi trong bài Nỗi lòng Tô Vũ, tập Mưa nguồn/ vẽ anh đêm qua nằm đọc lại bao nhiêu bài thơ…”.

Tuy nhiên, về quãng thời gian 15 năm chăn dê của Bùi Giáng nhiều người còn bàn cãi cho là không chính xác. Có thể cắt nghĩa thêm vìsao Bùi Giáng lại đi chăn dê, vìngày ấy, cụ Cửu Tý - người giao việc nuôi dê cho Bùi Giáng, mục đích là để ông tránh xa vùng oanh kích hằng ngày của máy bay Pháp chứ không phải vì kinh tế.

Nhà thơ Tưởng Linh cũng kể rằng: “Năm ấy tôi đã thoát ly. Một lần về phép, tôi đến thăm và ở chơi trọn ngày với anh Sáu Giáng… Khi uống nước chè tươi, anh Giáng nói với chúng tôi rằng anh ngại dê của anh lộn với dê người khác. Chúng tôi đề nghị anh hãy tròng vào cổ mỗi con dê một cái vòng tre nhuộm màu khác nhau. Ba đứa chúng tôi tìm tre, pha phẩm màu thực hiện ngay. Do đó sau này mới có giai thoại mỗi “em dê” của thi sĩ Bùi Giáng mang một chiếc “kiểng” có màu trắng, đen, xanh, vàng, đỏ”. Và có lẽ chính sự việc này về sau Bùi Giáng đã ghi lại trong thơ: Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng/Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa?/Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng /Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa.

Nói cho cùng, Bùi Giáng chăn dê trong thời gian một năm rưỡi hay mười lăm năm có lẽ chỉ là mang tính ước lệ. Bởi điều quan trọng nhất, trong cái lần đầu của tuổi 20 ấy, con Dê tím hoa cà ở núi đồi Trung Phước cùng với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá đã bước vào tâm hồn ông, tạo nên những vần kỳ diệu, trác tuyệt đến lạ lùng!

Nguồn:Văn hóa
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

    02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
  • Nàng Kiều đầu tiên của màn ảnh Việt

    04/05/2014Công TúLàm báo, diễn viên, tham gia các phong trào yêu nước…đó là những nét chính của nữ nghệ sĩ Thu Trang, người hóa thân nàng Kiều đầu tiên của màn ảnh Việt.
  • Ông cựu giáo chức và dòng sách hàn lâm

    08/04/2012Hoàng Nhân (thực hiện)
    thời mà nhiều đầu nậu săn tìm các cuốn sách thời thượng, “hàng chợ”, dễ
    in dễ bán nhằm kiếm lời một cách nhanh nhất, thì Công ty sách Thời Đại
    lại in những tác phẩm hàn lâm nhằm cung cấp kiến thức thật sự giá trị
    cho mọi người.
  • Mùa xuân phía trước

    30/01/2011Trí QuânMùa Xuân mới nữa lại về trên dọc dài Đất Nước. Xuân đón chào thập kỷ thứ hai của Thiên niên kỷ thứ Ba. Nhân loại đã đi qua một thập kỷ với thật nhiều sóng gió. Những cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố trên nhiều dải đất...
  • "Bùi Giáng điên vì ông quá tỉnh"

    22/01/2010Thanh HảiChàng "trung niên thi sĩ" ra đi đã lâu nhưng đây đó vẫn còn những giai thoại. Hình ảnh một "thi sĩ lập dị" vẫn không phai mờ trong lòng nhiều độc giả. Nhiếp ảnh gia Lâm Ngọc Duy kể về "niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời" khi gặp Bùi Giáng.
  • Bùi Văn Nam Sơn: Kẻ lữ hành theo chân các triết gia

    23/07/2009Hải Miên thực hiện“Đối với nước ta, công cuộc tu thư ngày càng bức thiết để nhanh chóng lấp khoảng trống về học thuật, bù lại những quãng thời gian và cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhằm tiếp cận một cách toàn diện hơn, chính xác hơn các trào lưu tư tưởng và thành tựu khoa học trên thế giới. Việc dịch sách kinh điển là con đường ngắn nhất trong việc tiếp phát văn hóa”.
  • xem toàn bộ