Dân chủ cơ sở - nhìn và ngẫm

08:10 SA @ Chủ Nhật - 24 Tháng Sáu, 2007

Khi công khai và minh bạch đã trở thành một điều khoản mà Việt Nam cam kết với thế giới thì cũng chính phương châm này sẽ là phương tiện chính để giải bài toán phát huy dân chủ cơ sở thành công.

Vẫn tưởng đây là chuyện "xưa như Trái đất", bởi lẽ phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" từ lâu đã được nhấn mạnh như tư tưởng chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Ấy vậy mà nghịch lý vẫn tồn tại song song cùng những quyết tâm chính đáng. Trong khi đích nhắm tương lai là một Nhà nước pháp quyền, thì đâu đó "luật rừng" vẫn còn thay thế cho những văn bản pháp quy. Không thể nói về một nền dân chủ trực tiếp đích thực khi nạn hành dân còn được xem như một đặc quyền của các cán bộ cơ sở ở một số địa phương. Điều đáng lo ngại là tính lan truyền với vận tốc cao của căn bệnh này.

Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng về mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp được cụ thể hoá và đưa vào khá nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội. Chính phủ đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở xã kèm theo nghị định 79/2003/NĐ-CP
Mới đây, tại hội nghị tổng kết năm 2006 và triển khai kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2007, Trưởng ban dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhận xét rằng ở nhiều nơi, những việc công khai cho dân biết và một số việc dân bàn còn mang tính hình thúc. Trong khi đó, chương trình hành động công tác vận động nhân dân (giai đoạn 2006 - 2010) của Thành ủy vừa ban hành nhấn mạnh trọng tâm hiện nay là khắc phục tình trạng quan liêu, sách nhiễu trong bộ máy chính quyền, phòng chống tiêu cực, lãng phí, hoàn thiện các chính sách, cơ chế, giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả các bức xúc của người dân về công tác quy hoạch, thu hồi đất, bồi thưởng, tái định cư... Một nhiệm vụ chắc chắn bất khả thi nếu thiếu cây gậy thần dân chủ cơ sở.

"Cái khoảng cách quái ác”

Sinh thời, nhà báo Tràn Bạch Đằng từng cảnh báo về sự hình thành "cái khoảng cách quái ác” một bức tường vô hình ngăn giữa nhân dân và những người "đầy tớ" của họ. Nó không được đo bằng độ dài địa lý, mà bằng lòng người. Từ lãnh đạo cấp cao đến cán bộ địa phương, từ cán bộ cơ sở xã phường đến quần chúng nhân dân. “Lớp ngăn cách" không tạo ra thêm sự uy nghiêm cho những cán bộ địa phương, trái lại còn lấy mất tình cảm của nhân dân đối với chính là quyền. "Cái khoảng cách" này cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, trong đó hai loại virus nghiêm trọng nhất là tham ô và những nhiễu.

Tham ô được hiểu như lấy tiền của Nhà nước bổ túi riêng bằng cách lợi dụng quyền hạn của mình để đạt được nhưxng ưu tiên khác ngoài quyền lợi cho phép. Có thể xem bệnh này gần tương đương với căn bệnh lạm quyền. Còn nhũng nhiễu thì ở tầm thấp hơn. Cũng nằm trong lĩnh vực công, nhưng những người mắc phải bệnh này thường là các cán bộ liên quan trực tiếp đến khâu thi hành. Những người này tuy ít quyền lực, nhưng lại nhiều “quyền uy”, có khả năng sinh sát trong một số vấn đề nhất định, thường là hành cho người dân mệt bở hơi tai, đi lên đi xuống nhiều lần. Xét cho cùng, cả hai căn bệnh đều có mức độ nguy hiểm như nhau. Lợi dụng quyền lực, tham ô giành lấy ưu tiên đặc quyền, đặc lợi sẽ làm cho bộ máy chính trị dần dân bị tha hóa. Cấp dưới nhìn người cấp trên bằng cặp mắt thiều tôn trọng, có khi còn để biện minh cho hành động sai trái của mình. Có thể kẻ nhũng nhiễu không "ăn" được bạc tỉ, nhưng "kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ", chắc chắn anh ta kiếm được không kém kẻ tham ô. Tuy chưa chắc gây ra nhưng hậu quả và bất công to lớn, nhưng chính căn bệnh này lại làm người dân phải ca than nhiều. Tiền đóng thuế bị một bộ phận cán bộ tha hóa đục khoét, dịch vu của Nhà nước cung cấp không đạt chất lượng. Người dân khiếu kiện vì phải tốn nhiều thời gian chờ đợi "cửa quan" mà không được việc. Sự không minh bạch về nhiệm vụ dân đến sự thụ động kéo dài của các cơ quan chúc năng. Hiện tượng "trái banh trách nhiệm" được chuyển đi chuyển lại từ cơ quan này sang đơn vị khác trở nên phố biến trong quá trình giải quyết các chính sách công. Sự bất cập đó dẫn đến hiện tượng mặc dù có những chính sách tam vĩ mô hợp lý, nhưng sự chậm trễ trong việc thực hiện ớ địa phương dã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thi trường Việt Nam.

Từ cơ chế đến con người

“Khoảng cách quái ác” ấy cần phải được triệt tiêu! Trước nhất, phát huy dân chủ cơ sở đồng nghĩa với việc chia lập một hệ thống thông tin đầy đủ, trong đó quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của người dân. Ngày nay thông tin là tiền, là quyền lực. Làm kinh tế mà không có thông tin chính xác thì như "thay bói xem voi”. Làm công dân mà không biết mình được quyền gì, nghĩa vụ ra sao thì như đứa trẻ con lưôn bị “cầm tay chỉ việc”. Vì thế, khi công khai và minh bạch đã trở thành một điều khoản mà Việt Nam cam kết với các giới thì cũng chính phương châm này sẽ là phương tiện chính để giải bài toán phát huy dân chủ cơ sở thành công. Ngoài ra, còn cần những cơ quan chức năng làm công tác "Bao Công”, giúp người dân có thể đảm bảo quyền công dân của mình, như tạo một hệ thống thông tin hai chiều giữa lãnh đạo quản lý với người dân bằng cách công khai số điện thoại, địa chỉ email, thông tin liên lạc, tổ chức tiếp dân theo đinh kỳ...Thêm nữa, nên định nghĩa lại vai trò của hành chính và công chức. Nền hành chúnh dịch vụ phải mang trong mình những tính chất mà các ngành dịch vụ khác sở hữu, chẳng hạn mục tiêu chính là được sự hài lòng của khách hàng (trong trường hợp này là người dân), lắng nghe và trao đổi những ý kiến đóng góp của dân (quyền được giám sát của người dân, thông qua cá nhân, các hiệp hội, xã hội dân sự...), lấy cạnh tranh chất lượng dịch vụ làm mục tiêu để hoàn thiện. Nên tổ chức đánh giá năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, thời gian giải quyết vấn đề giũa các tỉnh thành trong cả nước để rút kinh nghiệm (biện pháp này nên để cho một cơ quan độc lập với chính quyền, hoặc tổ chức phi Chính phủ chuyên về lĩnh vực đánh giá, giám sát đảm nhận).

Một nghịch lý mà ai cũng thấy rõ là trong mô hình cơ chế xin - cho, “công bộc" được quyền ban phát, trong khi "thượng đế” phải luồn cúi, đi ngược hoàn toàn tương quan nhân - quả, gây bắt ổn cho các mối quan hệ bình thường trong xã hội. Khi đã xác địnhngười công chức là một "công bộc" dịch vụ thì câu hởi đặt ra là làm sao khơi dậy niềm vui công việc trong mỗi người cán bộ. Ngoài việc khuyến khích tinh thần yêu nước, phục vụ nhân dân, các truyền thống đáng quý của người cán bộ thì các biện pháp hành chính, kinh tế cũng cần được coi trọng như xây dựng mức lương tối thiểu hợp lý cho đội ngũ công chức, lựa chọn công chức phải thông qua thi tuyển công khai, có chính sách đảm bảo sự thăng tiến của công chức dựa trên tiêu chuẩn khách quan như thành tích, đóng góp, thời gian công tác...

Xin kết thúc bằng hai mẩu chuyện ngắn, một từ nước bạn, một từ nước ta: Tháng 11năm ngoái, Chính phủ TrungQuốc tái lập chức vụ phát ngôn viên cơ sở trong các cấp chính quyền ở địa phương. Cô Zhang Yunying, phụ trách phường Bát Giác, quân Thạch Cảnh Sơn, thành phố Bắc Kinh trong một lần phát biểu trước báo chí đã nói: "Tôi đứng đây để nói cho dân biết về nhưng gì Chính phủ đang làm và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân”. Một phát ngôn viên cơ sở không phải là một công cụ thi hành các biện pháp chính trị.Yêu cầu quan trọng nhất cho công việc này chính là thực lòng lo lắng cho nhân dân. Còn ở ta, báo chí đã nêu gương Chủ tịch Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiều đột phá trong quản lý đô thị, thủ tục nhà đất, cải cách hành chính... nên chỉ trong ba năm, Tân Phú đã làm mới, mở rộng hơn 100 con đường, hẻm. Điều đáng ngạc nhiên là quận không phải chi nhiều tiền để đền bù vì được người dân hiến đất mở đường. Ông "quan cơ sở" này tâm niệm đơn giản rằng: "Có tâm mà chỉ nói nhưng không làm là chưa đủ, nên nói phải đi đôi với làm để làm gương cho cán bộ cấp dưới. Tôi vẫn thường xuyên khuyên anh em rằng lương bổng, phương tiện làm việc là tiền của dân đóng góp nên phải làm sao coi cho được".

Chân lý thường giản dị, song đạt tới chân lý không hề là chuyện dễ. Ông Chủ tịch quận, xã muốn lắng nghe được người dân nghèo ít học thì phải thấu đáo được cái tình, tiếp thu từng lời, từng chữ từ góc nhìn của họ, chứ không phải trên cương vị một Chủ tịch. Sự đồng cảm trước những đắn đo, nhữang trăn trở của bà con chính là cái tâm cần phải có của mỗi người cán bộ. Từ trái tim đến trái tim mới là con đường ngắn nhất thu phục lòng người. Dân chủ không nằm tận đâu xa xôi, có khi, nó đơn giản chỉ qua nụ cười, cái gật đầu của mỗi người dân thầm lặng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Minh bạch - một tiêu chí văn hóa

    25/04/2019Nguyễn Trần BạtMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội, vì chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Nếu nhân dân không làm chủ được, thì mọi việc đều không minh bạch. Nhân dân làm chủ, không có nghĩa là nhân dân cần cái quyền đối chất với Nhà nước...
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

    13/11/2006Hoàng Ngọc GiaoCải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực...
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ