Dân an!

07:03 SA @ Thứ Năm - 09 Tháng Chín, 2010
Từ đầu năm đến nay, người dân Việt Nam đã phải liên tục “hứng” nhiều cú sốc mạnh, thậm chí rất mạnh. Chưa kịp thở phào khi Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đúng theo lòng mong muốn của toàn dân thì lại đến những dự án cỡ lớn như xây năm cổng chào khổng lồ để đón mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng những dự án, đề xuất bất khả thi, không có sức thuyết phục hoặc không thật sự cần thiết khác xoay quanh đại lễ này.

Kế đó, dự án tăng viện phí và mức phí của hơn 400 dịch vụ y tế công lên gấp từ 7-20 lần khiến người dân chẳng những “sốc” mà không ít người còn bày tỏ sự bất bình. Tiếp theo lại đến chuyện ngành điện kiến nghị tăng giá điện lên 8 cent/kWh (tôi dùng chữ cent cho đúng với cách mà ngành điện đã sử dụng khi kiến nghị tăng giá điện, nói tăng 8 cent tạo cảm giác chuyện “nhỏ” thay vì nói tăng hơn 400 đồng/kWh nghe “nặng nề” quá!). Rồi đầu tuần này, “đùng một cái”, dư luận lại bất ngờ khi hay tin dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam đã được tái khởi động…

Có cảm tưởng những tác giả, nhóm tác giả của những dự án, kiến nghị nói trên đã không hề suy nghĩ nhiều khi xây dựng, đề xuất những dự án như thế. Không nghĩ đến khả năng liệu nó có khả thi hay không, có cơ sở khoa học vững vàng hay không, có hợp lòng dân hay không, có thật sự giúp đất nước ổn định và tăng trưởng hay không?

Báo Tuổi Trẻ cuối tuần số ra ngày 15-8-2010 có loạt bài xoay quanh chủ đề về cái nghèo của người dân Việt Nam. Trong đó, các chuyên gia đã chỉ ra rằng nghèo không phải là nghèo thu nhập mà là “nghèo sức mạnh”.

Cái “nghèo” này đã được “ươm mầm, nuôi dưỡng, khuyến khích” ngay từ khi những công dân tương lai còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Một em học sinh cảm nhận bài thơ theo cách của mình nhưng không thể viết ra điều đó mà phải viết theo đáp án, nếu không sẽ không có điểm. Dần dần em không có phản xạ cảm nhận nữa, thay vào đó là học thuộc lòng những đáp án có sẵn. Đó chính là biểu hiện của cái nghèo sức mạnh, khi con người có rất ít khả năng ra quyết định và gây ảnh hưởng trong những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị liên quan đến cuộc sống của họ và cộng đồng của họ”.

Cần phải thành thật để nhìn nhận rằng những tiếng nói không đồng tình của người dân trước những dự án, kiến nghị như thế là những tiếng nói nhỏ và yếu, rất khó đến tai và không tạo ra ảnh hưởng quan trọng nào đối với những người thật sự có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng.

Cái “nghèo sức mạnh” của Việt Nam chính là ở đây, cái “nghèo” này nằm trong chính sự im lặng nhẫn nhịn của người dân trong khi các tổ chức đoàn thể vẫn luôn tránh né những vụ việc “nhạy cảm, tế nhị” nếu những vụ việc đó có vẻ như “đụng chạm” hay “đi ngược chủ trương, chính sách” của Nhà nước hay chính quyền địa phương.

Vì vậy, những dự án, những kiến nghị trước khi công bố cần phải được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học và lường đến các hệ quả về lâu dài chứ không nên “khi đã quyết thì sẽ làm cho bằng được”. Nói nôm na thì người dân có thể “bằng mặt, không bằng lòng” một thời gian nhưng liệu sự “bằng mặt” này sẽ còn có thể kéo dài bao lâu khi lòng dân không an, không “tâm phục khẩu phục”?
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảm giác bất an

    11/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupBất an là một cảm giác, một trạng thái tâm lý bình thường của con người. Sẽ chẳng có gì là đáng bàn nếu nó xuất hiện ở một hoặc một vài cá nhân. Vấn đề cần nghiên cứu là cộng đồng, hay nói rộng hơn, xã hội sẽ đi về đâu khi bất an trở thành một trạng thái tâm lý phổ biến...
  • Tinh thần bất ổn

    13/07/2017Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi được rằng đất nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng, có thể là khủng hoảng tăng trưởng, cách gì thì cũng là một khủng hoảng khá sâu sắc, và nhiều người không nghi ngờ gì mức độ nghiêm trọng của nó.
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Bất cầu nhân

    02/01/2010Phan Tự TổNgười giàu có không thể không khoe của, nhưng chớ có khoe quá đáng, làm cho người ta muốn nôn mửa. Kẻ hàn sĩ không thể bất cầu nhân, nhưng chớ có cầu quá đáng mà mất hết cả nhân cách...
  • Bắt đầu từ nhà chức trách công

    04/09/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnCông sức, tiền bạc đã được đổ nhiều cho những gì gọi là cần thiết, từ làm luật, tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức tự giác trong ứng xử, đến mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng hoàn thiện bộ máy kiểm soát, trấn áp, răn đe. Nhưng rồi giao thông công cộng vẫn mang bộ mặt nhếch nhác, hỗn độn và chứa đầy bất trắc, rủi ro.
  • Về một số bất cập trong giáo dục

    11/05/2009Đỗ Kiên CườngGiáo dục Việt Nam nhiều ưu điểm? Chính xác, vì bạn bè quốc tế công nhận, so với các nước cùng thu nhập, các chỉ tiêu văn hóa - xã hội của chúng ta, bao gồm giáo dục, cao gấp mấy lần. Giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập, từ triết lý cho tới hành động? Không sai, và chúng đã được nói nhiều trong thời gian qua. Bài viết dưới đây chỉ xin bàn về một số bất cập trong nền tảng triết lý, nhằm rộng đường dư luận.
  • Thử bắt đầu bằng chuyện dễ làm

    26/03/2006Nguyễn Vạn PhúNói đến kinh tế tri thức, người ta thường dùng cụm từ đón đầu, đi tắt và khái niệm bắt xu hướng phát triển để biến thách thức thành cơ hội...
  • xem toàn bộ