Đam mê và dân chủ

01:36 CH @ Thứ Bảy - 25 Tháng Mười, 2014

Chính qua những lý giải lịch sử, từ suy xét và lý giải những quy luật kinh tế chi phối phương thức sản xuất tư bản, Karl Marx tin tưởng là có thể suy ra được sự kết thúc chủ nghĩa tư bản, và từ đó nhân loại sẽ sải những bước dài tới thời đại dân chủ.

Tôi dịch tác phẩm "Nền dân trị Mỹ" của Alexis de Tocqueville, in lần đầu năm 2007, tái bản năm 2008. Bẩy tháng liên tục dịch sang tiếng Việt được 954 trang, cố để không được phép sai, lại được Bùi Văn Nam Sơn xem lại và hiệu đính rất kỹ. Đó cũng thành một "khóa học" chính trị - xã hội học mình tự mở cho mình. Sau khóa học, biết thêm đôi điều về hai khái niệm Đam mê và dân chủ.

"Nền dân trị Mỹ"

Suốt hai thế kỷ 18 và 19 ở phương Tây có một mô hình xã hội dân chủ chính thức là do người Anh nghĩ ra. Sau nhiều chao đảo, đã được họ áp dụng thành phương án một nền dân chủ vẫn có các đời vua lụ khụ cùng với các tầng lớp nhân dân cai quản đất nước theo một bản hiến pháp được tôn trọng thực sự. Đất nước có phần yên tĩnh. Nhưng mô hình chính trị- xã hội đó du nhập đi các nơi, tới đâu cũng gặp lộn xộn- trừ ở Hoa Kỳ.

Lộn xộn nhất có lẽ là ở Pháp, quê hương của A. de Tocqueville. Mô hình Anh quốc góp phần kích thích cho cuộc cách mạng 1789 vĩ đại bùng nổ. Người nào ra đời cùng với cuộc cách mạng đã khai sinh ra lá cờ ba màu và sống đủ trăm tuổi hẳn là không đêm nào được ngủ ngon.

Cách mạng, ban đầu là phá ngục và chặt đầu cả đức Vua, rồi khai tử phe quân chủ, tiếp đó các phe phái trong cách mạng đấu đá khai tử lẫn nhau. Câu nói "Các cuộc cách mạng bao giờ cũng ăn thịt con em mình trước" là một câu tiếng Pháp- rồi đến vô vàn các cuộc nổi dậy, các cuộc chinh phạt.

Cách mạng Pháp cứ tiếp diễn mà chẳng thấy hạnh phúc đâu, đến độ năm 1851 Victor Hugo phải lên tiếng trước Quốc hội về tình trạng trẻ em không có cái ăn phải ăn lá cây để sống, và có lẽ đỉnh điểm của cách mạng là Công xã Paris năm 1871 những mong một lần cuối cùng phá sạch mọi bất công trên đời rồi chuẩn bị đón những năm mới của thế kỷ 20 với hy vọng đời sẽ mới hơn...

Nhưng thế nào là "mới"? Và lấy cái gì bảo đảm cuộc đời phải "mới"? Chàng thanh niên A. de Tocqueville đã ngẫm nghĩ về chuyện đó. Chàng không tuyên bố gì ồn ào. Chàng ký một hợp đồng làm cái vỏ bọc- vì nhà quý tộc đó dù đã tuyên thệ trung thành với cách mạng, nhưng chắc gì đã được tin cậy- đi nghiên cứu chế độ nhà tù ở Mỹ.

Chàng đã chọn con đường đi nghiên cứu nước Mỹ, với chủ đề ám ảnh trong đầu: Tại sao cũng áp dụng mô hình "dân chủ" Anh quốc, tại sao những con người tứ chiếng cùng với những kẻ tội đồ tụ tập nhau lại trên miền đất mới ấy lại xây dựng được một Tổ quốc chung hết sức ổn định? Tại sao?

Đến đây, ta cần nói tới những băn khoăn lớn của A. de Tocqueville trước khi làm cuộc viễn du nghiên cứu Hoa Kỳ. Băn khoăn đó cũng có thể diễn đạt theo cách khác: Nên tiếp tục suy nghĩ như ta vẫn từng suy nghĩ, hay là nên suy nghĩ theo cách của Karl Marx?

Tác giả Alexis de Tocqueville

Karl Marx và A. de Tocqueville- có gì khác nhau?

A . de Tocqueville sinh năm 1805, còn Karl Marx sinh năm 1818, có thể gọi là cùng thời, cùng thế hệ, cùng đứng trước những câu hỏi như nhau do cuộc sống đặt ra. Giữa hai người chỉ có sự khác nhau về cách thức đặt ra các câu hỏi chung của thời đại.

Theo François Furet, trong Lời tựa Nền dân trị Mỹ, thì với A. de Tocqueville, "... câu hỏi trung tâm [ . . . ] là câu hỏi về khả năng dung nạp nhau giữa tầng lớp quý tộc và nền dân trị."

Furet phân tích: Trên bàn cờ có hai quân cờ đối lập nhau, định tiêu diệt nhau- tầng lớp quý tộc và nhân dân- Tocqueville "thêm" vào đó một "nhân vật" thứ ba: Cái tinh thần thời đại.

Furet viết: "Từ ba thành phần tản mát, nền quân chủ, tầng lớp quý tộc và tinh thần thời đại, môi trường đã tạo ra nỗi bất hạnh cho lịch sử, Tocqueville đã xây dựng nên một hệ thống hai chiều cực kỳ giản dị. Ở một cực phía này, ông giữ lại tầng lớp quý tộc, là điểm xuất phát bắt buộc [...], ở một cực đằng kia, kẻ thừa kế cái nguyên lý bị đánh bại ấy lại đưa cái nguyên lý chiến thắng vào cuộc: Nền dân trị, cái chính quyền không bao giờ tách rời khỏi nhân dân, cái xã hội bình quyền, [ ... ] cái "tinh thần thời đại".

Điều thú vị ở Tocqueville là ông không đi tìm các lý do để giải thích sự việc.

Ông khác với Marx là người, một mặt thì cho rằng "Các triết gia xưa nay đã chỉ giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau, nhưng vấn đề cơ bản là thay đổi nó", và một mặt thì vẫn cho rằng có thể chứng minh được ý nghĩa của diễn biến lịch sử.

Marx quan tâm đến các quy luật của cấu trúc kinh tế và về những mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội, ở đó ông có xu hướng "diễn dịch" sang chính trị. Còn Tocqueville thì khảo sát những mối quan hệ giữa nguyên lý chi phối các xã hội và kiểu chế độ chính trị có khả năng tạo ra từ nguyên lý đó, cho dù điều này không hoàn toàn mang tính tất yếu.

Thế rồi, chính qua những lý giải lịch sử, từ suy xét và lý giải những quy luật kinh tế chi phối phương thức sản xuất tư bản, Karl Marx tin tưởng là có thể suy ra được sự kết thúc chủ nghĩa tư bản, và từ đó nhân loại sẽ sải những bước dài tới thời đại dân chủ.

Ở Tocqueville thì khác, ông muốn trải nghiệm cuộc sống thực và khảo sát nó dưới mọi khía cạnh. Ông xem xét vấn đề ở nhiều bình diện khác nhau, văn hóa, xã hội, chính trị, nhưng chỉ hai phương diện văn hóa và xã hội xác định cho ông đâu là cái không thể tránh khỏi.

Marx quan tâm đến các quy luật của cấu trúc kinh tế và về những mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội, ở đó ông có xu hướng "diễn dịch" sang chính trị. Còn Tocqueville thì khảo sát những mối quan hệ giữa nguyên lý chi phối các xã hội và kiểu chế độ chính trị có khả năng tạo ra từ nguyên lý đó, cho dù điều này không hoàn toàn mang tính tất yếu.

Và chuyến đi Mỹ của Tocqueville nằm trong khuôn khổ khám phá ấy. Đó là vì nước Mỹ tạo ra một "phòng thí nghiệm kép" có cả hai mặt thực tiễn và lý thuyết cho nhà quý tộc trẻ có đầu óc hệ thống ấy. Trong Nền dân trị Mỹ, Tocqueville xác lập lý thuyết của sự chuyển đổi xã hội trên cơ sở tìm hiểu cho rõ trạng thái quý tộc trị chuyển sang trạng thái dân trị sẽ diễn tiến ra sao. Tocqueville không coi đó là tiến trình thuần túy chính trị, mà đó là sự chuyển đổi cả một trạng thái xã hội.

Furret viết: "Là một tổ quốc dựng xây trên cơ sở phủ định tầng lớp quý tộc (nghĩa là ở đó không có chỗ cho quý tộc tồn tại), nước Mỹ là tấm gương về cuộc thí nghiệm hóa học thuần khiết đối với nền Dân trị. Nước Mỹ là một khám phá thực sự thiên tài vì nó đơn giản và nó táo tợn. Tocqueville sẽ lấy đất nước này làm chốn kiểm nghiệm một ý tưởng và làm phong phú thêm một ý tưởng." [...] Nước Mỹ là nơi tối hảo cho phép tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm nguyên lý dân chủ đang vận hành, thấy rõ cả những nguy cơ tiềm ẩn lẫn những thuận lợi đối với Tự do.

Các quốc gia châu Âu đều ở quãng đường dang dở giữa quý tộc trị và dân trị, bị giằng xé bởi sự xung đột giữa hai nguyên lý và hai thế giới, lắm khi bị làm mồi cho dạng dân chủ cực đoan.

Đam mê và dân chủ

Tiếp tục so sánh những "thắng lợi" của nền dân trị ở nước Mỹ với những thất bại của công cuộc đi tìm dân chủ ở châu Âu, Tocqueville cô đọng lại trong hai khái niệm quan trọng: Đam mê và dân chủ.

Cùng giương cao khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái", nhưng đừng tưởng tầng lớp người dân nào ở Mỹ cũng yêu thích đồng đều như nhau cả ba mục tiêu đó. Tầng lớp đang cầm quyền thì thích Tự do hơn. Tầng lớp bên dưới thì thích Bình đẳng hơn. Còn những nhà cách mạng như Victor Hugo thì chắc chắn là chỉ nghĩ đến Bác ái.

Bìa cuốn sách Nền dân trị Mỹ bản tiếng Việt

Có những nguyên nhân của hiện trạng đó thuộc về quyền lợi và sau đó từ quyền lợi lại mang tính chất tâm lý. Tâm lý của những khát vọng (quyền lợi) mang tính đam mê dẫn tới sự quan tâm nhiều hơn của tầng lớp đó tới Tự do. Còn tâm lý của những khát vọng (quyền lợi) mang tính dân chủ dẫn tới sự quan tâm nhiều hơn của tầng lớp đó tới Bình đẳng.

Tầng lớp quý tộc có khát vọng Tự do nhiều hơn Bình đẳng, họ đòi tự do đến độ đam mê; và họ nhìn thấy những đòi hỏi bình đẳng như là sự xâm phạm Tự do của họ, xâm phạm những đam mê của họ. Chính vì đam mê đó, nên họ cũng sẵn lòng khước từ khát vọng Bình đẳng của các tầng lớp khác. Ở một phía đối lập, những tầng lớp cùng khốn cũng chẳng dại gì mà không đẩy quyền lợi đòi Bình đẳng của mình tới độ đam mê. Lộn xộn cũng sinh ra từ đó.

A. de Tocqueville nhìn thấy ở cái "phòng thí nghiệm" Hoa Kỳ những thiết chế dân chủ có đủ khả năng điều hòa các đam mê. Tocqueville không nhìn thấy ở đây sự thay đổi về chính trị, mà thấy ở đó sự thay đổi về văn hóa và xã hội. Con người khiêm nhường ấy bộc bạch, và chẳng cần đến một thái độ "văn hóa" cao lắm mới nhận thấy sự tinh tế của ông khi dùng chữ ngày mai (cái tương lai thiển cận cho từng nhóm xã hội riêng rẽ) và chữ tương lai (cái ngày mai cho toàn xã hội dân chủ).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nền Dân Trị Mỹ

    11/02/2011Nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
    - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
    - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Nền dân chủ của chúng ta chưa hoàn thiện, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước

    26/11/2010Phạm Nguyên Trường dịchGần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!, trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai của đất nước chúng ta. Ông không chỉ nói mà cón kêu gọi nhân dân Nga, kêu gọi những người công dân tích cực, những người quan tâm đến số phận của nước Nga, tiến lên...
  • Ba cấp độ của Dân chủ

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtTừ đầu thế kỷ XX, thậm chí đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trình độ nhân dân, dân trí của Việt Nam chưa đủ để hiểu các cấp độ dân chủ của Hồ Chí Minh, chỉ mới đủ điều kiện để hiểu nền dân chủ cơ sở của Hồ Chí Minhnền dân chủ thái độ, thể hiện ở đạo đức và tác phong. Cấp độ thứ 2 của nền dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ cấu trúc. Hồ Chí Minh phải tạo ra, phải cấu trúc ra một nền dân chủ, và dùng cấu trúc ấy để huấn luyện xã hội và huấn luyện các đồng chí của mình thừa nhận dân chủ bằng sự có mặt của các bộ phận hoặc đại diện của các bộ phận dân chúng. Cấp độ dân chủ thứ 3 của Hồ Chí Minh là xây dựng nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa - xây dựng nền dân chủ phổ quát...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Dân chủ thật sự là vấn đề trung tâm, cốt tử của Chủ nghĩa xã hội

    30/10/2010TS. Hồ Bá ThâmDân chủ là quyền lực gắn với lợi ích, quyền làm chủ của nhân dân. Đúng là bao nhiều quyền lực, quyền lợi là ở nơi dân. Dân chủ không chỉ là một hình thái nhà nước mà còn là quyền lực căn bản và quyền lợi chính trị - xã hội của nhân dân, trách nhiệm ý chí và trí tuệ của nhân dân trong tất cả tổ chức xã hội. ..

  • Cộng hòa và dân chủ

    20/10/2010Dr. Mortimer, J. AdlerMột nền cộng hòađơn giản là kiểu chính quyền hiến định trong đó những người nắm quyền là do các công dân chọn lựa. Một chính quyền hiến định là một chính quyền mà trong đó tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được luật pháp xác lập. Đó là một chính quyền của luật pháp hơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Dân chủ là chìa khóa, là đòn bẩy cho sự nghiệp đổi mới

    25/09/2010Hà Nhân, Phạm Tuyên ghiNhiều ý kiến đều chung nhận định, phải thực hiện dân chủ trong Đảng,
    dân chủ ngoài xã hội. Mong muốn Đại hội XI của Đảng phải toát lên không
    khí dân chủ, bởi dân chủ là chìa khóa, sức mạnh, đòn bẩy để đẩy mạnh sự
    nghiệp đổi mới...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Dân chủ và dân trí

    03/03/2010Lê Quý HiềnNgày nay, hai từ "dân chủ" đang được nhắc đến nhiều trong xã hội. Không ít người nghĩ dân chủ là sự thoải mái đóng góp ý kiến, bàn bạc của bất kỳ người dân nào. Trí tuệ của tập thể, của cộng đồng là cần thiết song nói như Lênin: "Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông". Không thể có dân chủ đứng một mình mà đi kèm theo nó phải là dân trí để thành một đôi chân bước trên đường dài, vượt qua những khó khăn, cản trở phía trước.
  • Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ

    26/02/2010Trần Đức Nguyên - Trần Việt PhươngHơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế.
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)

    21/05/2009Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, với văn phong hài hước sẽ giúp các cháu học sinh đồng nhất mình với các nhân vật được trình bày. Mà nhân vật ở đây chính là Quốc hội, các nhà hoạt động Nhà nước và cả Tổng thống nữa.
  • “Dân chủ là một hiện tượng văn hóa”

    10/04/2009Hoàng Ngọc HiếnGiữa thế kỷ XIX, Alexis de Tocqueville (1805 - 1859) xuất hiện như là
    "lương tâm" của trung thế kỷ; ngày nay hai công trình cơ bản của ông Về
    dân chủ (De la democratie) (1835 - 1840) - bản dịch tiếng Anh có nhan
    đề là "Về dân chủ ở Mỹ", "Chế độ cũ và cách mạng" (L'ancien regime et la
    revolution) (1856) được nhìn nhận là những tác phẩm khoa học có giá trị
    kinh điển. Đặc biệt công trình "Về dân chủ" chứng tỏ tác giả có cách nhìn
    khoa học sâu sắc và sáng suốt lạ thường trong việc nghiên cứu xã hội Mỹ
    cũng như trong suy tư triết học về viễn cảnh chế độ dân chủ và lý tưởng
    dân chủ.
  • Dân chủ đến từ đâu?

    09/03/2009Nguyễn Tiến LậpMặc dù các nền dân chủ trên thế giới đã có bề dày lịch sử trên hai trăm năm, vấn đề Dân chủ vẫn tiếp tục là bài toán khó giải đối với nhiều quốc gia . Thậm chí, còn có sự đặt lại những câu hỏi căn bản như Dân chủ là gì và nó có tính tất yếu - phổ quát hay không, trong đó bao hàm cả tâm lý ngờ vực và sự ngộ nhận... Ngoài ra, từ góc độ thực tiến, các bế tắc về con đường phát triển bên ngoài dân chủ cũng đã bắt đầu được nhận diện. Và đó là lý do để chúng ta nên bàn tiếp về đề tài quan trọng này.
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • xem toàn bộ