Cứu xã hội 'loạn chuẩn' bằng việc thực học

12:26 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Năm, 2019

Gian lận thi cử, thỉnh vong ở chùa Ba Vàng, người mẫu hở hang ở liên hoan phim quốc tế... được cho là biểu hiện của sự "loạn chuẩn"...

Theo nhà giáo Giản Tư Trung (Viện trưởng Giáo dục IRED), thời 4.0 mọi giá trị đều bị thách thức, chuẩn mực bị đảo lộn, niềm tin bị đổ vỡ khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hoang mang. Họ không rõ đâu là đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà... dẫn đến việc "loạn chuẩn".

- Ôngnói rõ hơn v biểu hiện của hiện tượng"lon chun"?

- Chúng ta đang sống trong thế giới biến động chóng mặt và khôn lường. Sự thay đổi 4.000 năm trước không bằng sự thay đổi riêng của thế kỷ 20. Nhưng sự thay đổi của cả thế kỷ 20 chắc cũng không bằng mười năm đầu thế kỷ 21.

Một loạt hiện tượng "nóng" xảy ra gần đây như gian lận thi cử, thỉnh vong ở chùa Ba Vàng, bạo lực học đường, hãm hiếp bạn học hay gần việc một cô người mẫu ăn mặc hở hang ở liên hoan phim quốc tế... chính là những biểu hiện của sự "loạn chuẩn" ở xã hội hiện tại.

Chuẩn được hiểu đơn giản là những lẽ thường tốt đẹp. Sự "loạn chuẩn" là cách người ta làm trái với lẽ thường và thách thức xã hội về điều đó. Tôi nhấn mạnh cụm từ lẽ thường tốt đẹp bởi có những lẽ thường mang tính hủ tục thì việc làm trái nó sẽ khiến xã hội tốt đẹp hơn.
.


Ông Giản Tư Trung. Ảnh: Mạnh Tùng.

.

Sự "loạn chuẩn" còn biểu hiện ở việc nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, bị ngộ nhận giữa tự do và hoang dã, giữa chân thật và trơ trẽn, giữa đức tin và mê tín, giữa cá tính và quái tính. Lâu nay cá tính được hiểu phải dị biệt khác người, cũng như tự do được hiểu là muốn làm gì thì làm.

Người ta dễ dàng cho rằng, cô người mẫu ăn mặc hở hang ở liên hoan phim là sự cá tính, đang thể hiện sự tự do nhưng thực chất đó sự hoang dã, là sự quái tính không giống ai. Tôi hay nói đùa rằng, muốn khác người thì trước hết phải giống người đã, nếu không thì sẽ rất là "kinh người".

- Theo ông, đâu là nguyên nhân của hiện tượng"loạn chuẩn"?

- Nó đến từ việc người ta dùng sai thước đo cuộc đời và giá trị con người, đặt kim tiền lên trên hết. Có 3 thước đo cuộc đời, và khi thay đổi các thước đo này, cách ta nhìn mình, nhìn người và nhìn đời cũng sẽ khác nhau.

Thứ nhất, đo bằng sự chiếm hữu cho mình. Khi chọn thước đo này là ta hướng đến danh phận và địa vị. Bất cứ ai có tiền, có danh sẽ được sùng bái, không quan tâm vì sao và bằng cách nào họ có được những thứ đó.

Thứ hai, đo bằng sự cống hiến cho người. Với thước đo này, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi mình giúp ích cho đời và nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Thứ ba, đo bằng cách sống của mình. Khi sống dấn thân và sống đúng với lương tri, ta sẽ không bị áp lực là phải chiếm hữu thật nhiều hay cống hiến thật nhiều. Vậy nên, khi chọn thước đo này, đích đến cao nhất là con người tự do.

Có những người thành tựu tạo ra không hẳn lớn nhưng vẫn được xã hội kính trọng, đặc biệt vì cách sống và thái độ sống của họ, như Mẹ Teresa chẳng hạn.

Một nguyên nhân khác của "loạn chuẩn" là sự rỗng bên trong con người. Điều này dễ thấy ở nhiều vụ giết người vừa qua; người thân, hàng xóm của các thủ phạm rất bất ngờ trước hành động của họ. Bởi những người này xưa nay được cho là khá hiền lành.

Thực ra, sự hiền lành đó không hẳn là biểu hiện của tính thiện, mà là họ bị rỗng,chỉ chờ điều kiện thì bộc phát. Rỗng có thể hiểu là sự thiếu vắng "chân thắng" để ngăn ta làm điều ác và "chân ga" để thôi thúc ta làm điều tốt bên trong.

- Vậy một con người"đặc" bên trong sẽ như thế nào, thưa ông?

- Đó là con người có tam tính, gồm: nhân tính, quốc tínhcá tính. Đây cũng chính là đặc tính của con người tự do và là đích đến của giáo dục khai phóng.

Nhân tính là thứ để phân biệt con người với "con" khác, phân biệt giống người với những giống loài khác. Quốc tính là hồn cốt dân tộc, căn tính của quốc gia, cảm thức về gốc gác, bản sắc của gia tộc, dòng tộc, sắc tộc và dân tộc. Còn cá tính là thứ để phân biệt mình với người khác, phân biệt mình với đồng bào và đồng loại của mình; là con người độc lập, tự do, có đạo sống, giá trị sống và thái độ sống riêng.

Nếu như quốc tính được sàng lọc bởi nhân tính thì cá tính sẽ được hình thành trên nền tảng của nhân tính và được vun bồi bởi quốc tính.

- Theo ông, hệ qu ca"lon chun" với xã hội là gì?

- Nó có thể kéo tụt sự phát triển, thậm chí làm rạn nứt và sụp đổ xã hội. Tôi rất ấn tượng với một đoạn trong bài viết nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cách đây không lâu, ông có nhắc tới 5 chỉ dấu dẫn đến sự suy vong của quốc gia do nhà bác học Lê Quý Đôn đúc kết. Đó là "trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan và sĩ phu ngoảnh mặt".

Lâu nay chúng ta bàn nhiều về Khá Bảnh, Phúc XO, những vụ án giết người hàng loạt, đại án tham nhũng... nhưng đó chỉ là biểu hiện hình thức. Chúng ta chưa đi đến nguồn gốc và bản chất. Về bản chất, năm chỉ dấu mà Lê Quý Đôn chỉ ra chính là một dạng "loạn chuẩn" thời hiện đại.

- Điu gì có thể cu xã hi trước sự bành trướng của"lon chun"?

- Đó phải là giáo dục, bởi lẽ sẽ định hình văn hóa và xác lập các chuẩn mực xã hội.

Cách hành xử hay sự "loạn chuẩn" chỉ là hiện tượng bên ngoài; còn tam tínhđược nói ở trên mới là bản chất bên trong. Nhưng nguồn gốc của tam tính lại từ giáo dục của xã hội và sự học của cá nhân. Và giáo dục phải hướng đến thực học - giúp con người hình thành những phẩm tính để có thể biết tự định chuẩn cho mình và góp phần định chuẩn cho xã hội trong thời loạn chuẩn.

Nói ngắn gọn hơn, mỗi cá nhân có thực học sẽ cứu được một xã hội "loạn chuẩn". Thực học không hẳn là học nhiều, học cao; mà thực học là sự học thực chất để trở thành con người tam tính.

Có một nhà giáo ở trường đại học từng hỏi tôi, nếu nói về thực học trong một câu, thì sẽ là gì. Tôi nói "thầy vui lòng đặt câu hỏi, nếu đại học này không cấp bất cứ một tấm bằng nào cả thì có ai theo học không?". Câu trả lời có - thì đó chính là thực học.

Ông Giản Tư Trung hiện là Viện trưởng Giáo dục IRED, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, tác giả cuốn sách Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh. Năm 2013, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã vinh danh ông là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu trong vai trò một nhà hoạt động giáo dục.

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục

    05/04/2019Tôi hỏi học sinh, ngoài thần tượng Khá Bảnh, các em còn có những thần tượng nào khác? Chúng kể vanh vách tên các sao, các hotgirl, hotboy đầy tai tiếng mà báo chí tung hô, trong khi gần như không thấy một bóng dáng những chính trị gia, những nhà khoa học, những doanh nhân thành đạt hay một tấm gương tốt của đời thường nào. Vì sao?
  • Hiện tượng 'loạn chuẩn' trong giới trẻ: Thiếu vắng văn hóa

    20/05/2019Đăng NguyênĐánh giá về hàng loạt sự việc, hiện tượng tiêu cực, bạo hành xảy ra trong giới trẻ thời gian qua, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung cho rằng đó là sự 'loạn chuẩn'...
  • Làm đúng việc tốt hơn là làm việc đúng

    01/05/2019Trong một đợt tập huấn về quản lý thời gian cá nhân để nâng cao hiệu quả công việc, một giám đốc dự án đã rất bực bội khi thấy kết quả kiểm tra không như mong đợi. Các nhân viên xuất sắc nhất của ông không đạt kết quả cao về tính hiệu quả trong quản lý thời gian....
  • Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh từng là ‘thần tượng’ như thế nào?

    27/08/2018Lê Tiên LongCách đây tròn 75 năm (14/8/1943), nhà cách mạng Nguyễn An Ninh qua đời tại nhà tù Côn Đảo ở tuổi 43...
  • Đúng Việc - cuốn sách dẫn lối và khai sáng

    26/06/2017Chu Đức Tấn'Đúng việc' nên là một cuốn sách mà mỗi người Việt Nam nên đọc và có nó trên đầu giường của mình. Đó là lời khuyên của bạn Chu Đức Tấn, một người tham gia chương trình Tặng Sách đợt 4...
  • Học để làm người tự do

    26/03/2017Giáp Văn DươngTôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do...
  • Sách “Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh”

    18/07/2016Giản Tư TrungKhi hầu hết mọi người trong xã hội đều làm đúng và làm tốt công việc của mình thì xã hội đó sẽ thịnh vượng và văn minh...
  • Giáo dục có làm người Việt hết xấu xí?

    23/06/2016Đoàn Tiểu Long"Giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng không nên quá kỳ vọng rằng một sự chấn hưng giáo dục sẽ mau chóng dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong con người, và qua đó làm thay đổi xã hội"
  • Học làm người là việc học suốt đời, không bao giờ tốt nghiệp

    28/12/2015Dalai LamaHạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn... Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
  • Học làm “cái đuôi”…của thần tượng

    27/01/2015Tiễn sĩ Tâm lý Huỳnh Văn SơnTrên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật chân chính của mình nhưng không ít người lại quyết “ăn thua đủ” như một con thiêu thân lao vào hư danh nghệ thuật, nhưng vì sao như vậy?
  • Tuổi trẻ và địa vị làm người

    02/02/2010Huỳnh Sơn PhướcBốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình. Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người...
  • Buổi hoàng hôn của những thần tượng

    18/02/2009Friedrich NietzscheCuốn sách là một trong những di chúc triết học Nietzsche để lại cho hậu thế. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với những ai đang vấp phải những trở ngại trên con đường tìm lại chính mình, để “trở thành chủ nhân cho hạnh phúc và bất hạnh của chính mình” như lời Nietzsche nói...
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • xem toàn bộ