Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ

09:26 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Mười Một, 2019

.
V. O. Sukhomlynsky (1918-1970)là người giáo viên tiểu học trường làng trở thành viện sĩ thông tấn viện Hàn Lâm khoa học giáo dục Liên Xô.

Ông sinh năm 1918 tại làng Vaxiliepca, quận Onuphriepca thuộc nước cộng hoà Ucraina.

Năm 1935, đang học năm thứ hai Cao đẳng sư phạm, ông bị bệnh nặng phải nghỉ học. Lành bệnh thì bố bị ốm, cảnh nhà túng bấn buộc phải thôi học để kiếm sống.

Năm 1936, ông làm giáo viên trường làng ở quê ông. Ông vừa dạy học, vùa học hàm thụ Đại học sư phạm. Tốt nghiệp Đại học sư phạm khoa ngữ văn, ông được bổ làm giáo viên ngữ văn ở trường Trung học Unuphriepca.

Năm 1940, ông tòng quân và tham gia chiến tranh thế giới thứ hai ở Xmôlenxcô. Tháng 2/1942, ông bị thương nặng: mảnh đạn của pháo quân Đức trúng vào ngực và vai. Thật may, ông thoát chết nhưng hai mảnh đạn nhỏ nằm lại trong ngực gây nhức nhối không khi nào để ông im mà còn tai quái nhích lại gần tim. Năm 1944, đang làm trưởng phòng giáo dục huyện, ông tha thiết xin về trường dạy học để được gần gũi học sinh. Người ta cử ông làm hiệu trưởng trường Trung học Pavlưts ở ngay cạnh quê ông. Ông làm hiệu trưởng trường này suốt 26 năm và chính sự nghiệp giáo dục cũng như các quan điểm sư phạm của ông ra hoa kết trái tại trường trung học nông thôn này, và đã đưa ông lên địa vị Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học giáo dục, anh hùng lao động Liên Xô (trước đây).

Năm 1970, trong khi đang chuẩn bị khẩn trương năm học mới 1970 – 1971, hai mảnh đạn trong ngực ông trở trứng. Chính trong cuộc phẫu thuật để lấy hai mảnh đạn đã nằm sát trái tim mà ông đã qua đời trên bàn mổ, ngày 3/9/1970, lúc ông mới 52 tuổi.

Tượng đài tưởng nhớ nhà sư phạm Sukhomlynsky

.
Tư tưởng sư phạm của Sukhomlynsky bắt nguồn từ thực tiễn dạy học và lãnh đạo trường học.

- Tôi dường như không phải là thầy giáo… và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng. (V. O. Sukhomlynsky)

Làm hiệu trưởng nhưng để sát học sinh, để có điều kiện trực tiếp dạy dỗ học sinh, ông tập hợp 31 trẻ từ 6-7 tuổi (đều sinh năm 1944-1945 trong chiến tranh ác liệt) mở một lớp vỡ lòng mà ông lấy tên là “Trường học niềm vui” và do ông làm giáo viên, rồi dạy cho các em trong các lớp tiểu học, và tiếp tục dạy ngữ văn, theo dõi các em cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học phổ thông. Chính qua hoạt động này cùng với các hoạt động lãnh đạo trường mà Sukhomlynsky trau dồi tình cảm và tư duy sư phạm cũng như tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn để viết nên một tác phẩm lớn :”Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ”. Tác phẩm này tổng kết tư tưởng sư phạm của ông đối với bậc tiểu học. Có thể nêu mấy điểm nổi bật sau của tư tưởng đó:

1. Giáo dục, dạy học trước hết là sự giao tiếp tâm hồn. Nếu không có sự giao tiếp tâm hồn thường xuyên giữa thày giáo và học sinh, nếu không có sự thâm nhập vào thế giới tư tưởng, tình cảm , rung động của nhau thì không thể có năng lực xúc cảm, yếu tố cốt tử của năng lực sư phạm, năng lực giáo dục. Muốn trở thành người thày giáo chân chính của trẻ thì phải biết hiến dâng trái tim cho trẻ. Dạy trẻ, phải hiểu trẻ, thương trẻ, tôn trọng trẻ, phải trở thành trẻ em ở một mức độ nào đó.

2. Người thầy giáo phụ trách cái mỏng manh nhất, nhạy cảm nhất trong tự nhiên: Bộ óc của trẻ. Khi nghĩ về bộ óc trẻ thơ, Sukhomlynsky nêu hình tượng một bông hồng mảnh mai trên đó có giọt sương long lanh với biết bao thận trọng và nhẹ nhàng để ngắt được bông hoa mà không làm rơi hạt sương.. Thái độ của thầy giáo cũng phải thận trọng như vậy đối với bộ óc trẻ thơ. Với một tiên đoán khoa học về bộ óc trẻ thơ, ông phân tích điều kiện tư duy của trẻ, nghiên cứu hoạt động của các nơron thần kinh của trẻ để chứng minh đầy sức thuyết phục vai trò của xúc cảm trong lĩnh hội và ghi nhớ.

3. Tuổi thơ, thế giới trẻ thơ là một thế giới đặc biệt. Trẻ sống trong thế giới của cái đẹp, của trò chơi, truyện cổ tích, âm nhạc, thơ ca, tranh vẽ, viễn tưởng và sáng tạo. Đó là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Tổ chức trường lớp, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy đều phải tận dụng các yếu tố đó để làm cho trẻ sống trong mơ ước, sống trong hy vọng.

4. Giáo dục trẻ em phải hướng vào chủ đích thúc đẩy sự phát triển đầy đặn và hài hoà toàn bộ sức mạnh về thể chất và tâm hồn của trẻ. Đó là sự thống nhất hài hoà giữa trí tuệ và tình cảm, trái tim và khối óc, giữa xúc cảm và năng lực trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, giao tiếp – tức là toàn bộ cuộc sống tinh thần, hiểu cả về mặt lý trí và xúc cảm, mặt thể chất và mặt trí tuệ. Do vậy, đức, trí, thể, mỹ, lao động, học và chơi hoà quện vào nhau trong một thể thống nhất chi phối hoạt động của người thầy giáo.

Những tư tưởng sư phạm đó tất nhiên cũng quán triệt vào các cấp học khác, vào toàn bộ hoạt động tập thể của trường trung học Pavlưts mà ông là linh hồn. Tiếp theo sau “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ” nói về tiểu học, ông có tác phẩm “Tuổi ra đời của người công dân” dành cho giáo dục thiếu niên (bậc trung học) và tác phẩm “Những lá thư gửi con trai” giành cho giáo dục thanh niên. Ba tác phẩm này về sau được in chung trong một quyển sách lấy tên chung là “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ”. Ông cũng có những tác phẩm chuyên đi về giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lao động, giáo dục con người chân chính.

- Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người.
(V. O. Sukhomlynsky)

Ông thường nói Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ là cuốn sách của trái tim mình; “Giáo dục con người chân chính như thế nào” là sự nghiệp của đời mình. Song có một tác phẩm có thể coi là chiếm vị trí trung tâm trong sự nghiệp sáng tác sư phạm của ông, đó là quyển ”Trường trung học Pavlưts”. Đây là quyển sách tổng kết kinh nghiệm 26 năm xây dựng trường trung học nông thôn. Không ở một quyển sách nào khác, nhà giáo dục Xô viết triển khai một cách toàn diện hơn, sâu rộng hơn những quan điểm sư phạm của mình về tất cả các mặt giáo dục, mô tả được một cách chi tiết, tỉ mỉ hơn những suy nghĩ sáng tạo, những thành công cùng thất bại của người hiệu trưởng cũng những giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập , lao động…

Nhìn lại toàn bộ sự cống hiến của V. O. Sukhomlynsky, chúng ta thật không thể hình dung nổi vì sao một con người thương tật như vậy mà có một sức làm việc phi thường đến thế. Dạy học, lãnh đạo trường, đi thuyết trình về kinh nghiệm giáo dục ở nhiều nước, ông vẫn dành ra thời gian và sức lực để viết gần 20 tác phẩm lớn về giáo dục được dịch ra 15 thứ tiếng. Những tư tưởng giáo dục của ông sẽ vẫn mãi còn giá trị cho sự nghiệp giáo dục của con người hôm nay và mai sau.


TRÁI TIM TÔI HIẾN DÂNG CHO TRẺ

" Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ" có một nôi dung hết sức phong phú mà bao quát được đầy đủ trong một lời giới thiệu mươi mười lăm trang. Chúng tôi chỉ xin bạn đọc lưu ý mấy điểm sau mà chúng tôi cho như là tư tưởng quan điểm sư phạm quán xuyến của tác giả trong cả cuốn sách:

1. Giáo dục, dạy học trước hết là sự giao tiếp tâm hồn.Nếu không có sự giao tiếp tâm hồn thường xuyên giữa thầy giáo và học sinh, nếu không có sự thâm nhập vào thế giời tư tưởng, tình cảm, rung động của nhau thì không thể nào có được năng lực cảm xúc, yếu tố cốt tử của năng lực sư phạm. Sự cảm nhận thế giới tâm hồn của từng đứa trẻ là năng lực dành cho từng em sự quan tâm và sức lực tâm hồn xiết bao cần thiết để từng em thấy mình không bị bỏ quên và những nỗi đau khổ, bực dọc, thiệt thòi của mình được chia sẻ. Sự nhảy cảm về tâm hồn là một phẩm chất không thể chỉ nhờ dạy học không thôi mà có được. Cơ sở cả tính nhạy cảm với con người của nhà sư phạm là trình độ chung về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và xúc cảm trong sự thống nhất của chúng, mà sự thống nhất này chỉ có thể đạt được nhờ trình độ học vấn và kinh nghiệm xã hội của những quan hệ đạo đức trong tập thể. Người thầy giáo cần thấu hiểu và cảm nhận rằng lưng tâm của mình phải trả lời về số phận của từng đứa trẻ, rằng trí tuệ, thế chất, hạnh phúc của con người mà nhà trường đang giáo dục phụ thuộc ở trình độ phát triển của tâm hồn và sự phong phú về tư tưởng của mình.

Không nên nói với trẻ về lòng yêu thương của mình mà cần thể hiện tình cảm đó trong sự quan tâm chăm sóc đến trẻ ở mọi nơi, mọi lúc, trong công việc. V. O. Sukhomlynsky thích thú trích dẫn lời nói tuyệt diệu của L. Tolxtôi: " Nếu người thầy giáo chỉ yêu công việc thì anh ta là người thầy giáo tốt. Nếu người thầy giáo chỉ có lòng yêu thương học sinh như người cha, người mẹ, thì anh ta sẽ tốt hơn người thầy giáo đọc hết tất cả các sách nhưng không yêu công việc và không yêu học sinh. Nêu người thầy giáo kết hợp được trong bản thân mình lòng yêu mến công việc và tình yêu thương học sinh thì anh ta là người thầy giáo hoàn hảo"....

V. O. Sukhomlynsky kết luận : "Muốn trở thành người thầy giáo chân chính của trẻ thì phải hiến dâng trái tim cho trẻ" . Dạy trẻ, phải hiểu trẻ, yêu thương trẻ, tôn trọng trẻ, phải " trở lại thành trẻ ở một mức độ nào đó". Được như vậy, việc tiếp xúc thường xuyên với trẻ không còn là một trách nhiệm mà trở thành một nhu cầu của tâm hồn. Nhu cầu này là một tài năng rực rỡ, tuyệt vời - tài năng của lòng nhân ái. Người nào có nó sẽ trở thành một nhà giáo dục tuyệt vời và sẽ tìm thấy hạnh phúc trong lao động của mình.


2. Người thầy giáo phụ trách cái mỏng manh nhất, tinh vi nhất, nhạy cảm nhất trong tự nhiên: bộ óc của trẻ. Khi nghĩ về bộ óc trẻ thơ xin hãy hình dung một bông hồng mảnh mai trên đó có một giọt sương long lanh. Phải xiết bao thận trọng và nhẹ nhàng để ngắt được bông hoa mà không làm ơi mát giọt sương. Người thầy giáo cấp I cũng cần có sự thận trọng đó từng giây từng phút vì thấy động đến cái mỏng manh và tinh vi nhất trong tự nhiên - cái chất biết tư duy của một cơ thể đang phát triển.

V. O. Sukhomlynsky đã viết những trang mang tính chất ước đoán khao học tài tình để phân tích đặc điểm cửa tư duy trẻ em, để mô tả hoạt dộng của những nở-ron thân kinh mỏng manh, để chứng minh vai trò của xúc cảm trong lĩnh hội và ghi nhớ. Trẻ em suy nghĩ bằng hình ảnh. Bộ óc của trẻ chỉ có thể hoạt động được bình thường với điều kiện đối tượng được tri giác và thấy hiểu là hình ảnh của tư duy- chỉ có thể xảy ra khi trước mắt trẻ là một hình ảnh trực quan, thực tại hoặc một hình ảnh được xây dựng bằng ngôn ngữ rõ nét đến mức dường như trẻ thực sự nhìn thấy, nghe thấy, người thấy diều người ta đang kể với em.

Đặc điểm đó của trẻ đời hỏi việc giáo dục trí tuệ cho trẻ phải diễn ra ngay ở ngọn nguồn của tư duy và ngôn ngữ, giữa thiên nhiên. Phải làm sao trước khi mở sách, ghép vần để học từ đầu tiên, trẻ đã đọc những trang của sách kì diệu nhất trên đời; quyển sách của thiên nhiên. Chính vì vậy mà với thầy giáo Sukhomlynsky, phần lớn hoạt dộng của trẻ diễn ra trong thiên nhiên
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Người thầy thời số hóa

    24/11/2014TS. Hồ Thiện HùngThời đại số hóa đang đặt ra những thử thách to lớn cho nghề làm thầy...
  • Bài hát Người Thầy

    19/11/2014Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt...
  • Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi

    19/11/2014GS.NGND Trần Thanh ĐạmĐó là cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu... nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi....
  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Vinh quang người thầy

    20/11/2009Bây giờ tóc đã hoa râm
    Vẫn lên bục giảng như năm tháng nào
    Đứng lên ở những tầm cao
    Trái tim hóa đuốc, ánh sao giữa trời...
  • Người thầy với việc giúp học sinh sửa chữa sai sót

    18/11/2009Ông đồ SơnQuá trình giáo dục, về một phương diện nào đó là quá trình bồi đắp dần cái hay và quá trình uốn nắn chỗ lệch lạc.
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”

    18/11/2003Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ