“Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

09:05 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Mười Một, 2005

Ngủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc.

Tiểu Linh, 20 tuổi, sinh viên Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam, cho biết: “Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu Internet”.

Theo khảo sát gần đây của tờ Thanh niên nhật báo, Internet đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân thành thị Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ. Những người thường xuyên vào Internet và là thành viên của một câu lạc bộ, diễn đàn hoặc trò chơi...trên mạng bắt đầu được gọi là “Công dân Internet” (Netizen).

Internet bắt đầu bùng nổ ở Trung Quốc từ năm 1995 khi quán cà phê Internet xuất hiện lần đầu ở Bắc Kinh. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nước có số người sử dụng Internet lớn thứ 2 thế giới.

Theo thống kê của Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc vào tháng 7/2005, tổng số người sử dụng Internet ở nước này đã lên tới 103 triệu người.

Trong một báo cáo gần đây về ảnh hưởng của Internet ở Trung Quốc, Quốc Lương - Nhà nghiên cứu xã hội ở Học viện Khoa học xã hội - cho biết có sự khác nhau lớn giữa người sử dụng Internet ở Trung Quốc và các nước phương Tây.

Theo ông Quốc, Internet có vai trò chủ yếu như một con tàu thông tin tốc hành ở các nước phương Tây. Công dân ở những nước này dùng Internet chủ yếu để tìm kiếm thông tin, gửi hoặc nhận thư điện tử. Tuy nhiên, ông Quốc cho rằng người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng Internet cho việc giải trí.

Bản báo cáo của ông Quốc công bố hồi tháng 7 bắt đầu khiến nhiều người phải suy nghĩ. Theo ông Quốc, khoảng 62,2% “công dân Internet” thường xuyên chơi game trên mạng, 56,5% tải nhạc và 53,5% tải các thông tin liên quan đến giải trí từ Internet.

Chính vì sử dụng Internet chủ yếu phục vụ cho giải trí nên ngày càng có nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc mắc căn bệnh “nghiện Internet”. Gần đây, Minh, 17 tuổi, được bố mẹ đưa vào Bệnh viện Quân sự Bắc Kinh để điều trị căn bệnh mà hầu hết bạn bè cậu đều mắc là nghiện chơi game hoặc tán gẫu trên mạng khiến việc học hành, sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Minh tâm sự: “Tôi không biết phải làm cách nào để ngừng chơi trong 4 năm qua. Tôi thường cãi nhau với bố mẹ”. Bệnh viện cho biết có thể chữa khỏi 80% căn bệnh “nghiện Internet”, nhưng chi phí 1 ngày điều trị chiếm khoảng 1/4 lương tháng trung bình của một công chức ở Bắc Kinh.

Theo các bác sĩ, “nghiện Internet” là căn bệnh nghiêm trọng cần được chữa trị ngay để không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Một quan toà ở Bắc Kinh cho biết, 90% tội phạm vị thành niên ở thành phố này có liên quan đến Internet.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ