"Con người khắc khoải vắng bóng dần trong văn học"

08:48 SA @ Chủ Nhật - 01 Tháng Sáu, 2008

Âm thầm viết, âm thầm dịch sách, thậm chí âm thầm mở một trang web văn chương, tiểu luận - nhà văn, dịch giả Mai Sơn đến nay đã có 8 đầu sách (truyện ngắn, biên soạn, dịch thuật), trong đó đáng chú ý là cuốn "101 triết gia" và tập truyện "Hư cấu"...

Vì sao anh chọn sách triết để dịch, đặc biệt là tác phẩm của một số triết gia Anh?

- Với niềm đam mê triết được nhen nhóm từ nhỏ, tôi đọc và cố gắng dịch trong khả năng của mình để tự mở mang đầu óc. Hình như "lẽ sống" của trí tuệ là nó phải không ngừng mở rộng kích thước, là để không trở lại với kích thước của ngày hôm qua. Và để chia sẻ với bạn đọc.

Tôi chỉ mới dịch một tác phẩm của George Berkeley (sắp xuất bản) và chuẩn bị dịch một tác phẩm khác của David Hume; nhưng có thể nói triết học Anh quyến rũ vì, không bay bướm như triết học Ấn Độ hay triết học Đức, nó có vẻ muốn "gây sốc". Hơn nữa và chủ yếu vì tiếng Anh là công cụ khả dĩ của tôi, nó giúp tôi được dịch thẳng vào văn bản, mặc dù tiếng Anh của George Berkeley là thứ tiếng Anh cổ, rất khó đọc.

Như anh từng nói, dịch là để lấp lỗ hổng triết học. Cụ thể, công việc lấp lỗ hổng ấy như thế nào?

- Với việc dịch, chúng ta hiểu một văn bản sâu sắc hơn việc đọc bình thường gấp mấy lần. Tôi nghĩ, triết học cho chúng ta cách suy nghĩ phổ quát của nhân loại để lý giải cuộc sống, hay nếu không lý giải được mà cứ khắc khoải thì niềm khắc khoải đó cũng hướng thượng như một câu nói của Saint Augustine: "Lòng tôi cứ khắc khoải không yên cho đến khi được yên nghỉ trong tay Thượng đế".

Con người khắc khoải là đang tồn tại. Đó là lối mở của văn chương và phải chăng là điều mà văn học ta đang thiếu?

- Con người khắc khoải vắng bóng dần trong thời buổi bận rộn này. Nếu một vài người nào đó đang khắc khoải suy tư một cách tự nhiên như thánh Augustine thì hoặc là họ bị trời đày ải hoặc họ cố chống lại những dòng chảy xiết của cuộc sống mà bản chất của nó là tha hoá chúng ta, lôi chúng ta cùng lúc ra biển lớn, mặc những bộ đồng phục thật đẹp để dự đại hội. Nhà văn, chắc cũng cùng chung số phận trời đày, thường bị điếc không nghe được tiếng ầm ầm duyệt binh, trái lại rất thính nhạy trước những "hơi thở nhẹ" (Ivan Bunin), hoặc sự nhẹ nhàng không thể chịu nổi của kiếp sống ("The unbearable lightness of being" của Milan Kundera).

Nếu không có một nền triết học bình thường, thì con người sẽ tư duy theo lối nào? Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản sẽ đi đến đâu?

- Cứ nói cô đọng, thì theo tôi đã lâu rồi chúng ta không có một sinh hoạt triết học theo dạng bình thường nhất, từ trong trường trung học đến xã hội, từ đó mà chúng ta thiếu hẳn tư duy theo lối minh triết, thiếu phản biện, vội vàng khái quát hoá hiện thực, nhất là hiện thực tinh thần (trong khi từ thời trung cổ đã có triết gia phủ nhận những ý niệm phổ quát), thiếu sự hoài nghi có tính khoa học và triết học, tình trạng độc quyền chân lý, sự phân định ranh giới đúng-sai, phải-trái quá thô bạo, không lắng nhìn lắng nghe sự vận động, biến chuyển của cuộc sống, tình trạng xuyên tạc, thực dụng hoá, giáo điều hoá các luận điểm triết học.

(Ví dụ tiêu biểu là luận điểm của Hegel: "Cái gì hợp lý tính thì hiện thực, cái gì là hiện thực thì hợp lý tính". Theo Bùi Văn Nam Sơn, đây là luận điểm mang tính triết học liên quan đến toàn bộ "vũ trụ" (tinh thần lẫn tự nhiên) chứ không phải là luận điểm chính trị nhất thời).

Tuy nhiên, bất chấp những điều đó, khuynh hướng ngước nhìn "bầu trời đầy sao trên đầu tôi" để truy vấn cái tuyệt đối vẫn không dễ gì nguội lạnh trong con người trí tuệ VN. Một bằng chứng sống động cho khuynh hướng vĩnh cửu đó là cuộc song thoại của nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard trong cuốn sách "Vũ trụ trong lòng bàn tay".

Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đến chỗ thiếu khám phá, thiếu chiều sâu tư tưởng. Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tài năng. Những ngoại lệ đây đó trên thế giới chỉ xác nhận thêm quy luật: Nền văn học Châu Âu luôn có những tài năng vĩ đại vì nó đứng trên những nền tảng vững chắc: Truyền thống triết học Hy Lạp, triết học Kitô giáo, triết học kinh viện, triết học Đức, Anh, Pháp... Có thể có một bài thơ của Hoelderlin "mặc khải" cho Heidegger về chân lý; nhưng nên nhớ Hoelderlin cũng là một triết gia, nhưng là một triết gia bị đóng đinh trên cây thập tự của thi ca.

Xin cảm ơn anh.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Nguyễn Hiến Lê, người trí thức chân chính

    29/09/2013Nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong con mắt của những người đồng thời và của lớp hậu sinh thường được nhìn nhận như là một học giả có sự nghiệp trứ tác đáng nể về đủ mọi phương diện khảo cứu, biên soạn, dịch thuật với 122 tác phẩm để đời mà hầu như tác phẩm nào cũng có một giá trị riêng biệt đáng được nhắc nhỏ, mà ít ai nhấn mạnh đầy đủ đến khía cạnh ông là một trí thức chân chính thể hiện ở thái độ yêu nước thương dân chân thành,lúc nào cũng bận bịu việc đời, trăn trở với những nỗi thăng trầm của dân tộc cũng như về những vấn nạn của thế giới mà số phận của dân tộc không thể tách rời...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Dịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'

    28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
  • Dịch giả Trần Hữu Kham viết cổ tích đời mình

    28/07/2007Mỹ LệDiễn tả hai bước ngoặt đời mình, anh dẫn lời đứa cháu: Một, khi anh mới bị mù - như chạm vào tận cùng sự bất lực - "Cậu Kham sao giống con heo quá! Suốt ngày cứ ăn rồi ngủ". Một, khi anh lấy vợ - lại ở trạng thái ngược lại - "Cậu Kham mà cũng lấy vợ hả? Sao giống chuyện cổ tích vậy?"...
  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • “Mềm hóa” triết học

    13/07/2006N.LCông ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam cùng Nxb Văn học vừa cho ra mắt bộ sách Danh tác triết học,gồm một số tác phẩm của Nietzsche, Schopenhaue... nhưng thay vì những tuyển tập dày cộp, lại là những cuốn mỏng, bìa mềm, dễ đọc, dễ biểu vớivăn phong lưu loát, chỉn chu. Thể thao & Văn hóatrao đổi với ông Nguyễn Nhật Anh (Giám đốc Công ty)...
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Kế hoạch 500 cuốn sách

    22/08/2005Ngô Tự LậpCó một việc vô cùng quan trọng mà theo tôi chúng ta cần phải và có thể làm ngay, đó là tạo điều kiện để người Việt tiếp cận với những tác phẩm quan trọng nhất của nhân loại...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Đi tìm danh sách "best seller"

    05/07/2005Để tìm hiểu thị hiếu của bạn đọc hôm nay, chúng tôi đã dựa trên những thống kê về các đầu sách bán chạy của các nhà xuất bản và các cơ quan tương ứng ở TP. HCM để có một cái nhìn tương đối về thị hiếu sách của bạn đọc tại thành phố này...
  • xem toàn bộ