Con cháu chúng ta đang rất thiệt thòi…

05:57 CH @ Chủ Nhật - 02 Tháng Hai, 2014

Cảm nhận của nhà văn, nhà văn hóa Băng Sơn – tác giả của rất nhiều cuốn sách viết về văn hóa, tục lệ ngày Tết, một người sống rất lâu năm ở Hà Nội sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi rất nhiều của Tết xưa và Tết nay. Nhiều điều đã mất đi mà không phải ai cũng nhận ra được…

Tết đã thay đổi nhiều lắm, nhất là Tết ở thành phố. Chuyện 30 Tết mới có tiền để sắm những vật dụng cần thiết đã ít đi rất nhiều. Trước đây, chuyện 30 Tết mới có chút tiền mua con gà, cân thịt… là phổ biến. Ngày nay, đời sống đã khá giả rất nhiều, người ta chỉ sắm Tết trong vài giờ mà không vất vả như ngày xưa: đi siêu thị, thậm chí chỉ ngồi nhà cũng có thể sắm Tết.

Nhớ lại Tết xưa, để có nồi bánh chưng sao mà vất vả thế, từ chuyện đi mua lá dong, gạo, thịt, đến rửa lá , nhặt gạo, đỗ…cứ là chuẩn bị hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Những cảnh ngồi rửa lá dưới trời rét căn căm, nhặt từng hạt sạn từ đỗ, gạo, đôi tay đỏ ửng vì giá rét…chắc nhiều bạn trẻ không hình dung ra. Điều buồn nhất là công đoạn gói bánh này gần như không được duy trì tại các gia đình… Người ta chỉ cần có tiền là có bánh ngay. Cái đó có thể thuận tiện thật nhưng họ không biết rằng, mình mất đi một nét văn hóa dân tộc. Không còn cái tất bật, rộn ràng của cái sự chuẩn bị Tết. Con không còn được nhìn hình ảnh người mẹ chiều 26-27 Tết lần dở thùng gạo, sàng sảy, chọn những hạt gạo ngon để gói bánh…Tất cả những điều đó làm cho tình cảm con người gắn bó với nhau nhiều hơn. Đó là hình ảnh đầm ấm, quây quần của gia đình. Nó mang lại niềm vui thiêng liêng về tình cảm máu mủ, ruột thịt. Một niềm vui khác cũng mất đi, đó là đêm ngồi trông nồi bánh chưng. Dưới ánh lửa bếp tình cảm con người như gần nhau hơn…Một số phong tục nữa cũng dần mai một như phong tục tảo mộ, chuyện xông đất, mâm cơm ngày Tết, lễ chùa…

- Thưa nhà văn, dưới góc nhìn văn hóa, ông lý giải như thế nào về sự mai một này?

Có lẽ do cuộc sống tất bật quá, nhịp sống cứ trôi theo dòng chảy không ngừng, con người không còn thời gian mà suy nghĩ, và hoài niệm cái gọi là xa xưa. Tết Việt Nam là Tết sum họp gia đình, ăn Tết với những người thân, thăm hỏi cha mẹ, ông bà, cô chú, nhưng giờ điều này đã phai nhạt rất nhiều. Ngày nay, người ta sống thực dụng hơn. Có người cho rằng, chỉ cần gửi một chút tiền cho người thân là xong …Tôi biết, có nhiều người có tiền cứ mỗi dịp Tết lại rủ nhau đi nước ngoài mà không phải là đi về quê hương thăm hỏi bà con làng mạc. Tình máu mũ đã bị xem nhẹ, mà người ta đề cao niềm vui cá nhân. Rõ ràng những người đó đã nhẹ tinh thần dân tộc, họ hàng, gia đình… Đó chẳng là điều mất hay sao? Rồi lố bịch thay, nhiều người ăn Tết bằng pizza, bánh Tây Tàu mà quên đi những món ăn truyền thống như bánh chưng xanh , thịt mỡ dưa hành hay miếng mứt ngọt ngào làm từ hương liệu quê hương…

- Thưa nhà văn, đằng sau sự mai một hiển hiện rõ mà rất nhiều nhà văn hóa đã lên tiếng cảnh báo, cái mà chúng ta sẽ mất lớn nhất là gì?

Đó chính là mất đi nét văn hóa cổ truyền, bản sắc dân tộc. Nghĩa là chúng ta đang đánh mất chính mình. Cái mất ở đây không thể đánh giá bằng tiền cụ thể. Con cháu chúng ta đang rất thiệt thòi vì không được sống trong bầu không khí thấm đẫm bản sắc văn hóa, cội nguồn dân tộc. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì chính những bản sắc mới tạo nên con người Việt Nam.

- Một điều nữa mà nhiều người thấy rõ, đó là sự biến tướng của nhiều tập tục Tết xưa. Nếu như Tết xưa, việc lễ Tết cha mẹ, thầy cô thể hiện sự biết ơn, kính trọng bậc sinh thành, người trên…thì lễ Tết nay bị người ta lạm dụng thành việc biếu xén, hối lộ…Ông nghĩ sao về điều này?

Đúng vậy, điều này ngày càng bị lạm dụng đến mức làm tha hóa con người. Mừng tuổi đôi khi bị biến tướng thành sự hối lộ ngầm. Nó là mặt trái của thị trường. Rõ ràng, với một số người mới giàu xổi, đời sống vật chất đang đi lên nhưng đời sống tinh thần lại nghèo đi. Họ không phân biệt được rằng, cái mới và cái hay khác nhau, cái cũ và cái tốt khác nhau. Có những thứ mới chưa chắc đã hay, nhưng có những cái cũ nhưng không xấu. Ngày nay, chúng ta đang lo về bản sắc. Chúng ta luôn kêu gọi phải giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc nhưng giữ gìn được đến đâu thì còn khó lắm. Điều này phải trông chờ vào sự giáo dục của chính mỗi gia đình.

- Xin cảm ơn nhà văn!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Cảm nghĩ thời đại lúc vào xuân

    29/03/2007Nguyễn Khắc MaiTôi không thể không làm một việc cần thiết: gửi một lời chúc xuân tới quý bạn đọc, những tri kỷ của mình. Thật may mắn, tôi đã tìm được lời chúc xuân rất có ý nghĩa trong một bài thơ của Ngô Thì Nhậm "Nhập Xuân đa giai thụy" (Vào xuân với nhiều điều Đẹp giai, Lành - thụy).
  • Mùa xuân mới lại về

    01/03/2007Vũ Hoàng TiếnTôi đi và cứ nghĩ miên man như thế, mưa xuân phủ một lớp mỏng lên mái tóc và chiếc áo choàng… Có hạt mưa xuân nào chui vào cổ áo – rùng mình, người tôi mát lạnh, tim tôi rung lên, đập nhịp: Mùa xuân ơi, Mùa xuân đã về!
  • Mùa xuân là cả một mùa xanh

    26/02/2007Nhà Phê bình VH Phạm Xuân NguyênĐối với Nguyễn Bính, nhà thơ yêu mến của bao người dân Việt, trong muôn lý do của con tim để yêu, có một lý do cứ mỗi độ xuân về nhìn ra quan cảnh đất trời đổi sắc, người người dọn mình để thương nhớ chờ mong trong niềm vui đón chào một năm mới ai trong chúng ta mà chẳng có lần thốt lên như nhà thơ:

    Mùa xuân là cả một mùa xanh

  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Xuân Hà thành

    07/02/2007Nguyễn Mạnh CườngPhải nặng tình lắm mới nhận ra chỉ trong thời khắc ngắn ngủi xuân về lạnh giá. Hà thành mới phát lộ đủ đầy sự cổ kính và cô tịch. Phố phường trầm tư, cửa đóng then cài, những ô cửa im lặng. Hàng sấu già trên đường Trần Phú trong những chiếc lá vàng cuối mùa, thênh thang. Ô Quan Chưởng trầm tịch, bước chân bỗng ngập ngùng như chờ đợi điều gì mông lung. Lúc ấy nhận ra Hà thành vào xuân như cô gái lẳng lặng duyên thầm.
  • Hoa xuân

    07/02/2007Trần ĐìnhKhoảnh khắc khi xuân đến, đắm mình trong phiên chợ hoa xuân, giữa những khuôn mặt náo nức tràn trề hạnh phúc. Hãy chọn đi, chọn cho gia đình, cho người thân yêu một nhành hoa. Cò thể là cành đào mang hơi thở mùa xuân, một nhành mai tinh khiết, một đóa hoa hồng cho tình yêu bất diệt, hay một bình gốm vỗ về mềm vui xuân...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ