Có phải một sự sai lầm

05:37 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Giêng, 2007

Thói hư, tật xấu bao giờ cũng là kẻ thù của sự tiếnbộ và phát triển.Cái tốt đẹp và xấu xa cao cả và thấp hèn, thiện và ác... giống như cặp song sinh luôn đồng hành cùng cuộcsống con người.

Mấy ngàn năm dựngvà giữ nước, nhiều đức tính quý báu của người Việt Nam được tôi luyện, khẳng định và trở thành truyền thốngtuôn chảy từ thế hệ này qua thế hệ khác.Đó là sức mạnh nội lực của dântộc, là niềm tự hào chính đáng màmỗi người dân đất Việt phải biết gìn giữ, giương cao.

Nhưngsẽ chỉlà “ở nhà nhất mẹ nhì con" nếu chúng ta không biết và không dám nhìn vào cái nửatối của mình.

NgườiViệtNam vốncoi trọng thể diện nên nảysinh ra tâm lý ngạinói đến những điểm yếu.Họ nghĩ"tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, rồi có gì thì "đóng cửa bảo nhau”, đừng “vạcháo cho người xem lưng" mà “xấu chàng hổ ai”. Tínhái ngại này nếu gặplòng tự phụ thái quásẽ biến cái cần che đậy thành những điều cấm kỵ. Thói hư, tật xấu không được điều trị kịp thờisẽ thành căn bệnh mãn tínhdi căn từ đời này sang đờikhác, trong khi đó cácloại bệnh mới cứ tiếp tục nảy sinh.

Các nhược điểm trong tâm lý, tính cách và lốisống của dân tộclà một lực cảnvô hình rất lớn. Cần phải thẳng thắn nhìn lại chính ta, đánh thức khả năng phản tỉnh tiềm tàng trongmỗi con người. Người xưa chẳng từng dạy "biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng"đó sao.

Tự nhận thức cái xấu, tự phê phánkhông phải là nhạo báng, hạ thấp nhân cách, mà là bước đầu của quá trìnhvượt lên chính mình, vươn với sự hoàn thiện.Đây chẳng phảiviệc gì mới lạ. Các nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, TrungQuốc.. đều có những cuốn sáchnói về con người “xấu xí, kỳ cục, ghê tởm” củahọ. Đó là một tháiđộ khôn ngoan.

Là dân tộccó tính cách mềmdẻo, dễ thích ứng với hoàn cảnh, người Việt Nam bao đời nay đã biết lấy tiếng cười để tự chế giễuthói xấu của bản thân, của cộng đồng. Trongkho tàng văn họccổ truyềnkhông thiếu những lời thơ, những áng văn tràolộng có ý nghĩa tự phán cao. Thời cậnđại, PhanBộiChâu, Nguyễn VănVĩnh ...là những người đã viết sách để tự chỉ trích mình.

Tinh thần tự phán được thể hiện đặc biệt sâu sắc trong tư tưởngHồChíMinh. Ngườiluôn đề cao tinh thần phê bìnhvà tự phê bình trong toàn Đảng, toàn dân như một trong biện pháp sửa mình, xây dựng đạo đức người cách mạng.

Từsố 2/2006, Người đọc sách mở chuyên mục mới: “Nhìn lại ta". Chúng tôihy vọng, đây là nơi traođổi những ý kiến, tâm huyết, kiếngiải về góc khuất của con người, góp một tiếngcó vũ sự phản tỉnh trongmỗi con người. Mở đầu chuyên mục xingiới thiệu một câu chuyện của TS Vũ Gia Hiền.

Thời gian chẳng hẹn ai, mà cũng chẳng có ai giữ được thời gian,nó đến và đi vô tình, vội vã. Trong sự vô tình của thời gian, có những người hữu ýlàm một việc gì đó để lại cho đời, có những người sống vội vã, sợ thời gian không còn, có người phải vất vả sửa chữa một sai lầm, có người trốn chạy sợ ban mai đến. Thời gian chỉ có một, thế mà con người có nhiều tâm tư quá. Có người thời gian là ngàn năm, là muôn thuở và cũng có người bị chìm khuất bởi thời gian.

Thời gian với một con người là một cuộc đời, cứ lấy gang tay mà đo để thấy cuộc đời dài ngắn ra sao mà có thái độ với đời. Có khó quá chăng? Bởi lẽ người ta cũng có thể phạm sai lầm vào phút chót!

Tôi biết ông từ cách đây 20 năm, một con người sống đạo đức, ăn chay, tu thiền. Mỗi lần khó khăn do rối nhiễu tâm trí là tôi tìm đến ông như một chỗ dựa tinh thần, ông nói cho tôi biết sự vô ngã, nói cho tôi biết phải sống thuận hòa với thiên nhiên, với conngười... Từ những ngày ấy tôi thực sự khâm phục triết lý cao siêu về vô thức và vô sở cầu mà qua sự hướng dẫn của ông tôi ngộ ra được nhiều điều. Khi đó nhà ông ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 30km trong một khu vườn khá rộng với người vợ hiền lành hay lo xa, còn các con ông ở Thành phố Hồ Chí Minh trong một căn nhà cấp4 có diện tích khá rộng. ít lâu sau, ông bán toàn bộ khu vườn để về thành phố, ông xây sửa lại căn nhà khang trang và để lại một ít tiền dưỡng già. Khi xây nhà ông đã tính đến việc phân chia cho các con như thế nào cho hợp lý, để các con không bất hòa khi ông bà qua đời. Một sự tính toán khá chu toàn. Thế mà gần đây, không hiểu nghĩ thế nào, ông đã quyết định làm hợp đồng để lại toàn bộ căn nhà cho một người con đứng tên, trong khi những người con khác không có. Và điều không tránh khỏi, sự bất hòa sâu sắc đã xảy ra trong gia đình ông.

Ở tuổi 85, hơn nửa thời gian cuộc đời, ông tu thiền, ăn chay, đến nay tưởng là toàn vẹn, ấy thế mà để lại cho con cháu sự bất hòa và ông trở nên bất an.Thăm ông vào dịp Tết Bính Tuất, ra về tôi cứ bâng khuâng về một con người, một hiện tượng tâm lý xã hội.

Từ góc độ nhà tâm lý, tôi không thể không xem đó là một hiện tượng tâm lý cần được phân tích và xem xét dưới góc độ tâm lý học.

Tôi kể ra câu chuyện có thật trên để phân tích về chuẩn hành vi xã hội mà đôi khi chúng ta không tự xác lập được.

Tâm lý con người không đồng nhất theo thời gian. Nó bị biến động do tác động bên ngoài (ngoại cảnh, hoàn cảnh) và chính cá nhân chịu sự biến động bên trong do tâm - sinh lý gây ra. Lúc cơ thể khỏe mạnh, tâm trí ít bị biến động, người ta xử lý mọi vấn đề chính xác. Khi về già, hoặc khi sức khỏe bất an, hoặc tâm trí bấn loạn, người ta dễ xử lý sai mọi vấn đề. Nếu ta hiểu đúng về quy luật tâm lý thì việc giải quyết một vấn đề hoặc biến động tư tưởng là việc tất yếu của con người và có hướng khắc phục. Tuy nhiên, có những sai lầm khó mà sửa chữa, nhất là ở tuổi mãn phần thì khó có thể làm lại. Trong khi xã hội đánh giá đời người người ta thường là vào lúc chết, chết thế nào, trước khi chết ra sao, mà ở đời những việc làm không tốt người ta nhở lâu hơn những việc làm tốt,cũng chính vì tâm lý nhìn vào cái xấu nhiều hơn nhìn vào cái tốt nên có một việc gì xấu xuất hiện, báo chí cả trăm tờ đưa tin.

Câu chuyện của ông bạn tôi xuất phát từ tâm lý của người tu thiền. Theo suy nghĩ của ông, mọi người cũng "vô ngã" như ông, nêndễ dãi để giấy tờ nhà cho một người con đứng tên. Song, người con của ông đâu có tu thiền, nên khi một người được đứng tên lập tức cho rằng đó là tài sản của mình và lòng tham xuất hiện, muốn chiếm hữu toàn bộ mà quên đi đạo lý "giọt máu đào hơn ao nước lã". Những người còn lại không có tên trong phân chia tài sản, kể cả chỗ đang ở duy nhất thì làm sao chịu nổi, và tất yếu phải đi đến pháp lý, "vạch áo cho người xem lưng". Kết cục sự phản hồi quay đến người cha, lúc này ông đã cao tuổi, không còn sáng suốt, mỗi lúc tỉnh táo ông chỉ còn thở dài, "chuyện đời không như chuyện tu”. Qua đó cho chúng ta cách nhìn về chuẩn bền vững thì nhất thiết phải là chuẩn công bằng. Nếu người cha trong di chúc chia tài sản đáp ứng mọi mong muốn của các con thì có nghĩa khi qua đời ông còn đủ các con, còn nếu sự phân chia không công bằng thì ông sẽ mất một số người con, ít nhất từ góc độ tinh thần sẽ có đứa con nào đó oán trách ông. Nếu ông không viết di chúc chia tài sản, cứ để sau này các con ông đương nhiên sẽ chia tài sản theo luật thừa kế, mọi sự có lẽ phải là luật pháp. Như vậy, đời người có hai loại chuẩn, đó là chuẩn tình cảm và chuẩn luật pháp. Chuẩn tình cảm mà thiên lệch tức là mất chuẩn, chuẩn luật pháp không rõ ràng là chuẩn mơ hồ, trốn tránh luật pháp là lệch chuẩn.

Khi xử lý vấn đề của cuộc sống, tùy hoàn cảnh mà vận dụng. Như người cha được kể trong bài viết này đã lệch chuẩn về công bằng mà gây ra bất hòa, để lại góc cửa sổ thiếu ánh sáng trong nắng ấm bình minh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Hội chứng” con tiều

    26/05/2019Kỳ SơnTôi chỉ thấy ở xứ ta, có không ít người mắc bệnh... "hội chứng". Chẳng hạn như trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Gần đây, người ta rộ lên "hội chứng" hậu hiện đại, "hội chứng" hình thức, "hội chứng" tân kỳ...
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Cần nghĩ đến một cuộc tự vấn

    08/12/2006Nhà văn Nguyên NgọcMột con người cũng như một dân tộc, trên đường đi tới, cần biết thường xuyên tự nhìn lại mình, tự tìm hiểu chính xác chính mình, để cho cuộc đi tới được vững chắc...
  • Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

    15/10/2006Dương Trung QuốcKhông biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương...
  • Con người và tư tưởng thời bao cấp

    14/09/2006Vương Trí NhànMặt nghệt ra như mất sổ gạo.Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.Những câu ca dao tục ngữấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồiđược kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • xem toàn bộ