Có những tín hiệu từ nền văn minh ngoài trái đất?

08:37 SA @ Thứ Tư - 09 Tháng Sáu, 2010

Xem thêm:

- Phản vật chất là gì? Có hay không sự tồn tại của nó trong Thiên hà chúng ta?
- Làm sao để ghi được sự “nuốt nhau” của hạt và phản hạt trong vũ trụ?
- Có hay không sự tồn tại của các nền văn minh khác trong vũ trụ? Làm thế nào để nhận biết và liên lạc với họ?
- Đề án xây dựng cây đèn pha vũ trụ? Đó có phải là chuyện khoa học viễn tưởng?

Công trình sư của những con tàu và trạm vũ trụ, giáo sư – tiến sĩ, phi công vũ trụ Nga – Cônstantin Petrovich Feôctixtôv sẽ giãi bày với bạn đọc những điều lý thú đó qua phóng viên của báo Lao Động LB Nga.

PV: Thưa ông Cônstantin Petrovich, giải thích như thế nào về sự tồn tại của phản vật chất, điều mà ai cũng rõ là không thể hòa hợp với thế giới vật chất? Bởi chính khi tiếp xúc sẽ diễn ra sự hủy, sự “nuốt nhau” trong khoảnh khắc một phần triệu, thậm chí một phần tỷ giây đồng hồ?

- GS. TS. K. P. Feôctixtôv: - Đó không phải là bí ẩn duy nhất. Nhưng đầu tiên là việc đã phát hiện được ở một số vùng riêng lẻ của Thiên hà chúng ta sự có mặt của phản vật chất, hay chính xác hơn là pozitron. Xin nhớ lại: pozitron – đó cũng chính là điện tử, chỉ có điều là điện tích của nó không âm mà là dương. Khi các hạt và phản hạt cùng va đập sẽ xảy ra sự triệt tiêu nhau và nảy sinh một năng lượng lớn. Kết quả của sự hủy đó là điện tử và pozitron biến thành dòng gamma-lượng tử (các photon) có năng lượng 511 kilôvôn điện tử (KVĐ). Lần đầu tiên những tia đó được các thiết bị máy trên vệ tinh “Granat” ghi được. Phải chăng “tiếng vọng” của những quá trình hủy diệt không lồ đó đã đi tới được Trái đất chúng ta? Không thể có sự giải thích nào khác ở đây, bởi vì tia gamma ở vùng đã chỉ ra trên xuất hiện chỉ do kết quả của sự tác động tương hỗ của vật chất (các điện tử) và phản vật chất (các pozitron). Nguồn của các photon đã được gọi là “kẻ hủy diệt vĩ đại”. Về sau, dòng gamma có năng lượng gần 511 KVĐ xuất phát từ một số nguồn của Thiên hà đã được đài thiên văn – gamma quỹ đạo Compton của Mỹ (CGRO) ghi lại được.

- Tuy nhiên, các nhà bác học Nga nghiên cứu lĩnh vực này – trong số đó ở Viện Nghiên cứu thiên văn quốc gia mang tên P. K. Sternberge tiếp tục quyết liệt phủ nhận khả năng tồn tại của phản vật chất ở bất cứ đâu trong Thiên hà. Họ giải thích rằng sự ghi nhận các tia gamma có năng lượng 511 KVĐ có thể là sự nhầm lẫn của máy móc hoặc do sự trùng hợp khó hiểu nào đó của những tình huống. Cuốn “Từ điển bách khoa vật lý” rất có uy tín trong lĩnh vực khoa họ xuất bản năm 1983 cũng khẳng định “có bao nhiêu sự tích lũy được của phản vật chất trong Thiên hà hiện vẫn chưa được tìm ra”. Ông có bình luận gì?

- Sự thận trọng của các nhà khoa học nói chung là dễ hiểu. Trong khoa học tồn tại một nguyên tắc: không vội vàng đi tới kết luận, nhất là khi nói về một hiện tượng chưa được xếp vào những khái niệm quen thuộc. Nhưng mặt khác, tôi cũng không bác bỏ những kết quả của những quan sát lý thú nhất đã được nhận trên “Granate” và trên đài thiên văn gamma quỹ đạo Compton của Mỹ. Nó đã làm việc trên quỹ đạo gần trái đất từ năm 1991 đến hết 2000. Nhờ máy đo quang phổ nhấp nháy định hướng, trong khoảng thời gian dài đã ghi lại được bức xạ gamma có năng lượng 511 KVĐ. Một phần lớn các dòng này đi từ các phần trong mặt phẳng của Thiên hà. Vậy là, ở đó xuất hiện pozitron tương tác với điện tử.

- Vừa qua các đồng nghiệp của chúng tôi ở Ban biên tập đã gọi điện cho tiến sĩ Jaimson Kerfeess, người lãnh đạo bộ môn vật lý – thiên văn về các bức xạ - gamma vũ trụ của phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Washington. Ông ta đã tích cực tham gia việc hoàn thiện và phân tích các tư liệu nhận được nhờ máy đo quang phổ đặt ở đài thiên văn quỹ đạo Compton. Nhà bác học đã khẳng định sự ghi nhận bức xạ gamma có năng lượng 511 KVĐ. Ông kể rằng, đó là “tiếng vọng” của các quá trình tự hủy trong vùng sâu của Thiên hà mà các máy đó đã ghi lại được vào khoảng 1991 – 1995 và cả đầu năm 2000. Hơn thế, đã phát hiện ra ‘cái gì đó’, như thường nói, là không thể có – là quá trình tự tạo nghệ thuật: ném các pozitron đi trực giao với mặt phẳng Thiên hà (về việc này đã có thông báo tại cuộc hội thảo chuyên đề Compton vào năm 1997). Từ đó suy ra dù sao thì phản vật chất trong Thiên hà vẫn có. Thế nó từ đâu ra?

- Trước kia, hiện tượng này người ta chưa phát hiện ra, vì chưa có các đài thiên văn quỹ đạo. Chính nhờ những máy đo rất nhạy ở đài thiên văn gamma của Mỹ (tiếc là vào tháng 6/2000 nó đã rời khỏi quỹ đạo và rơi xuống đại dương) mà đã làm được không ít khám phá. Nếu những tín hiệu đã nhận được không phải là kết quả của những sai lầm nào đó (mà theo quan điểm của tôi là xác suất rất nhỏ, nhưng dẫu sao vẫn có thể) thì chứng tỏ tại một số vùng của Thiên hà có nguồn phát sinh ra phản vật chất đang hoạt động. Diễn ra các cuộc tranh luận: pozitron từ đâu ra? Các chuyên gia giả thiết một số phương án khả dĩ. Các phản hạt có thể xuất hiện, ví dụ như phân rã các nguyên tố phóng xạ được cấu thành trong quá trình phản ứng nhiệt hạch ở các ngôi sao siêu mới. Người ta còn nêu ra các nguyên nhân có thể khác: sự tạo lập các ngôi sao mới, sự nổ tung của các ngôi sao, sự thoát đi của vật chất khỏi những cái gọi là “hố đen” mà gần đó dòng lụt Thiên hà sôi lên…

Mỗi một phương án đều có sự “ủng hộ” và “phản đối” nhưng không có phương án nào trong đó có những chứng minh thuyết phục. Tôi muốn được đưa ra một giả thuyết để thảo luận. Nội dung của nó như sau: chủ thể Thiên hà, nơi xảy ra sự hủy của vật chất và phản vật chất, có phải là ngọn đèn pha độc đáo do nền văn minh ngoài trái đất tạo ra? Tức chính là ngọn đèn pha đang phải thu hút sự chú ý của các nền văn minh khác?

- Ông nghĩ là chúng ta không cô đơn trong vũ trụ?

- Có một xác suất rất lớn về sự tồn tại của các nền văn minh khác. Chỉ trong Thiên hà của chúng ta đã có gần 100 tỷ ngôi sao. Bao quanh đại đa số trong số đó có các hệ hành tinh. Có thể ở đâu đó đã có được những điều kiện để xuất hiện sự sống. Sao lại phải cho rằng ở đây Trái Đất là duy nhất?

- Để tìm những người anh em cùng trí tuệ phát đi những tín hiệu vào vùng sóng vô tuyến có đơn giản hay không?

- Để phát được những tín hiệu như thế, cần những thiết bị thu khổng lồ, kể cả những anten dài nhiều kilômét. Ngoài ra để nghe được mỗi một trong số 100 tỷ ngôi sao (dù chỉ trong Thiên hà chúng ta) có thể cần tới một thế kỷ, thậm chí hàng ngàn năm. Hơn nữa, không có sự đảm bảo rằng, các nền văn minh tồn tại hàng nghìn và hàng triệu năm.



Hãy xem: trên Trái Đất chúng ta đã diễn ra tất cả chỉ 100 năm từ thời mà con người đã học được cách giao tiếp qua không gian khi sử dụng bức xạ điện từ, tức là đã sáng chế ra telephone, sau đó là vô tuyến. Và cũng trong 100 năm đó đã chế tạo ra hàng nghìn bom nguyên tử và khinh khí đủ để có thể tiêu diệt sự sống trên hành tinh chúng ta nhiều lần. Chúng ta thấy rằng, những phương tiện kỹ thuật để hủy diệt lại phát triển nhanh hơn những khả năng tạo dựng lên, nhanh hơn sự giác ngộ và đạo đức xã hội. Không được loại trừ là ở một nơi nào đó nền văn minh sẽ bị diệt vong trước khi những tín hiệu từ những người láng giềng xa xôi tới được hành tinh ta.

Do vậy, cần tìm cái gì đó mới để tạo lập các cuộc tiếp xúc giữa các hành tinh. Ở đây có thể một phương án logic hoàn toàn được sử dụng: Một nền văn minh phát triển cao muốn liên lạc với các nền văn minh khác sẽ “thắp lên” một đèn pha trong Thiên hà. Nó sẽ bức xạ về mọi phía các photon với công suất cực lớn sao cho những người dân của các hành tinh khác có thể nhận được các tín hiệu đó. Thấy được “đèn pha”, “những người anh em cùng trí tuệ” sẽ gửi trảlời có chứa đựng các thông tin nhất định, và cả sự đồng ý tiếp xúc. Điều mong muốn là sao cho đèn pha làm việc trong vùng cuốn hút được mọi sự chú ý bằng sự khác thường của nó. Để làm được điều đó thì không gì tốt hơn là sự bức xạ xuất hiện ở nơi có sự hủy của điện tử và pozitron. Trên bất cứ một hành tinh nào mà người dân ở đó biết cách nhận được những tín hiệu trong vùng gamma, ngọn đèn pha có thể tạo ra được sự chú ý bởi vì phản vật chất vốn không có ở thế giới chúng ta, nghĩa là, nó có thể là từ nguồn nhân tạo.

- Nhưng có thể sự bức xạ bí ẩn đi tới lại không phải từ đèn pha Thiên hà mà ví như từ các động cơ hạt nhân của những con tàu vũ trụ bay từ một hành tinh khác?

- Tôi cũng đã phân tích tới khả năng đó. Khi gần nửa thế kỷ trước đây chúng ta đã bắt đầu làm việc với những vệ tinh và tàu vũ trụ thì hiển nhiên đã cho rằng nhân loại không bị giới hạn bằng những chuyến bay lên quỹ đạo hay tới các hành tinh khác của hệ Mặt Trời.

Lúc đầu tôi cho rằng, con người sớm hay muộn cũng sẽ bay tới các thế giới – hệ sao khác. Tuy nhiên về sau tôi đã cơ bản thay đổi ý kiến của mình. Các tính toán đã chỉ ra rằng những chuyến bay của con người trong vùng không gian Thiên hà của chúng ta là không thể được về nguyên tắc. Có 3 cản trở không khắc phục được: thời gian, sự bức xạ và năng lượng.

Giả sử chúng ta chế tạo được một con tàu liêu vì sao, có khả năng đạt tới vận tốc ánh sáng. Lúc đó, một chuyến bay của con người tới được tâm của Thiên hà rồi quay trở về mất 42 năm theo lịch của con tàu. Lúc này ở trái đất đã trải qua 100 ngàn năm. Người trái đất bay đi bây giờ trở về với thế giới hoàn toàn khác. Trước hết là sẽ không có ai đón tiếp họ. Có nghĩa là các nhà du hành vũ trụ của con tàu đó sẽ trở thành “người trời”. Họ sẽ không mang đến Trái Đất nguồn thông tin mà vào thời điểm họ trở về, gây nên dù chỉ một sự chú ý nào đó cho nhân loại nếu sẽ còn tồn tại.

Nhưng không ngoại trừ một dạng khác về du hành giữa các vì sao – dạng thông tin. Giá như chúng ta liên lạc được với các nền văn minh khác thì chúng ta đã nhận được những hiểu biết rất quý hiếm về họ và cả về vũ trụ.

- Thế kiểm chứng giả thuyết của ông như thế nào?

- Đã có kế hoạch phóng từ sân bay vũ trụ Baicơnua đài thiên văn vật lý Châu Âu tên là “Integral”. Trong dự án này nước Nga đã tham gia tích cực. Chúng ta đã được phân 25% thời gian quan sát và chúng ta sẽ xử lý một phần tư liệu thu được. Trong số các nhiệm vụ khoa học sắp giải quyết có việc nghiên cứu các nguồn bí ẩn của bức xạ gamma trong Thiên hà chúng ta. Tôi rất hy vọng là những quan sát các dòng gamma có năng lượng 511 KVĐ sẽ được tiếp tục. Tức là của chủ thể Thiên hà, nơi diễn ra quá trình đầy ấn tượng và hầu như cực to lớn của nguồn phát sinh ra phản vật chất.

Để kiểm tra giả thuyết “đèn pha nhân tạo” không chỉ xác định làm rõ nguồn mà còn phân tích đặc tính của tín hiệu. Điều quan trọng là xác định có hay không sự thay đổi cường độ chỉ rõ đặc tính nhân tạo của bức xạ. Tức là có truyền ở dạng đã mã hóa hay không, ví dụ như dãy “số nguyên tố” (1,3,5,7,11…) hay dãy số tự nhiên (1, 2, 3, 4, 5…)

Cần phải tìm cả những dấu hiệu khác. Thậm chí cả “sờ mó” cái vùng đó nhờ kính thiên văn rơnghen quỹ đạo có cái gọi là những tấm ghương “rơi nghiêng”. Tóm lại, cần sử dụng tất cả bộ dụng cũ đã có, kể cả những phương tiện mặt đất để nghiên cứu chi tiết đối tượng bí ẩn đó.

- Thậm chí nếu cho rằng có một nền văn minh rất phát triển nào đó tạo nên được một nguồn phát cực mạnh của phản vật chất thì vẫn còn khó hiểu là làm thế nào để xây dựng và phóng đi nguồn phát mà quanh nó có thể xuất hiện sự phóng xạ khủng khiếp?

Tất nhiên những sinh vật sống không cần phải xây dựng cái đèn pha như thế với quan niệm bình thường của chúng ta. Nhưng không có sự cản trở để xây nên những cá thể trí tuệ (không nỡ gọi chúng là người máy) không sợ làm việc trong chân không và phóng xạ. Sao lại không được cơ chứ? Ngày nay, máy tính điện tử làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn bộ não con người trong nhiều trường hợp. Các thiết bị máy móc hiện đại vượt xa rất nhiều lần khả năng của thị giác chúng ta. Còn về việc ăn uống nuôi dưỡng thì “người điện tử” có thể dùng nguồn năng lượng bức xạ từ các ngôi sao gần nhất. Nói cách khác, những “con người điện tử” thông minh có thể trở thành như một “nền văn minh thứ hai”.

Tôi không giấu giếm rằng, con đường phát triển đã định gây ra cho tôi những lo lắng nghiêm túc thực sự. Có xuất hiện không con quái vật điện tử hung dữ thoát khỏi sự quản lý của con người và sẽ bắt đầu sự tồn tại? Điều đó không chỉ là hình ảnh nghệ thuật do các nhà văn viết truyện viễn tưởng tạo nên mà vấn đề là tồn tại trên thực tế. Tôi càng tin hơn: nếu cái gì đó có thể làm được thì sớm hay muộn nó sẽ được làm ra. Và “nền văn minh thứ hai của những người điện tử” nhất định sẽ xuất hiện.

Để kết luận, tôi muốn một lần nữa kêu gọi các chuyên gia tham gia nghiên cứu: hãy cùng nhau nghiên cứu tổng thể các đối tượng bí ẩn đang phô bày ra trước chúng ta cái mà có vẻ như không thể có trong thế giới vật chất của chúng ta – sự phát sinh ra các pozitron. Đó là điều rất lý thú.

Chiến dịch tìm kiếm sự sống ngoài trái đất
G2V Star (Theo PhysOrg)

Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi truyền trưởng Kirk và Spock tiến hành cuộc tìm kiếm sự sống và những nền văn minh mới. Quay lại những năm 1960, trong khi nhóm thủy thủ Enterprise đang khám phá một thiên hà chứa đầy các dạng sống kỳ lạ, các nhà thiên văn học thực thụ lại đang bế tắc trong một hệ mặt trời với 8 vị hàng xóm hoang tàn mà không hề có tín hiệu của bất cứ hành tinh nào.

Hiện nay cuối cùng thì các nhà thiên văn học cũng bắt đầu nhắm vào những thế giới giống như trái đất đang quay quanh các ngôi sao. Một số các phát hiện mới đây thậm chí còn có khả năng tồn tại sự sống.

Trong khi công nghệ vẫn chưa mang lại những thiết bị hỗ trợ để đưa chúng ta đến chỗ các vì sao, nó cũng cung cấp cho con người những công cụ mà cư dân của những năm 1960 không thể tưởng tượng ra được. Đó là những kỹ thuật phục vụ cho công cuộc khám phá các vật thể nằm cách xa chúng ta hàng nghìn triệu dặm.

Trong vòng 13 năm trở lại đây, các nhà thiên văn học sử dụng các công cụ từ xa để phân loại trên 300 hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.

Những hành tinh đầu tiên như thế lớn gấp nhiều lần so với trái đất của chúng ta, nhưng mới đây có những hành tinh nhỏ hơn đã xuất hiện. Vào tháng 3, NASA đã phóng một vệ tinh tên là Kepler nhằm tìm kiếm các thay đổi khó phát hiện trong ánh sáng sao với hy vọng phát hiện ra các vật thể có kích cỡ bằng trái đất.

Trong tương lai, các nhà thiên văn học dự kiến sẽ quan sát được nhiều thay đổi nhỏ hơn trong ánh sáng sao để phân tích bầu khí quyển của các hành tinh như thế.

Các dự án đầy tham vọng tiến hành nối tiếp nhau làm nổ ra các cuộc bàn luận sôi nổi giữa các nhà khoa học khi họ gặp nhau tháng này tại Viện khoa học kính viễn vọng không gian Baltimore để tham gia hội nghị chuyên đề “Cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ”.

Không chỉ có mình NASA mới chi ra hàng trăm triệu đô la để lùng sục khắp thiên hà nhằm tìm kiếm những thế giới khác rồi phân tích chúng, mà các nhà thiên văn học, các nhà sinh học, và các nhà địa chất học đáng kính cũng đang bàn luận rất nghiêm túc về sự sống ngoài hành tinh.


Chiến dịch SETI tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. (Ảnh: sabiduria)


Các ý tưởng về việc tìm kiếm sự sống dù không hề dễ dàng thực hiện nhưng ít nhất cũng mang tính khả thi.

Nhà sinh vật học Chris McKay thuộc Trung tâm nghiên cứu NASA-Ames tại California đặt ra câu hỏi: “Tại sao lĩnh vực này lại hấp dẫn đến vậy? Có thể có Chúa sáng tạo thế giới thứ hai. Chúng ta có thể có hóa sinh học tương đối”, điều này có nghĩa là tự nhiên cũng có thể sử dụng các phương thức thay thế để tạo nên sinh vật sống.

Ngay cả lớp váng nổi trên mặt hồ cũng có thể thay đổi mọi hiểu biết của chúng ta về sự sống và vị trí của mình trong vũ trụ. Chúng ta tách rời chúng ra để nghiên cứu chúng nhân đôi như thế nào, chúng ăn gì, và chúng phát triển ra sao.

Các nhà khoa học hiện nay đang gặp khó khăn với việc định nghĩa sự sống bởi mọi sinh vật sống trên trái đất đều sử dụng cùng một khối kiến tạo. Liệu có tồn tại sự sống không nếu không có cacbon? Nếu sự sống mới không có DNA tương tự như chúng ta thì sao?

Có quá nhiều các vì sao trong vũ trụ. Vào năm 1966, năm mà seri truyền hình Star Trek được công chiếu, nhà thiên văn học Carl Sagan đã viết rằng có ít nhất 100.000.000.000.000.000.000 ngôi sao trong vũ trụ - trong đó chắc chắn sẽ có một số ngôi sao có hệ mặt trời như chúng ta. Nhưng không hề dễ dàng tìm thấy những hành tinh có thể sống được.

Các nhà thiên văn học gọi những hành tinh quay xung quanh các ngôi sao khác là các hành tinh ngoài hệ mặt trời, hay gọi gọn là các ngoại hành tinh. Chỉ có 2 trong số những hành tinh như thế đã được kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh. Những hành tinh còn lại chỉ xuất hiện gián tiếp hoặc thông qua sự lắc lư hay các biến đổi nhỏ phát hiện được ở các ngôi sao của chúng.

Những quan điểm về sự lắc lư dựa vào nguyên tắc rằng các hành tinh không thực sự quay quanh mặt trời của chúng, giống như những đứa trẻ đi học ở trường vậy. Thay vào đó, một hành tinh và ngôi sao của nó lại quay quanh tâm điểm của lực hấp dẫn. Mặc dù tâm điểm của lực hấp dẫn gần với ngôi sao nhiều hơn, lực tương tác vẫn khiến cho ngôi sao quay quanh một quỹ đạo nhỏ mà nếu nhìn từ trái đất chúng ta sẽ thấy nó dường như đang lắc lư.

Nhưng tác động lại không hề dễ dàng quan sát được, một số nhà thiên văn học đã bị cảnh báo sai. Cuối cùng, vào năm 1995, ngoại hành tinh đầu tiên được khẳng định chắc chắn. Từ sự lắc lư của sao, các nhà thiên văn học có thể khẳng định rằng hành tinh này có kích cỡ bằng sao Mộc và quay quanh một ngôi sao nằm gần nó hơn so với khoảng cách giữa sao Thủy và mặt trời. Mỗi năm trên hành tinh này chỉ kéo dày có 4 ngày.

Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi truyền trưởng Kirk và Spock tiến hành cuộc tìm kiếm sự sống và những nền văn minh mới. Quay lại những năm 1960, trong khi nhóm thủy thủ Enterprise đang khám phá một thiên hà chứa đầy các dạng sống kỳ lạ, các nhà thiên văn học thực thụ lại đang bế tắc trong một hệ mặt trời với 8 vị hàng xóm hoang tàn mà không hề có tín hiệu của bất cứ hành tinh nào...

Rất nhiều hành tinh nữa nhanh chóng được tìm thấy, nhưng tất cả chúng đều rất lớn, tương đương với kích cỡ của sao Mộc. Vấn đề đối với sao Mộc và các hành tinh có kích cỡ tương đương là chúng không có bề mặt rắn. Nhưng đến thế kỷ 21, nhiều kỹ thuật công nghệ mới đã giúp lựa chọn một số hành tinh đủ nhỏ để có bề mặt băng hay đá. Chúng được gọi là các siêu trái đất, kích cỡ của chúng gấp trái đất khoảng 2 đến 10 lần.

Một số hành tinh được tìm thấy dựa trên phương pháp sự lắc lư của sao trong khi các hành tinh khác xuất hiện khi chúng đi qua bề mặt ngôi sao của chúng. Pha đi qua bề mặt sao như thế tạo nên một hiện tượng thiên thực nhỏ làm mờ ánh sáng sao dù chỉ là vài phần của 1%. Đây là phương pháp mà kính viễn vọng Kepker áp dụng để tìm kiếm cách hành tinh tương tự như trái đất trong vòng vào năm tới, mặc dù một hành tinh giống trái đất có thể làm mờ ánh sáng sao chỉ chưa đầy 1/100 của 1%. Tuy vậy ý tưởng này lại bị NASA phản đối hàng năm cho đến khi các nhà khoa học cuối cùng cũng chứng minh được qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm rằng ý tưởng đó về nguyên tắc có thể thực hiện được.

Kepler sẽ quan sát liên tục chỉ một điểm trên bầu trời nằm gần chòm sao Cygnus nơi nó có thể tiếp tục kiểm soát khoảng 100.000 ngôi sao.

Ngay cả khi mọi thứ có khả năng thành hiện thực, vệ tinh Kepker chỉ có thể phát hiện 1 trong số 100 các hành tinh có kích cỡ bằng trái đất do các sự kiện thiên thực nhỏ bé này chỉ có thể quan sát được nếu quỹ đạo của một hành tinh hướng về phía chúng ta. Một hành tinh như trái đất có pha đi qua mặt trời một lần trong năm, các nhà thiên văn học sẽ phải đợi quan sát vài pha đi qua như thế trước khi họ có thể khẳng định về vật thể thực sự đang tồn tại ở đó.

Sau 3 năm, các nhà thiên văn học hy vọng có thể tiến hành cuộc điều tra vũ trụ - bao gồm các hành tinh có kích cỡ bằng trái đất trong thiên hà của chúng ta.

Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi truyền trưởng Kirk và Spock tiến hành cuộc tìm kiếm sự sống và những nền văn minh mới. Quay lại những năm 1960, trong khi nhóm thủy thủ Enterprise đang khám phá một thiên hà chứa đầy các dạng sống kỳ lạ, các nhà thiên văn học thực thụ lại đang bế tắc trong một hệ mặt trời với 8 vị hàng xóm hoang tàn mà không hề có tín hiệu của bất cứ hành tinh nào...

Rất nhiều hành tinh nữa nhanh chóng được tìm thấy, nhưng tất cả chúng đều rất lớn, tương đương với kích cỡ của sao Mộc. Vấn đề đối với sao Mộc và các hành tinh có kích cỡ tương đương là chúng không có bề mặt rắn. Nhưng đến thế kỷ 21, nhiều kỹ thuật công nghệ mới đã giúp lựa chọn một số hành tinh đủ nhỏ để có bề mặt băng hay đá. Chúng được gọi là các siêu trái đất, kích cỡ của chúng gấp trái đất khoảng 2 đến 10 lần.

Một số hành tinh được tìm thấy dựa trên phương pháp sự lắc lư của sao trong khi các hành tinh khác xuất hiện khi chúng đi qua bề mặt ngôi sao của chúng. Pha đi qua bề mặt sao như thế tạo nên một hiện tượng thiên thực nhỏ làm mờ ánh sáng sao dù chỉ là vài phần của 1%. Đây là phương pháp mà kính viễn vọng Kepker áp dụng để tìm kiếm cách hành tinh tương tự như trái đất trong vòng vào năm tới, mặc dù một hành tinh giống trái đất có thể làm mờ ánh sáng sao chỉ chưa đầy 1/100 của 1%. Tuy vậy ý tưởng này lại bị NASA phản đối hàng năm cho đến khi các nhà khoa học cuối cùng cũng chứng minh được qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm rằng ý tưởng đó về nguyên tắc có thể thực hiện được.

Kepler sẽ quan sát liên tục chỉ một điểm trên bầu trời nằm gần chòm sao Cygnus nơi nó có thể tiếp tục kiểm soát khoảng 100.000 ngôi sao.

Ngay cả khi mọi thứ có khả năng thành hiện thực, vệ tinh Kepker chỉ có thể phát hiện 1 trong số 100 các hành tinh có kích cỡ bằng trái đất do các sự kiện thiên thực nhỏ bé này chỉ có thể quan sát được nếu quỹ đạo của một hành tinh hướng về phía chúng ta. Một hành tinh như trái đất có pha đi qua mặt trời một lần trong năm, các nhà thiên văn học sẽ phải đợi quan sát vài pha đi qua như thế trước khi họ có thể khẳng định về vật thể thực sự đang tồn tại ở đó.

Sau 3 năm, các nhà thiên văn học hy vọng có thể tiến hành cuộc điều tra vũ trụ - bao gồm các hành tinh có kích cỡ bằng trái đất trong thiên hà của chúng ta.


Chiến dịch SETI tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. (Ảnh: sabiduria)



Lạc quan có thừa

Nhưng liệu có sự sống nào tồn tại trong các hành tinh đó hay không?

Các nhà thiên văn học tại hội nghị Baltimore đều rất lạc quan. Sự sống khó khăn hơn bất cứ suy nghĩ của người nào. Các dấu tích hóa học của sự sống trong quá khứ cho thấy nó xuất hiện từ ít nhất 3,5 tỷ năm trước trong giai đoạn tồn tại 4,6 tỷ năm của trái đất.

Sự sống có thể còn đi xa hơn. “Đây là một sự thật mấu chốt”, McKay cho biết. Ngay khi hành tinh nào đó có thể ở được, nó sẽ bị các vi sinh vật thống trị.

Một đặc điểm cần thiết mà mọi người đều đồng tình đó là nước lỏng. Có rất nhiều nước trên đó, nhưng để nước có thể cô đặc lại hay tan chảy thành nước lỏng, hành tinh đó buộc phải quay quanh ngôi sao của nó ở một khoảng cách phù hợp.

Một vài năm trước, James Kasting thuộc Đại học Pennsylvania đã giúp tính toán cái mà các nhà thiên văn học gọi là “vùng tồn tại được” xung quanh các ngôi sao. Đó là một khoảng cách giúp cho điều kiện của hành tinh lạnh hơn sao Kim, hoặc ít nhất là ấm như sao Hỏa. Một số ít trong số các ngoại hành tinh nằm trong vùng tồn tại được, trong đó có một hành tinh mới được công bố gần đây nằm cách chúng ta 12 năm ánh sáng. Kepler có thể sẽ tìm được nhiều hơn thế. Nhưng về cơ bản các nhà khoa học đang theo đuổi một mục tiêu còn lớn hơn nhiều: đó là sự sống thực sự ngoài trái đất.

Trong hội nghị, nhà thiên văn học Lisa Kaltenegger thuộc viện Harvard-Smithsonian đã đề nghị các nhà khoa học tưởng tượng cách thức mà chúng ta sẽ áp dụng để phát hiện sự sống trên trái đất nếu anh em sinh đôi của chúng ta đang quay quanh một ngôi sao chỉ nằm cách có vài năm ánh sáng. Bà nói: “Chúng ta sẽ có thể quan sát được điểm sáng nhỏ bé này nhưng còn có rất nhiều thông tin chúng ta thực sự thu được từ đó”.

Kasting thuộc Đại học Pennsylvania cho biết: chìa khóa nằm ở bầu khí quyển. Bầu khí quyển của hành tinh chúng ta chứa đầy ôxy và mêtan. Hai loại chất này không thể được giải thích một cách dễ dàng bằng bất kỳ quá trình hóa học không sống. Nếu chúng ta có thể phát hiện ra nó, chúng ta sẽ có được một đáp án.

Các thiết bị của Hubble đã tiến hành phân tích bầu khí quyển của một vài hành tinh khổng lồ khi chúng đi qua trước mặt ngôi sao của chúng. Sau khi được sửa chữa trong tháng này, các nhà khoa học dự kiến sẽ sử dụng Hubble để tìm hiểu nhiều hơn thế.

Chúng ta phải cần đến nhiều kính viễn vọng tinh vi hơn, hoặc là cả một đội kính viễn vọng, để phân tích bầu khí quyển của các hành tinh có kích cỡ bằng trái đất.

Các chất khí sẽ không cung cấp cho chúng ta thông tinh về dạng sự sống tồn tại trên hành tinh, hay việc nó có dạng của sinh vật sống có trí thông minh hay không. Ở đó sẽ tồn tại chủ yếu là cỏ dại, hay váng ao hồ, hoặc là mốc nhớt hoặc là thứ gì đó mà chúng ta thậm chí không tưởng tượng ra nổi bởi chúng ta chưa hề nhìn thấy nó.

Dù vậy, chúng ta sẽ còn phải đi một quãng đường dài để giải thích về sự sống trên các hành tinh, chúng làm gì ở đó, và làm cách nào chúng có thể thích nghi trong vũ trụ rộng lớn chứa tới 100.000.000.000.000.000.000 ngôi sao.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan niệm của Hêraclit về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính thống nhất của vũ trụ

    23/09/2007Đặng Hữu ToànHêraclítnhà triết học Hy Lạp cổ đại, người không chỉ nổi tiếng với học thuyết về "dòng chảy", mà còn trở nên bất hủ với quan niệm độc đáo về sự hài hòa và đấu tranh của các mặtđối tập, về tínhthống nhất của vũ trụ."Dòng chảy" được thừa nhận là nguyên lý xuất phát trong quan niệm của Hêraclít về vũ trụ, là học thuyết xuyên suất toàn bộ hệ thống triết học của ông...
  • Một vụ kiện khoa học lớn: Vũ trụ sơ sinh trong phòng thí nghiệm

    14/11/2006Đặng Mộng LânVũ trụ của chúng ta ngày nay đã bắt đầu từ một vụ nổ khổng lồ (big bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm. Vào khoảng vài phần triệu giây ngay sau lúc ra đời, vũ trụ có nhiệt độ vào khoảng hàng nghìn triệu độ. Điều kiện đó của vũ trụ sơ sinh đã được tạo ra trong chiếc máy Rhic ở Brookhaven và các kết quả đã được công bố năm 2005...
  • Vũ trụ ra đời như thế nào?

    29/03/2006Các nhà khoa học cho rằng, vũ trụ thoát thai từ Vụ nổ lớn (Big Bang) tại thời điểm 13,7 tỉ năm trước. Mới đây họ lại khoe rằng, có đến ba kịch bản khác nhau cho cái thời khắc sinh thành đó.
  • Soi rọi khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ

    24/02/2006Hàm ChâuTrong một lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới và cực kỳ phức tạp như vật lý thiên văn hạt cơ bản, có một người Việt Nam được các Tạp chí thông tin khoa học có ảnh hưởng rộng trên thế giới như New Scientist rồi Physics Today, to Physics World thích thú giới thiệu. Anh đang giữ chức giáo sư Đại học Washington (Mỹ). Tên anh là Đàm Thanh Sơn.
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • Nguồn gốc và tiến hoá vũ trụ

    18/07/2005Đỗ Kiên CườngVũ trụ có nguồn gốc từ đâu, vì sao vũ trụ xuất hiện? Vũ trụ tiến hoá như thế nào và có kết thúc hay không? Thú vị là chỉ trong vòng một thế kỷ, con người đã có thể thảo luận những câu hỏi ngàn đời đó một cách khoa học. Bài viết này cố gắng đưa ra một bức tranh sơ bộ về những câu hỏi nói trên.
  • Vũ trụ theo quan niệm phương Đông

    19/07/2005Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu...các nhà thiên văn học phương Đông thời xưa không có một mô hình chính xác về Vũ trụ và quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ mặt trời, vì ngành vật lý và toán học, đặc biệt là hình học chưa được phát triển. Tuy nhiên, quan niệm của họ về Vũ trụ có khả năng thay đổi tương đối đúng với thực tế.
  • xem toàn bộ