Có cần báo chí tư nhân ở Việt Nam?

07:07 CH @ Chủ Nhật - 14 Tháng Tám, 2016

Báo chí tư nhân tương tự như “lề trái” của con đường; còn báo chí nhà nước tương tự như “lề phải” của con đường…

Để hiểu rõ vấn đề này, cần tìm hiểu nguồn gốc của khái niệm báo chí. Báo chí là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội loài người. Mỗi sự vật, hiện tượng khách quan trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có các mặt “đối lập”. Mặt đối lập tức là mặt “đứng ở phía đối ngược lại” với mặt kia. Trong thế giới tự nhiên và xã hội có các mặt đối lập cơ bản là: đối lập “song - hành” và đối lập “nhân - quả”. Các mặt đối lập song - hành (mặt phải - mặt trái, bên này - bên kia,…) được hình hành trên cơ sở sự quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh nó; còn các mặt đối lập nhân - quả (đằng trước - đằng sau, phần đầu - phần cuối,…) được hình thành trên cơ sở sự quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh Mặt trời. Chẳng hạn, chữ số 1 tượng trưng như Trái đất tự quay được 1 vòng xung quanh nó và được 1/365 vòng xung quanh Mặt trời; tương tự, chữ số 2 được 2 vòng và 2/365; chữ số 9 được 9 vòng và 9/365;..v..v..

Nói đến sự vật, hiện tượng chữ số, cũng không thể không nói đến chữ số 1 - số ít, chữ số từ 2 đến 9 - các số nhiều, chữ số 0. Tức theo quy luật quay vòng của Trái đất, chữ số 1 (số ít) và chữ số 9 (số nhiều) là các chữ số đối lập giữa các chu kỳ; còn chữ số 0 là cái ngăn cách giữa các mặt đối lập đó. Điều đó có nghĩa, mọi sự vật, hiện tượng nói chung, khái niệm báo chí nói riêng là có các mặt đối lập; chúng được hình thành từ sự quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh nó và tự quay xung quanh Mặt trời; không có Trái đất tự quay xung quanh nó, sẽ không có Trái đất tự quay xung quanh Mặt trời. Nói cách khác, không có khái niệm “báo” sẽ không có khái niệm “chí” trong khái niệm báo chí.


Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân hoạt động 16 năm do cụ làm chủ nhiệm, tòa báo mở tại Huế

,

Các mặt đối lập cơ bản trong khái niệm báo chí là báochí. Nhìn từ góc độ các mặt đối lập song - hành, báo được nhìn nhận là hiện tượng thông tin của cộng đồng, quốc gia; còn chí là các tiêu chí thông tin của cộng đồng, quốc gia. Nhìn nhận từ góc độ các mặt đối lập nhân - quả, báo được nhìn nhận là các mục tiêu thông tin của báo chí được thông báo trong cộng đồng, quốc gia; còn chí là các tiêu chí thực hiện mục tiêu thông tin của báo chí được thông báo trong cộng đồng, quốc gia.

Do vậy, khi nói đến báo chí là phải đề cập đến các mặt đối lập của chủ thể báo chí. Trong thể chế quốc gia hiện đại có các mặt đối lập chung là “nhà nước pháp quyền” và “xã hội dân sự”. Theo đó, thể chế báo chí quốc gia cũng có các mặt đối lập chung về chủ thể là báo chí của nhà nước và báo chí của xã hội - tư nhân. Trong các thể chế quốc gia hiện đại, việc tồn tại báo chí tư nhân là một hiện tượng khách quan. V.I.Lênin - Người sau khi trải qua kinh nghiệm thực tiễn xây dựng xã hội mới ở nước Nga sau bốn năm cầm quyền nhận thấy có nhiều sai lầm, vào năm 1921, đã chỉ ra rằng: "... giai cấp vô sản chủ trương không phải là thủ tiêu báo chí tư nhân, mà là bắt báo chí tư nhân phải chịu một sự kiểm soát nào đấy của nhà nước, và là lái nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Sắc lệnh quy định việc nhà nước nắm độc quyền quảng cáo có nghĩa là trong nước vẫn còn có báo chí tư nhân như hiện tượng thông thường, có nghĩa là vẫn còn có chính sách kinh tế đòi hỏi phải có những quảng cáo tư nhân, vẫn còn có chế độ tư hữu, vẫn còn có cả một loạt những xí nghiệp tư nhân cần rao hàng và quảng cáo". (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, tập 44).

Theo quan điểm của Lênin, báo chí tư nhân trong quốc gia được nhìn nhận như một yêu cầu không thể thiếu khi có tự do sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán hàng hóa. Theo ông, báo chí tư nhân là chỉ do nhà nước quản lý bằng luật pháp, thay cho các sắc lệnh cấm đoán khi nhà nước vô sản mới thiết lập mấy năm đầu; còn sự lãnh đạo của các đảng viên Đảng cộng sản (b) Nga đối với báo chí cần được nhìn nhận là phải “phục vụ” các tờ báo nhà nước, tư nhân làm đúng trách nhiệm, chức năng của báo chí đối với đất nước, nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí tư nhân ở Việt Nam có cần hay không? Câu trả lời là rất cần. Tuy nhiên, trong thực tế thì báo chí tư nhân lại đang bị “rào lại” đường đi của mình; tức báo chí tư nhân đang bị “cấm đường” (lề trái) - đường ngược chiều, mà lẽ ra nó phải được đi theo đúng quy luật khách quan.

Điều đó chỉ ra rằng, ở Việt Nam, cần phải hình thành và tôn trọng sự tồn tại của báo chí tư nhân. Báo chí tư nhân tương tự như “lề trái” của con đường; còn báo chí nhà nước tương tự như “lề phải” của con đường đi đến xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, con đường này được coi như “đường cao tốc” với hai bên đường ngược chiều nhau (đường của kinh tế “nhà nước” - công, và đường của kinh tế “xã hội” - tư nhân); còn dải ngăn cách ở giữa tượng trưng như luật pháp (công lý) của Quốc gia.

Trước kia, do lề trái của lĩnh vực kinh tế (kinh tế tư nhân) trong con đường đi tới xã hội tốt đẹp bị rào lại, nên đã xẩy ra hiện tượng “phá rào”, tạo nên thành phần kinh tế tư nhân trước khi đổi mới (1986). Hiện nay, việc phá rào của báo chí trong lĩnh vực văn hóa (báo chí tư nhân), hay việc lập ra các tổ chức chính trị, xã hội độc lập trong lĩnh vực chính trị, xã hội là các hiện tượng tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi. Báo chí tư nhân trong các lĩnh vực văn hóa, như văn học, nghệ thuật, y tế, giáo dục… chính là các giác quan bên trái của con người, văn hóa “đa dạng” của quốc gia. Trong thể chế quốc gia mà thiếu báo chí tư nhân sẽ làm cho văn hóa trở nên “đơn dạng” (đơn điệu), ngày càng xuống cấp về các chuẩn mực; điều đó cũng chẳng khác nào con người bị khiếm thính, khiếm thị… (khuyết về khiếu giác), còn quốc gia thì bị khiếm khuyết về giáo dục, y tế, văn học, nghệ thuật…. Do vậy, những người lãnh đạo có chức trách của Quốc gia cần phải nhận thấy rõ sự đa dạng khách quan của văn hóa, trong đó có báo chí, nhận thức rõ chức năng của các loại hình báo chí, xây dựng các đạo luật và phương pháp quản lý báo chí đúng đắn, phù hợp, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Báo chí hiện đại ngày càng lá cải

    09/01/2018Alex S. Jones - Hoàng Thư (biên dịch)Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman đã tìm ra một số cách vừa sâu sắc vừa thú vị để chỉ ra sự khác biệt giữa các thể loại báo chí Mỹ. Theo ông, truyền thông có thể được chia thành 4 loại: báo chí truyền thống, báo chí lá cải, báo chí cổ súy, và giải trí. Cách đầu tiên mà Entman đưa ra để phân biệt 4 loại báo này với nhau là dựa vào mức độ chúng tuân thủ 5 tiêu chuẩn căn bản của báo chí.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ

    27/04/2016Nguyễn Thị Lệ HàCho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...
  • Báo chí và… quyền được sai

    21/06/2011Đoan TrangHội thảo khoa học quốc tế về “chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông” (ngày 10-3, tại Hà Nội) đã mở ra vấn đề cần phải cân phân giữa quyền của báo chí và quyền của công dân. Tiếp nội dung hội thảo, một khía cạnh khác được khơi lên: Báo chí được đưa thông tin tới ngưỡng nào?
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia

    24/01/2011Ulrike PutzTruyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị...
  • Tính “đa nguyên” của báo chí

    20/04/2010Đoan TrangTại sao lại phải băn khoăn “người dân biết nghe ai” trong khi báo chí thực chất không có chức năng định hướng dư luận? Độc giả có thể đọc, suy ngẫm và tự rút ra nhận định của riêng mình chứ, sao phải chờ được định hướng?
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • xem toàn bộ