Có 500 năm như thế": Một cuốn sách rất kích thích tư duy!

06:58 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Mười, 2015

Cô nhân viên cũ của em hiện đang ở Đà Nẵng có 1 tin nhắn thế này: Anh đã đọc “Có 500 năm như thế” chưa? Một cuốn sách "hay kinh hoàng", và "không hề nhức đầu". Lý do là, khi bạn này đọc đến đâu thì kiểm chứng với ông nội đến đó; tất cả đều được xác nhận là đúng !

Cố ấy không hay là em đọc rồi và đang nghĩ đến viết review sách này.Nếu nói hiểu thì có lẽ làm cái nghề nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ thì mới hiểu. Nhưng mà em thích cách đặt vấn đề và phương pháp của bác. Đọc vào rất kích thích tư duy!



Tình cờ dắt mấy cu con đi nhà sách, cho tụi nó đọc sách tại chỗ, em cũng lẩn thẩn cầm vài cuốn lật chơi. Đọc hết phần dẫn nhập của cuốn Có 500 Năm thì em quyết định sẽ mua đem về. Em đọc hết cuốn sách của anh sau 3 ngày; bây giờ quyết định gấp lại cho đầu óc bớt rối để điểm lại các luận điểm cũng như bằng chứng anh đưa ra trước khi sẽ đọc kỹ lại một lần nữa.Và đây là những cảm nhận ban đầu:

1. Tự thách thức luận điểm chung để đẩy vấn đề xa hơn, rồi lại tự thách thức những khám phá ấy để chẻ vấn đề thành những phân mảnh nhỏ. Lộ trình lý giải vấn đề để anh dẫn dắt người đọc đến mô hình da báo của các làng Việt, Chăm rất thú vị. Chưa đủ trình độ để có thể "soi mói" các lập luận và chứng cứ anh đưa ra, bản thân việc bám theo anh trên lộ trình ấy đã là 1 cảm xúc rất kích thích.

2. Việc phân tích các bộ gia phả quý để tính toán số năm trung bình của 1 thế hệ mang dáng dấp của phương pháp phân tích định lượng phương Tây. Chỗ này thì em hoàn toàn bất lực, chỉ đọc lướt, nhưng sẽ đọc kỹ lại khi bình tĩnh. Điều thú vị về chỗ mà 1 vài ý kiến review sách của anh, mà em đọc được trên mạng, cho là 'táo bạo', thì em cho là 'hứa hẹn' ở chỗ nó mở ra cơ hội 1 ngày nào đó sẽ 1 chuyên gia thống kê giúp anh đào xới lại phần này bằng phương pháp định lượng, để không ai có thể chối cãi được. Ứng dụng thông kê vào nghiên cứu văn hóa - ý tưởng này, tự thân nó đã là 1 công trình nghiên cứu khoa học lớn.

Anh cho em hỏi thêm câu hỏi có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến:Liệu phương pháp này, nếu mở rộng không gian nghiên cứu, có dẫn đưa chúng ta đến những lý giải cho giọng Sài Gòn và miền Tây hay không, nếu chỉ gói gọn phạm vi nghiên cứu trong phương ngữ, chứ chưa kể đến phạm trù rộng hơn là "bản sắc". Và ngay cả ở Bắc và Bắc Trung bộ cũng vậy, cứ một vài trăm kilomet ta lại có một vùng phương ngữ khác hẳn nhau. Hà Nội – Thanh Hóa – Vinh ! Trong sách của anh đâu đó hình như có gợi mở ra hướng này thì phải ?

Sau mỗi lần lấn đất, hoặc bằng tương quan vũ lực hoặc bằng tương quan hữu nghị, thì dân Việt di cư vào Nam. Ho không đánh đuổi hoặc chiếm đất mà đến nơi người Chàm không ở để định cư, và phần nhiều vẫn ở lại cùng chung sống với dân Việt mới đến. Họ đã ở cạnh nhau suốt 500 như thế ! Các luồng di dân không liên tục mà bị đứt đoạn trong suốt chiều dài 500 năm đó. Mỗi lần đứt đoạn, vì lý do chiến tranh, thời kỳ ngăn sông cấm chợ kéo dài có giai đoạn 60 năm, có giai đoạn 100 năm, có giai đoạn 200 năm. Ngần ấy thời gian đủ để các di dân mới hòa nhập sâu hơn với cộng đồng bản địa, sinh ra các thế hệ lai có đặc điểm riêng về phương ngữ và văn hóa không giống với các lớp di dân mới sau này.

Một khía cạnh khác là mỗi lớp di dân mới chồng lên lớp cũ lại đến từ nhiều nguồn khác nhau: khi là dân cư đồng bằng sông Hồng vào Nam, khi thì dân Thanh - Nghệ. Mỗi lớp / luồng di dân đó lại nhắm đến 1 khu vực địa lý khác biệt, càng về sau càng tiến về phía Nam theo tiến trình lấn đất của người Việt sâu vào địa bàn của Chăm pa.

Ba yếu tố đó:
(1). Sự đứt đoạn giữa các luồng di dân,
(2). Đặc điểm khác biệt của từng lớp di dân và
(3). Sự phân bổ địa bàn định cư của di dân Việt trong suốt tiến trình lịch sử hình thành các vùng phương ngữ khác biệt: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, v.v...

Điều quan tâm lớn nhất của Hồ Trung Tú là lý giải:
(1). Sự khác biệt của Quảng Nam (nằm trên con đường huyết mạch của các luồng di dân) so với Huế & so với các địa phương sâu về phía Nam như từ Bình Định trở vào,
(2). Sự khác biệt phương ngữ ngay tại Quảng Nam, hoặc ngay tại Huế và
(3). Sự tương đồng phương ngữ của 1 số làng tại Quảng Nam so với Huế và ngược lại.

Các tài liệu và nghiên cứu trước đó chỉ tóm gọn 1 cuộc giao thoa vài trăm năm giữa Việt và Chăm, gọn đến mức dường như không quan tâm đến các yếu tố hình thành do sự phân kỳ lịch sử mở rộng biên giới Đại Việt về phía Nam, cũng như các sự kiện quan sát được ngay trong ngày hôm nay, vốn là hệ quả để lại của sự phân kỳ đó trong quá khứ. Chỉ riêng với sự phân kỳ này, phân kỳ tác động chứ không phải chỉ là sự phân chia thời gian theo đặc điểm thường thấy, tác giả Hồ Trung Tú đã cung cấp một công cụ quan trọng giúp chúng ta hình dung rõ hơn những gì đã xảy ra ở nơi mà không có bất cứ dòng lịch sử nào được ghi chép.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta

    06/05/2013Phan KhôiCứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các sách Tứ thơ, Ngũ kinh không được đem dạy ở các nhà trường. Các hội Tư văn, Văn chỉ cũng không còn thạnh hành mấy ở dân gian. Nay, muốn tìm cho ra cái gì là cái biểu hiệu của Khổng giáo ngày nay, thì chỉ còn ra Trung, Bắc kỳ, đến tại các văn miếu hàng tỉnh hàng huyện mà cung chiêm hai kỳ xuân tế thu tế trong mỗi năm mà thôi, ngoài ra không còn có cách gì nữa.
  • Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân kỳ lịch sử

    24/10/2015Nguyễn Quang DiệuQuảng Nam, nơi giằng co qua lại mấy trăm năm trong quá trình Nam tiến của dân tộc; vùng đất chịu nhiều biến động, kinh qua các cuộc chiến tranh tranh giành giữa Đại Việt và Chămpa. Vùng đất này, quá trình này được Hồ Trung Tú bàn đến trong tác phẩm “Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân kỳ lịch sử”. 500 năm ở đây được hiểu là tính từ năm 1306 - thời điểm Huyền Trân công chúa bước qua bên kia đèo Hải Vân...
  • Tư tưởng của Phan Bội Châu về nội lực

    08/10/2015Nguyễn Văn HòaTư tưởng về nội lực luôn xuyên suốt trong đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu. Để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt Nam, chúng ta phải có một nguồn lực mạnh. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến với một nền kinh tế tự cung, tự cấp lại phải đối mặt với một nước đế quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, theo Phan Bội Châu...
  • "Nhà văn phải có cảm hứng lịch sử"

    20/08/2015Minh ĐiềnNhà văn phải luôn có cảm hứng lịch sử. Những gì tài năng, vốn sống, lao động nghệ thuật... hãy nói đến sau. Và ông diễn giải: cảm hứng lịch sử là ý thức được mình đang đứng ở đâu, có vai trò gì trong dòng chảy của cuộc sống. Nói “lịch sử” là nói tới quan điểm và thái độ của nhà văn, tới trách nhiệm đối với xã hội. Và viết, đối với nhà văn trước hết là hoàn thiện bản thân...
  • Phan Châu Trinh cũng giống Lý Quang Diệu?

    30/03/2015Trần Công Hưng“Người Việt Nam có Hồ Chí Minh thì người Singapore có Lý Quang Diệu”. Cả Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu đều là người khai sinh ra dân tộc, đều là những là lãnh tụ vĩ đại. Một người đưa dân tộc nhỏ bé thắng người khổng lồ Mỹ, một người đưa đảo quốc tý hon không tài nguyên thành cường quốc kinh tế. Nhưng gần đây...
  • Phác thảo yếu tố Biển trong văn hóa Việt Nam

    28/01/2015Trần Thị Mai AnBài viết này muốn phác thảo một số dấu tích của văn hoá biển trong đời sống con người Việt Nam...
  • Việt Nam phấn đấu để ... thua Lào?

    23/09/2014Tâm An (thực hiện)Việt Nam chậm phát triển lâu rồi, muốn có sự phát triển thật sự phải đầu tư vào khu vực này nhiều hơn, tức là không thể ở mức trung bình...
  • Người nặng lòng với quê hương

    19/06/2014Đỗ ThanhGiáo sư Hoàng Xuân Hãn- nhà giáo, nhà khoa học, nhà văn hóa lớn- đã được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1/ Lý Thường Kiệt; 2/ La Sơn Phu Tử; 3/ Lịch và Lịch Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp khoa học, giáo dục của ông đã được nhiều người biết đến. Nhưng tấm lòng của ông đối với Hoàng Sa, một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam nơi trùng khơi, thì không phải ai cũng biết.
  • Điều ít biết về Phan Khôi và Nhất Linh

    11/04/2014Trương Điện ThắngHai nhà văn quê Quảng Nam là Phan Khôi và Nhất Linh có vai trò quan trọng với văn học và báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, nhưng có những câu chuyện chưa nhiều người biết...
  • Khúc bi tráng thức tỉnh

    19/02/2014Vĩnh QuyềnTrong bối cảnh đen tối của đất nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sĩ phu Việt đã dấy lên một cao trào thức tỉnh “vô tiền khoáng hậu” khi thực hiện một chương trình đào tạo cách tân với mạng lưới trường học “phi chính phủ” thầy ăn cơm nhà lên lớp, trò đi học để làm người nước Nam mới - tân Nam tử - chứ không để làm quan, và với nguồn tài trợ đến từ nhân dân, trong đó chủ lực là doanh nhân trí thức yêu nước...
  • Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh

    23/01/2014Vĩnh Sính *Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872-1926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt Nam)...
  • Đặng Lê Nguyên Vũ nói về “Mối nguy ngàn năm, vận hội ngàn năm"

    15/08/2013TS. Phan Quốc ViệtTừ sự quan sát, nghiên cứu, suy nghiệm những bài học lịch sử nhân loại, chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng: Việt Nam phải chơi với người đứng đầu mới trở thành người đứng đầu, thi đua với quốc gia vĩ đại mới trở nên vĩ đại...
  • xem toàn bộ