Chuyện lạ có thật: Tâm Việt đào tạo cho KPMG

08:00 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Tám, 2006

Sức khỏe, thành công, hạnh phúc và bình an là những giá trị đích thực mà con người trên toàn thế giới đều khát khao vươn tới. Chúng ta cứ mải mê đi tìm kiếm hạnh phúc, thành công. Thành công hay hạnh phúc không phải từ trên trời rơi xuống mà do bản thân ta tự rèn luyện. Rèn như thế nào để ta có được sự mạnh mẽ từ bên trong, để mỗi giây phút của cuộc đời là những giây phút ta được sống hạnh phúc nhất?

Gần 70 chuyên gia, lãnh đạo và cán bộ của Tập đoàn đa quốc gia KPMG đã tìm ra câu trả lời đó trong buổi đào tạo về Xây dựng tinh thần đồng đội tổ chức tại khu nghỉ Furama Resort - Đà Nẵng ngày 18/8/2006 vừa qua, do các chuyên gia đào tạo đến từ Tâm Việt Group giảng dạy. KPMG là một trong 4 tập đoàn tư vấn kiểm toán hàng đầu thế giới, có mặt tại 144 nước trên thế giới. Làm việc chuyên nghiệp, thu nhập cao, tuy vậy nhiều lúc quá căng thẳng, cạnh tranh quá lớn, nhiều khi cạnh tranh cả nội bộ dẫn đến “stress”. Với mong muốn khơi dậy những giá trị sống đích thực và cùng nhau tạo ra môi trường làm việc thân thiện, gắn bó, lãnh đạo của KPMG đã mời Tâm Việt Group đào tạo về tinh thần đồng đội.

Với phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới, chỉ thông qua các bài tập, trò chơi, ví dụ minh họa, câu chuyện,… không áp đặt mà khơi dậy, ba giảng viên: TS.Phan Quốc Việt,cử nhân Bùi Trần Hiếu và Trần Đức Nguyên đã giúp người học rút ra những triết lý rất thú vị về cuộc sống, thành công và hạnh phúc. Ông Warrick Antony Cleine, Tổng giám đốc KPMG Việt nam, người New Zealand đã làm việc hơn 10 năm cho KPMG, các giám đốc chi nhánh KPMG Campuchia…, các chuyên gia đến từ Nhật bản, Thái Lan, Mailaysia… cùng các cán bộ tư vấn của Việt nam đều tham gia tích cực, nhiệt tình và hết mình. Sau buổi học ông Giám đốc KPMG Việt nam phát biểu: “Rất tuyệt vời, sau hai ngày làm việc căng thẳng về chuyên môn chúng tôi đã có một buổi họcrất bổ ích, mọi người đều mệt nhoài vì chơi hết mình, gắn bó với nhau hơn, có nhiều bài học bổ ích”, còn ông Nakatani Takeshi – Trưởng ban khách hàng Nhật bản chia sẻ cảm nhận “Xuất sắc! Đây là lần đầu tiên tôi có được cảm nhận tốt như vậy. Tôi chưa từng tham gia buổi đào tạo nào cuốn hút và bổ ích như thế này. Cảm ơn Tâm Việt.” Còn các chuyên gia Việt nam đã được đào tạo ở nhiều các nước trên thế giới cũng có những nhận xét như “Buổiđào tạo rất bổ ích cho bản thân. Tôi thấy rõ mục đích, động lực, giá trị xung quanh mà bấy lâu mình không chú ý”. Hay “Cần áp dụng rộng rãi chương trình đào tạo của Tâm Việt để nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ, cách làm cho cán bộ nhất là cán bộ giữ vị trí quan trọng trong Đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể”…

Đây thực sự là hiện tượng rất đáng tự hào cho nền giáo dục Việt nam: Lần đầu tiên 1 tổ chức đào tạo trong nước được mời vàgiảng dạy thành công cho tập đoàn đẳng cấp quốc tế. Bấy lâu nay chúng ta thường quan niệm phải đi học của Tây và sẵn sàng đầu tư nhiều tiền của vào đó. Tại sao chúng ta không phát huy nội lực, phát huy cái tốt đẹp của Việt nam. Nói về vấn đề này TS Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc Tâm Việt Group đã chia sẻ: “Giáo dục không thể nhập khẩu. Chúng ta nên học ý tưởng của Tây (phương Tây), kết hợp với văn hóa của Ta (Việt nam) cộng với kinh nghiệm của Tôi (kinh nghiệm sống thực của người giảng viên) thì mới thành công và phát triển được. Phải chăng nhờ bí quyết 3T - kết hợp Tây x Ta x Tôi mà Tâm Việt Group đã có được thành công và đẳng cấp đào tạo tầm cỡ quốc tế như vậy? Đó là một điểm sáng, một lối tư duy tổng thể để các nhà giáo dục của ta cùng nghiên cứu và phát triển.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Đừng tiếc tiền đầu tư kiến thức

    22/07/2006V.A & nhóm tư vấn HR"Con đường nào cũng là quá trình của một đẳng thức gồm sự chuẩn bị và nắm bắt cơ hội kịp lúc!" - ông Vũ Xuân Tường, Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Theodore Alexander (chuyên sản xuất hàng nội thất bằng gỗ), đúc kết từ kinh nghiệm quản lý 8.000 lao động tại doanh nghiệp của mình...
  • Thư ngỏ gửi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

    03/07/2006Hà Văn Thịnh - Đại học Khoa học HuếTôi trình bày những suy nghĩ của mình với ông, chỉ với mục đích thiết tha rằng, giáo dục sẽ đổi mới và khởi sắc theo đúng nghĩa cơ quan có chức năng di truyền và chế định những giá trị tiên quyết của văn hoá...

  • Đào tạo sau ĐH: Thiếu thực tiễn...

    08/05/2006Mai Minh - Hồng HạnhChương trình đào tạo còn xa rời thực tế, nặng về hàn lâm; Phương pháp dạy học còn lạc hậu, vẫn thầy đọc trò chép... Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị tổng kết công tác sau ĐH, vừa được tổ chức sáng 4/1/2006 tại Hà Nội...
  • Đào tạo trong doanh nghiệp

    03/04/2006Hoàng Minh Châu (Phó Giám đốc FPT)Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới coi đào tạo như một chiến lược đầu tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thì có nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi đào tạo như một khoản chi phí cắt giảm càng nhiều càng tốt...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Đừng lãng phí trong đào tạo

    02/07/2005PGS. TS Nguyễn Thiện TốngHệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay vẫn tiếp tục tổ chức theo những trường chuyên ngành với những phân ngành rất hẹp.
  • Kiến thức chuyên môn

    07/07/2005Có hai loại kiến thức. Một là kiến thức chung, cơ bản và hai là những kiến thức chuyên ngành. Kiến thức chung cho dù có rất nhiều hay rất phong phú nhưng hầu như không được sử dụng để làm giàu. Nhìn chung, các khoa của những trường đại học lớn trên thực tế chiếm hữu tất cả các loại kiến thức chung đã quen thuộc với mọi người. Hầu hết các giáo sư đều không có tiền. Họ chỉ chuyên về việc truyền đạt kiến thức nhưng lại không chuyên trong việc tổ chức hoặc sử dụng kiến thức.
  • Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả

    11/01/2004Theo lộ trình, năm 2005, khoảng 50% số trường THPT và THCS được kết nối internet. Việc kết nối internet trong nhà trường là cần thiết để giúp học sinh tiếp thu các kiến thức nhanh chóng và hiệu quả...
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • Những vấn đề bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay

    10/02/2003Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ