Chuyện không thể không nói!

10:16 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Bảy, 2006

Vẻ thâm trầm của một nhà giáo, tư duy sắc sảo của nhà ngoại giao, và nét đằm thắm của người phụ nữ Huế đã hòa quyện, tạo nên sự lịch lãm và quyết đoán nơi bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Người phụ nữ này hình như lúc nào cũng đau đáu muốn trở về với điểm xuất phát của mình: nghề giáo. Do đó, câu chuyện giữa chúng tôi với bà dù có “trên trời, dưới biển” gì, thì rồi cũng quay lại với giáo dục (GD), mà theo bà “đó là sở thích”.

1. Bà Tôn Nữ Thị Ninh vốn là giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM. Hơn nữa, chính vì ở trong nghề ngoại giao, đi đây đó cũng nhiều nên bà càng thấy cần khẳng định “GD chính là then chốt, là chìa khóa của sự phát triển cho một đất nước”. Câu này, thật ra có thể nói với tất cả các quốc gia, nhưng lại rất quan trọng với Việt Nam (VN). Tại sao ư?

Tự hỏi rồi cũng như tự trả lời, bà nói: Bài học từ các nước Đông Á đã thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... chắc chắn là do đầu tư vào GD một cách thích đáng. Còn với VN, sau chiến tranh, dân số chúng ta trẻ, một nửa dân số dưới 30 tuổi, nên nhu cầu đào tạo rất to lớn. Để đuổi kịp các nước, chúng ta chỉ còn cách “đi tắt, đón đầu”- lấy gì đi tắt? Cuối cùng thì nhân tố con người và GD may ra sẽ giúp đất nước chúng ta đạt được điều đó. Mà, muốn vậy, trước hết ngành GD phải đánh giá thực trạng GD một cách khách quan, chính xác.

Giọng bà chợt chùng xuống:

- Tôi biết có những người nói: Sao cứ chê bai GD VN, trong khi thanh niên VN thả ra nước ngoài học đều xuất sắc cả !

Tôi nói với bà rằng tôi cũng hay gặp những câu nói đại loại như vậy.

- Bà lý giải như thế nào?

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội

- Thực ra sinh viên VN học giỏi ở nước ngoài bởi cái chí cần cù và tư chất thông minh nhiều hơn là do phương pháp đào tạo trong nước mà có. Chúng ta chỉ hơn châu Phi và đa số các nước đang phát triển ở chỗ có một mạng lưới trường học xuống tận các xã vùng sâu vùng xa, dĩ nhiên là cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy những nơi này còn rất nghèo nàn. Cho nên, vấn đề với nền GD chúng ta hiện nay không phải là số lượng mà là chất lượng.

- Vậy, theo bà cái gì đang đè nặng lên GD VN?

- Phương pháp và cả cách đặt vấn đề, yêu cầu của GD-ĐT. Đó là cách dạy và học lệch, học tủ, nặng về kiến thức từ chương, áp đặt. Hình như giáo viên không chờ đợi ở học sinh (HS) của mình có một tư duy phân tích, phê phán, sáng tạo. Tất cả, thầy và trò đều dạy và học hết sức thụ động. Kèm theo đó là hàng loạt cái tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động vào GD một cách quá nhanh chóng, mà không có định hướng, không lồng những biện pháp răn đe.

Chuyện gì phải đến, đã đến: Cả xã hội chạy theo bằng cấp, đạo đức nhà trường xuống cấp và chuyện học thêm “tàn khốc” của con trẻ chưa có điểm dừng. HS chỉ còn biết mỗi sách giáo khoa (SGK), không còn giờ để đọc các sách khác, nên kiến thức tổng quát rất hạn chế ! Chính vì vậy mà SGK trở thành một công nghiệp kinh doanh khổng lồ của ngành GD. Đẩy hàng chục triệu học sinh thành “máy đẻ tiền” cho GD. Năm nào cũng thay SGK mới. Thời tôi học bên Pháp, không chỉ tôi mà hầu hết HS Pháp đều có thói quen mua sách cũ để học cho đỡ tốn. Mình không có văn hóa sách cũ. Nghèo mà xài sang.

2. Phải sửa lại cách làm giáo dục – nhưng sửa như thế nào? Đó không chỉ là nỗi khắc khoải của riêng bà Tôn Nữ Thị Ninh, của tôi hay của ngành GD – trên hết, nó là vấn nạn mà cả xã hội đang ưu tư. Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, chỉ mới vừa được Quốc hội phê chuẩn, chưa kịp nhậm chức, đã nhận biết bao lời nhắn nhủ, hiến kế của nhân dân.

Bà Ninh nói tiếp:

- Quan điểm của tôi là phải sửa bắt đầu từ hai đầu: Từ tiểu học trở lên và từ đại học trở xuống. Phải GD trẻ em theo tư duy mới, khuyến khích sự tự học, tự tin, chủ động trong học tập. GD ngày hôm nay, theo tôi, kiến thức như biển cả. Mà, để có kiến thức đã có nhiều loại phương tiện chuyển đến, quan trọng nhất là Internet. Con người không nên học từ chương, vì có học gạo cả 24/24 giờ cũng không thể tích lũy kiến thức bằng cái máy tính hiện đại. Mình đã có công cụ hiện đại rồi, cần dồn sức vào khả năng tư duy.

Đề cập đến tính chất từ chương mà ngành GD đã “trang bị” cho biết bao thế hệ học trò và nó đã thấm đẫm vào tư duy của toàn xã hội đến dường nào, bà kể về một cách tuyển công chức: “Thời tôi ở Bộ Ngoại giao, Bộ cố gắng đổi mới phương thức tuyển người bằng cách thi tuyển. Tiếc rằng, đề bài thi trắc nghiệm lại có quá nhiều câu đòi hỏi ở thí sinh sự học thuộc lòng hơn là vận dụng trí thông minh.

Chẳng hạn, có câu hỏi: kênh đào Panama dài bao nhiêu ki-lô-mét? Biết vậy, tôi đã phản ứng. Chính tôi là cán bộ ngoại giao lâu năm, mà có hỏi như vậy tôi cũng không biết. Tôi cho rằng nhớ con số đó để làm gì? Nếu cần, tôi bấm máy vi tính là có hết. Nó có phải là thước đo con người chính xác không? Tôi nhớ, có năm tôi hướng dẫn khóa luận cho một cô sinh viên Đại học Ngoại giao tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc, nhưng thi vào Bộ Ngoại giao 2 lần đều trượt. Cuối cùng, tôi nói: với khả năng của cô ấy, “Tây” sẽ không nhầm đâu! Và quả thật, chỉ sau cuộc phỏng vấn ngắn, một ngân hàng nước ngoài đã rước ngay cô ấy. Thi như vậy là loại bỏ một thanh niên rất có triển vọng. Nên, tôi muốn nói: thước đo và phương pháp đo của chúng ta không chính xác, lệch lạc, không cho phép phát huy tài năng”.

- Về lý thuyết các nhà lãnh đạo ngành GD cũng tỏ ra rất am hiểu ưu và khuyết điểm của nền GD, song khi thực hiện các cuộc cải tổ lại rất loay hoay và gần như chưa thành công. Điểm nút nào là chốt để tháo gỡ mớ bòng bong?

- Tất cả là do thiếu “đầu bài”, ngành GD phải đưa ra được yêu cầu cụ thể: ngành muốn gì ở trình độ HS các lớp cuối cấp. Tiêu chí đòi hỏi đối với HS hết cấp 1, cấp 2, cấp 3 là gì về kiến thức, về khả năng thích nghi với cuộc sống... Khi đã có tiêu chí rõ ràng, hiệu trưởng nào quyết tâm thì giao cho họ thử nghiệm. Mà đã nói thử nghiệm thì phải cho người hiệu trưởng quyền quyết định từ việc bồi dưỡng giáo viên, chọn SGK đến các phương thức tự điều chỉnh công tác quản lý trong nhà trường.

3. Trong bước chuyển mình, chưa bao giờ GD lại ngổn ngang đến thế: dạy thêm, học thêm tràn lan; phân ban THPT vẫn bất ổn; chương trình SGK liên tục cải cách; đổi mới phương pháp dạy và học chưa có lối ra. Đại học (ĐH) đẳng cấp quốc tế, làm thế nào? Dạy chữ, nhưng dạy người còn lỗ hổng. Sự bất cập của cả một hệ thống đào tạo: thợ không ra thợ, thầy chẳng phải thầy...

Cũng không ra khỏi dòng tư duy thời sự nóng hổi đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh bức xúc: Ngay cả đến việc định hướng phát triển ĐH cũng rất loay hoay: trước đây theo hướng ĐH đa ngành, sau đó lại chuyển theo hướng ĐH đơn ngành, giờ lại lạc hậu rồi, vì các chuyên gia thế giới đã nói: thế kỷ 21, khoa học là khoa học liên ngành, do đó môn học cũng liên ngành, ta lại loay hoay tìm cách sửa. Rồi ĐH dạy như phổ thông cấp 4, tiếp tục từ chương mà thiếu hẳn nhịp cầu bắt vào thị trường lao động.

Vâng, nếu nói về những bất cập của ĐH, đó là câu chuyện dài nhiều tập. Biết bà trong Tổ xây dựng Đề án ĐH đẳng cấp quốc tế của Chính phủ, tôi ngỏ ý muốn biết quan điểm của bà về vấn đề này.
- Tôi ủng hộ phương án xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế là một trường mới hoàn toàn. Bởi, nếu xây dựng từ việc cải sửa một ĐH sẵn có với tư duy cũ, sẽ kìm hãm bước đi. Phá bỏ một thói quen cũ không hề đơn giản.

Vâng, hình như những vấn đề của GD nước nhà, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, luôn cuốn hút mọi người, mọi nhà. Ừ nhỉ, gia đình nào mà không có con cháu đang đến trường. Và riêng với bà Tôn Nữ Thị Ninh, bôn ba khắp các phương trời, giờ là lúc bà đang chuẩn bị trở về với nghề giáo. Bà kể với tôi về một dự án thành lập ĐH chất lượng cao tại Bà Rịa-Vũng Tàu, tôi chúc bà chuyến trở về thành công…
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Cần một hội nghị “Diên Hồng” trong giáo dục

    16/06/2006Hạ AnhNgày 12/7/2004 là một ngày rất có ý nghĩa với ngành diáo dục, khi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục nhằm nghe các nhà giáo hiến kế đế canh tân nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bức xúc- Một ngày không đủ thờigian cho những cánh tay giơ lên liên liếp đề nghị đăng đàn...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Việt Nam không thể đứng ngoài!

    20/05/2006Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới
    Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM....
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • xem toàn bộ